Con người trong chiến tranh

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Bằng Việt (Trang 50)

2. Những chặng đường thơ Bằng Việt

2.1.1.2. Con người trong chiến tranh

Cùng với cảm hứng về đất nước, Bằng Việt dành một phần trang trọng cho cảm hứng về con người Việt Nam trong thơ. Trong chiến tranh, con người Việt Nam được khắc họa với nhiều vần thơ gân guốc, khỏe đẹp và chân thực.

Hình ảnh người lính xuất hiện nhiều trong những bài thơ được Bằng Việt sáng tác khi ông đi thực tế chiến trường. Tính chất ký sự đậm nét trong hình ảnh này. Chiến trường khốc liệt, đầy gian khó lại là nơi vẻ đẹp của những con người Việt Nam tỏa sáng, bình dị và anh dũng. Vẻ đẹp ấy kết tinh trong hình ảnh người lính - những chiến sĩ không tên chung sức làm nên lịch sử. Đây cũng là cách cảm nhận rất riêng của Bằng Việt về người lính, về đất nước trong chiến tranh. Những điều vĩ đại, những chiến công lớn đều được làm nên bởi những con người bình thường nhất:

Chiến trường quen, mới đó đã xa rồi, Gió thổi theo tôi dọc những vùng trời Những chiến sĩ trẻ măng hẹn ngày gặp lại Những gương mặt bình thường như lẽ phải Mỗi gương mặt sinh ra để đón một vòm trời ...

Những chiến sĩ băng qua khắp đất nước hầm hào Mỗi gương mặt bình thường sau nghìn lần sống chết Rọi ánh sáng vào tôi cùng những khoảng trời cao!

(Những gương mặt, những khoảng trời )

Nếu Tố Hữu ngợi ca vẻ đẹp người lính – anh giải phóng quân – những Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi với vành mũ tai bèo và khẩu súng trường đẹp như thần thoại của thế kỷ hai mươi: Hoan hô anh giải phóng quân - Kính chào anh con người đẹp nhất (Bài ca xuân 68); nếu Phạm Tiến Duật khắc họa

chiến sĩ lái xe của Tiểu đội xe không kính với tiếng cười sảng khoái nhìn nhau

mặt lấm cười ha ha và dù bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi vẫn ung dung buồng lái ta ngồi – nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng. Thì Bằng Việt xây dựng

chân dung người lính bằng những nét giản dị mang chiều sâu suy tưởng. “Bằng Việt không chuyên thể hiện những cuộc đời anh hùng và cũng ít đưa nhữung hành động anh hùng vào thơ mình” [17, tr.5]. Người lính trong thơ Bằng Việt không phải là những anh hùng mang tầm vóc sử thi làm nên những chiến công lừng lẫy, tư thế hiên ngang và sự hi sinh với ý nghĩa cái chết gieo mầm cho sự sống như anh giải phóng quân trong Dáng đứng Việt Nam của

Lê Anh Xuân hay Nấm mộ và cây trầm của Nguyễn Đức Mậu... Chân dung

người lính trong thơ của tác giả Bếp lửa là những con người không ai nhớ mặt

đặt tên – nhưng họ đã làm nên đất nước, những người lính vô danh bền bỉ kiên gan trong nhiều binh trạm chuyền nhau ẩn hiện dọc Trường Sơn để giữ cho mười mấy năm không tàn ánh lửa:

Những chiến sĩ không tên chung sức nhau làm nên lịch sử

Vạn chuyến xe đưa thoi, ước đã bon qua trái đất mấy mươi vòng? ...Bạt núi, xẻ đường qua vách đá mây bay

Dựng những dàn ngụy trang cho xe, dài trên một nghìn cây Chiến trường có gì đó vừa thô sơ vừa thần thoại

Dấu tích những bàn tay khổng lồ với từng khuôn mặt dịu dàng kia..

(Trước cửa ngõ chiến trường)

Những người lính biết sẻ chia gian khổ trên đường hành quân: Bám cây vạch lá từng người - Buộc ni lông, thả phao bơi ngang dòng - Phập phồng cơn sốt vừa xong - Lại đi, nước réo nghe lòng rét tê (Cuối năm).

Họ đoàn kết làm nên sức mạnh tập thể, sức mạnh cộng đồng trong những tháng ngày ác liệt của chiến tranh, dũng cảm, kiên quyết bám trụ trên trận địa gian khổ: Cửa Tùng - Những con người da nâu sắt lại -Một trai ba gái -Luân

Tập thể chưa bao giờ li tán - Suốt cuộc chiến tranh căng thẳng từng ngày (Trước Cửa Tùng).

Thực tế chiến trường đã tăng chất ký sự trong việc phác họa bức chân dung người lính của thơ Bằng Việt. Đi đến nơi nào, Bằng Việt cũng ghi lại được những hình ảnh chân thực về người lính trên khắp mọi nẻo đường đất nước đang hành quân đánh giặc. Đây là nét phác nhanh bằng thơ về anh du kích nơi những rừng Tây Nguyên: Làm hầm chông bẫy đá - Lội những vạt bùn U Minh vất vả - Chèo ghe qua Đồng Tháp Mười - Bắn khẩu “súng trời” - Ngủ trong lần lá “nóp”... (Kỷ niệm về Chê Ghêvara)

Hình ảnh người lính từ chiến trường đi thẳng vào thơ Bằng Việt:

Giây phút ấy phi thường

Nhưng được làm nên từ mỗi đoạn hầm hào vô danh, từ ngàn viên đạn súng trường bắn tỉa

Từ mỗi gánh nặng oằn lưng – mà mỗi người chìa vai dám nhận, Từ mỗi chịu đựng phi thường – mà mỗi người quả quyết giơ tay

(Em hãy đến cánh đồng Mường Thanh)

Bằng Việt đã thể hiện chân dung người lính ở những hình ảnh đơn sơ, bình dị, ở những phẩm chất anh dũng kiên cường, bền bỉ, ở nghị lực phi thường ngay trong những công việc âm thầm, bình thường đầy ý nghĩa. Đó cũng là sự biểu hiện nét riêng trong phong cách thơ Bằng Việt - nhà thơ luôn say mê tìm kiếm và thể hiện những vẻ đẹp bình dị, xúc động giữa cuộc đời thường. Cuộc chiến tranh giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc được

cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai, đã được miêu tả bằng những nét

bút thơ mạnh mẽ, chắc khỏe đậm chất ký sự và mang chất suy tư của nhà thơ – trí thức trẻ Bằng Việt.

Trong chiến tranh, nhân dân kiên cường, là những người anh hùng bình dị:

Những con người vừa rời khu tập trung Bỡ ngỡ trở về bãi hoang làng cũ

… Lại bắt đầu dựng xây

Nuôi lợn, nuôi gà gieo mạ đào hầm Vào đoàn thể, lập dân quân,

Buổi chiều, đã nghe tiếng trẻ con ríu rít Khói thổi cơm xanh từng gian nhà...

Cùng với hình ảnh người lính, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh cũng được tác giả khắc họa rõ nét trong những vần thơ thời chiến tranh. Có một sự giao thoa rất đẹp giữa hình ảnh người lính và người phụ nữ trong thơ Bằng Việt kết tinh trong hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, em gái giao liên, cô nữ dân quân dịu dàng mà kiên cường, dũng cảm. Đây là hình ảnh những cô thanh niên xung phong dọc cánh rừng Trường Sơn:

Những cô gái phất cờ bên miệng vực, Người dẫn đường bao giờ cũng là cô gái – Áo bà ba thấm đẫm hơi sương,... Họ còn rất trẻ, bước vào cuộc chiến

tranh với ý thức và trách nhiệm vì Tổ quốc. Nhà thơ không chỉ khắc họa nghị lực phi thường của các cô gái thanh niên xung phong mà còn cho ta thấy sự hy sinh đến phi thường: hy sinh tuổi thanh xuân, hy sinh cả nhan sắc và vẻ đẹp của người thiếu nữ: Sau những cơn sốt rét rụng người - Em chải tóc, tóc

rụng dần, thưa thớt,...(Tiếng hát dọc những cánh rừng).

Cuộc sống khắc nghiệt nơi rừng núi Trường Sơn không hề khiến họ chùn bước, họ luôn kiên định đi theo con đường mà mình đã chọn, dùng máu và mồ hôi của mình để tiếp tục bước tiếp con đường đã mở:

Ôi ngọn đèn phòng không trên bãi trống không nhà Giọng con gái giữa vùng bom tọa độ

Em chốt đó suốt một mùa giông gió Giành đất sinh sôi giữa biển cùng trời

Những năm gay go em chịu quen rồi Đã bơi qua sông đã bò lên bốt giặc

Đã tuốt lúa bằng tay; đã nuốt đau bằng mắt

Đã gặp được nhiều điều trong ước vọng của đời em (Huế, tấm lòng em)

Bên cạnh vẻ đẹp dịu dàng, mơ mộng mà kiên cường, dũng cảm của cô gái Huế, ta còn bắt gặp vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung, đầy sức sống của cô nữ dân quân trong một phiên chợ vùng cao sau chiến công bắn rơi máy bay Mỹ:

Bản Sán Dìu xanh hơi khói lên Sương ủ cành xuân, đất ẩm mềm Hôm nay xuống chợ như đi hội Khi chị cài hoa lên áo em

... Bản Sán Dìu thắng xong, trẻ quá! Vồng cải vàng hươm, tươi tắn lạ! Em xuống triền núi dốc như say Mùi cúc thơm khi nào không hay..

(Đi chợ Tết)

Bằng Việt đã dành nhiều những lời thơ trìu mến, thương yêu cho những cô gái mang tâm hồn và vẻ đẹp Việt Nam hóa thân trong hình ảnh người yêu, người vợ - nơi trao gửi tâm tình. Trong những năm tháng chiến tranh, vẻ đẹp dịu dàng của người con gái Việt Nam dường như càng cứng cáp và đằm thắm thêm:

Có gì chia đi sâu lắng trong em Màu nắng sạm trên bàn tay vun đắp Vết sẹo nhỏ làm nghiêng trang nét mặt Anh bỗng hiểu về em như đã rất lâu rồi.

(Những đoạn thơ tình giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại)

tay bé nhỏ - Vào trong im lặng của chiều - Thu hết mọi gian truân, mọi điều trắc trở - Chỉ để lại nụ cười cởi mở - Nụ cười em trao cho anh (Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc).

Chính những người con gái dịu dàng, chịu thương chịu khó và hiền hậu ấy đã trở thành điểm tựa nâng bước những người lính - người chồng, người yêu vững vàng trên dặm dài hành quân đánh giặc: Khi chia tay, em chỉ biết lặng nhìn - Chân trời đỏ, ánh đèn pha dữ dội - Đôi mắt thẳm sâu không có tuổi - Vừa gan góc lạ lừng, vừa yếu đuối, ngây thơ. Em trở thành một phần cuộc sống của anh:

Những thiếu thốn riêng tư em bồi đắp cho quên Những ước vọng gần xa, em khơi dần lại nhớ Cuộc đời lớn cùng em chung nhịp thở

Vừa bận rộn như em, vừa an ủi như em

(Những đoạn thơ tình giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại) Em trở thành một biểu tượng thơ đẹp, đầy ý nghĩa nhân văn trong sáng

tác của Bằng Việt. Hình tượng người phụ nữ tiêu biểu cho những gì đẹp nhất, giàu sức sống, trong sạch, thanh khiết, bình thản và vững vàng của tâm hồn dân tộc Việt Nam: Em tươi tắn như mùa xuân thứ nhất - Nhưng thủy chung như một sắc mai già - Đôi mắt mở to dịu dàng thấm mát- Sau rất nhiều gian khổ đi qua...(Tình yêu và báo động)

Viết về người phụ nữ, Bằng Việt dành những câu thơ trang trọng, biết ơn khi viết về mẹ, về bà. Trong chiến tranh, cùng với hình ảnh người vợ hiền đảm đang, chung thủy nơi hậu phương, những người lính còn có một điểm tựa tâm hồn lớn lao, ấm áp. Đó là người bà và bếp lửa đã sưởi ấm hồn cháu suốt thời ấu thơ và cả khi trưởng thành với tình yêu, lòng nhân hậu và đức hy sinh thầm lặng và vĩ đại. Người bà tần tảo và bếp lửa mang hơi ấm tình thương, hơi ấm quê hương, là cội nguồn sức sống bền bỉ của dân tộc đã lí giải sức

mạnh trường tồn trong bản lĩnh, khí phách Việt Nam, góp phần đưa cuộc kháng chiến của dân tộc tới ngày toàn thắng.

Mẹ cũng là một nguồn mạch cảm xúc ấm áp và bình yên chảy mát hồn thơ Bằng Việt, đồng thời có sức gợi, lan tỏa trong tâm hồn người đọc. Mẹ gắn với đất nước, là biểu tượng của quê hương, sức sống bất diệt của dân tộc. Bà mẹ Trường Sơn, thăm thẳm trước rừng đêm; bà má Cửu Long Giang, người mẹ già với những nếp hầm ven động cát. Bà mẹ trên bản vắng xa xăm, nơi

con bị thương nằm lại một mùa mưa. Mẹ ân cần, lặng lẽ, dành mọi sự chu

đáo, chăm chút cho con:Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào - Con nhạt miệng

có can tôm nấu khế - Khoai nướng ngô bung ngọt lòng đến thế - Mỗi ban mai tỏa khói ấm trong nhà (Mẹ) để khi con đi xa, mẹ trở thành quê hương, đất nước của con: Con qua đâu thấy mái lá, cây vườn - Cũng đất nước, phơ phơ

đầu tóc mẹ... - Từng giọt máu trong người con đập khẽ - Máu bây giờ đâu có của riêng con? (Mẹ). Người mẹ trong bài thơ mang trái tim yêu thương và tình mẫu tử bao la hòa quyện cùng tình quân dân bền chặt, thắm thiết. Những câu thơ rất giản dị đã đi thẳng vào trái tim độc giả, lay động lòng biết ơn sâu sắc của bao người trước tình mẹ - tình nhân dân cao cả, bình thường mà vĩ đại.

Người mẹ lam lũ, vất vả nhọc nhằn, gắn liền với đất đai, đồng ruộng. Mẹ là người của đất, đất là máu thịt, là linh hồn của mẹ. Tác giả đã dùng những hình ảnh thơ giàu liên tưởng để nói về chân lí giản dị và thiêng liêng ấy:

Quen bùn xát trên kẽ tay Xót cát sạn tròng con mắt Một đời vất vả vun trồng Mẹ hiểu nỗi lòng của đất ...

...

Mẹ nghe tiếng dội vang trầm Lặng lẽ hiểu lời của đất

(Nghe đất)

Hình ảnh người mẹ dưới ngòi bút Bằng Việt đã trở thành biểu tượng cho sức sống trường tồn của dân tộc.

Tóm lại, với suy nghĩ, cảm nhận bằng trái tim và lí trí, Bằng Việt đã phác họa được bức chân dung về người phụ nữ Việt Nam vừa giản dị, đời thường lại vừa kì vĩ, nổi bật với những phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu. Chính họ đã góp phần làm nên những chiến thắng kỳ diệu của đất nước. Ta cũng cảm nhận được thái độ cảm phục, yêu thương và kính trọng của nhà thơ trước sự dũng

cảm, bền bỉ trong thầm lặng của người phụ nữ Việt Nam. Nhân dân anh hùng, thời đại anh hùng, những mầm non của đất nước,

của thế hệ cũng sống trong một tuổi thơ rực lửa anh hùng. Bằng Việt nâng niu những mầm non đất nước trong những trang viết tươi xanh. Phút sinh ra những thần Phù Đổng như một một câu chuyện giản dị mà thần kỳ, ngay giữa

một không gian ác liệt với tiếng bom rơi ù tai – Tiếng nổ rát trời đêm, trong ánh lửa đe dọa của xăng đặc bắt trên nhà lem lém, một bầu trời lồng lộng bị

máy bay quân thù quần đảo như điên, một mặt đất rung lên như cơn sốt bừng

bừng , trong một căn hầm sặc sụa khói bom, một em bé chào đời – một sự

sống bắt đầu ngay trong lòng cái chết: Giữa những âm thanh không gì hiểu nổi - Em bé nằm yên, chưa chút bận tâm - Lạ lùng bằng giọng rất trong - Cất tiếng khóc đầu tiên chào thế giới! (Phút sinh ra những thần Phù Đổng). Mỗi

em bé trong những năm tháng đạn lửa ấy là một Phù Đổng, mỗi gương mặt mới sinh ra để đón một vòm trời, em là biểu tượng của tương lai đất nước, dù mới chào đời nhưng đã sẵn mang trong mình sức sống mãnh liệt tiêu biểu con người Việt Nam.

Lớn lên giữa những ngày tháng gian khổ của chiến tranh, các em thơ sớm biết hòa mình vào công cuộc kháng chiến: Con đan lá ngụy trang - Con che đèn đánh lửa - Biết xoay lưng chắn cửa...(Về Nghệ An thăm con).Các em

cũng nỗ lực không ngừng, chăm ngoan và dần trưởng thành cùng đất nước. Hình ảnh các em hiện lên thật dễ thương và đáng cảm phục vì tuổi nhỏ mà chí lớn, biết dũng cảm vượt qua mọi khó khăn của chiến tranh: dù cho Con đường

ra bến sông - Mỗi ngày bom lại thả nhưng các em vẫn như những cánh ong

thơ bé cần cù, rộn rã học tập, lao động: con che rơm đi học – vai nhấp nhô đường xa mỗi năm lên một lớp - cha vẫn đọc thư con - chữ dần dà cứng cáp.

Với góc nhìn trí tuệ, văn hóa, Bằng Việt nhận thấy ở các em thơ hình ảnh tươi sáng của tương lai đất nước, nhân loại. Cách nhìn ấm áp và đầy tin yêu của thế hệ cha anh đi trước gửi gắm ở các em thơ qua một tứ thơ độc đáo khi nhà thơ chứng kiến một lớp học của học trò Hà Tĩnh trong giao thông hào, bên bãi tha ma:

Côpécnic và Niutơn đã cùng các em xuống đấy Ơclit và Pitago đã cùng các em xuống đấy Bên bãi tha ma và ngọn đèn dầu rực cháy Bên bãi tha ma các em đang bắt đầu tương lai

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Bằng Việt (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)