2. Những chặng đường thơ Bằng Việt
2.2.1. Vẻ đẹp của con người và nhân loại trong thế kỷ XX
Sống trong thế kỷ bão táp Cách mạng – thế kỷ XX, những nhà thơ trẻ như Bằng Việt thấu hiểu những gian khổ của chiến tranh đau thương, mất mát, đồng thời cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp và sức mạnh của nhân dân, của Cách mạng các nước trên thế giới. Từ điểm nhìn khái quát của lịch sử, tác giả ghi lại bằng thơ những địa danh, những anh hùng đã trở thành bất tử.
Những con người làm nên lịch sử bước vào thơ Bằng Việt đại diện cho
nhân dân anh hùng, bình dị, cho những đất nước, xứ sở Cách mạng anh hùng.
Kỷ niệm về Chê Ghêvara rất sáng trong, như một niềm vui tháng Sáu, mang
ánh sáng thần kỳ của bản anh hùng ca Xiera Maextơra vang vọng đến những nơi còn thử thách, còn khổ đau, xiềng xích: Chê Ghêvara! Chê Ghêvara – Đi mở “những Việt Nam” trên thế giới - Ở khắp trăm miền anh tới – Anh muốn nơi nào cũng hóa Việt Nam (Kỷ niệm về Chê Ghêvara). Đứng trước thế kỷ XX, hình tượng Lê – nin trở thành hình tượng rực sáng của chủ nghĩa anh
hùng của Cách mạng Liên Xô và thế giới:
Không biết Người ngồi Bao lâu trong đêm ấy
Những cơn lốc trong đầu Người trỗi dậy Những dự tính trải ra trước mắt Người
Về Đảng, về Cách mạng
Như ngọn nến thâu đêm thắp sáng
(Đứng trước thế kỷ XX) Thế kỷ mười chín đang tan vào quá khứ, nụ cười của Lê – nin đón Thế kỷ Hai Mươi bão táp mang tinh thần lạc quan, cổ vũ phong trào Cách mạng Việt
Nam trong những năm chống Mỹ. Bằng Việt đã dùng thơ để gửi những tin yêu về thời cuộc: chiến thắng cuối cùng nhất định sẽ về ta.
Chi lê - cánh hoa dài, xứ sở của Niềm Hy vọng ở tận cùng dù cách xa Việt Nam nửa vòng trái đất nhưng trong thế kỷ sục sôi triều Cách mạng, nhân dân của mảnh đất mang cái tên kiêu hãnh rất gần gũi chúng ta bởi cùng chung cuộc đấu tranh vì tự do, độc lập:
Một bên đại dương. Một bên núi lửa
Người anh em phương Nam, chiếc mũ cói rộng vành Dáng lưng thô bất chấp mọi nhọc nhằn,
Hồn sâu thẳm rút lên từ ruột đất.
“Chúng ta phải còn! Kẻ thù phải mất!” Họ chỉ thề như thế, một câu thôi
(Xứ sở của Niềm Hy vọng ở tận cùng)
Với vốn kiến thức phong phú và tâm hồn nhạy cảm, Bằng Việt cảm nhận về thế kỷ XX bằng trí tuệ và trái tim đầy nhiệt huyết Cách mạng của người trí thức trẻ. Beethoven và âm vang hai thế kỷ đem đến cho người đọc cách thưởng thức âm nhạc tinh tế và tài hoa, thức tỉnh, nung nấu trong mỗi người bao suy nghĩ và hành động cụ thể vì đất nước:
Hãy nghe em, những tiếng giận sôi trào Của thế kỷ hai mươi đang chiến đấu Trăng du kích soi dặm đường chảy máu Trăng chẳng vô tình như góc phố nơi em
Đừng để nguội, em ơi, bầu máu nóng Đừng ngồi yên, mong cuộc bình yên Khi bốn tiếng vang tàn khốc còn nguyên!
Một thế kỷ Cách mạng mang vẻ đẹp và sức mạnh của nhân dân anh hùng trên khắp thế giới được tạc trong thơ Bằng Việt và trở thành chứng tích lịch sử cao đẹp trong giọng điệu thơ hào hùng mang âm hưởng của tráng ca. Những sáng tác cùng một chủ đề trên đây của Bằng Việt là một khám phá rất riêng của tác giả về những vấn đề thời sự của thế kỷ XX. Điều mới lạ khi ghi khắc những chân dung anh hùng thế giới trong các thời khắc lịch sử quan trọng là Bằng Việt luôn mở rộng trường liên tưởng với cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân, đất nước. Bởi thế, người đọc nhận thấy trong thơ Bằng Việt dường như vang vọng một cách rất hài hòa những âm hưởng chung của bản anh hùng ca Cách mạng Việt Nam và Cách mạng thế giới.
Bên cạnh việc thể hiện những suy nghĩ về thời cuộc Cách mạng đầy biến động lớn lao, vẻ đẹp của thế kỷ XX qua những phong trào Cách mạng vĩ đại và chân dung anh hùng dân tộc các nước, Bằng Việt còn chọn lọc được những nét phong phú, độc đáo, tiêu biểu của các địa danh trên thế giới. Qua Trường
Sa ghi lại vẻ đẹp đơn sơ, gần gũi của thị trấn Trường Sa ven đường xe lửa liên
vận quốc tế ở phía Nam Trung Quốc. Từ thiên nhiên Hoa bí, hoa bầu mọc ở
Trường Sa - Ô hay! Đất ngỡ đất quê nhà – Gió cũng gió, ong cũng ong kiếm mật – Nắng cũng là màu nắng tận trong ta đến con người: Áo cộc nông dân
hở cúc quên cài – Nét sởi lởi gợi nhớ hoài Nam Bộ đều khiến nhà thơ xúc
động: Trường Sa ơi! Như bát nước đầy – mới uống ngụm đầu đã thấy mê say! Những bản cũ giữa rừng Lào, A – tô – pơ - Thị trấn hoa vàng. Hoa đại vàng
ngủ lim dim, hình ảnh cô du kích cười xòa , em bé lớp hai ê a tập đọc, vẻ đẹp
thâm trầm cổ kính của mái nhà gỗ kiểu Lào lợp bằng săng lẻ,... đậm chất ký sự trong thơ Bằng Việt. Bất cứ địa danh nào, dù là khi đến Hirôsima hay gặp
Casblanca hoặc cảm nhận về Chi lê,... nhà thơ đều có thể chấm phá hoặc khắc họa đậm nét về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi ấy. Đó là tiếng ve kêu như xé những trưa hè nóng bỏng ở Hirôsima, vườn Nhật Bản với đá và
rêu ngồi thiền giữa cỏ hữu hạn xanh veo thành bất tử, đó là sông Xen, cửa ô
Xanh Ăng toan, Lucxămbua mùa thu: rộng, thoáng và buồn của Pa – ri, đó là thủ đô của Cadắcxtan Alma Ata – thành phố thật vừa tầm với con người – Có
đủ chỗ cho mọi điều tinh tế - Hoa táo nở vô tình tỏa giấc mơ trinh bạch – Màu hoàng hôn bần thần, lặng lẽ đến rồi đi và những con người ẩn dưới cây xanh - Ẩn trong những khát khao muôn thuở yên bình (Alma Ata). Chi lê của
Châu Mỹ trong thơ Nêruđa có vẻ đẹp của cánh hoa dài, còn trong thơ Bằng Việt đó là mảnh đất giống lưỡi gươm trần sắc lạnh – Mang lửa hôm nay hòa
với lửa cả thời xưa kiêu hãnh: “Xứ sở của niềm hy vọng ở tận cùng!”.
Casblanca để lại dấu ấn trong thơ Bằng Việt về hình ảnh của một cô gái đôi mắt nâu to trên chuyến bay xuyên đêm qua sa mạc châu Phi nóng bỏng – Em khẽ hát như ru một bài ca trên bọt sóng: Casblanca. Tất cả vẻ đẹp của con người và những vùng đất xa xôi trên thế giới bỗng chốc gần gũi với người đọc trong trang thơ Bằng Việt. Thiên nhiên rộng lớn, bao la, khoáng đạt và tươi đẹp. Con người hiền hậu, bình dị và anh hùng. Cách nhìn thiên nhiên và con người rất tài hoa, lãng mạn và tinh tế của tác giả khiến người đọc thêm yêu những nét đẹp muôn màu của thế giới. Bằng Việt đã gửi vào những vần thơ ấy lòng say mê kiếm tìm, khám phá và trân trọng vẻ đẹp nhân loại.