Đất nước trong hòa bình

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Bằng Việt (Trang 61 - 65)

2. Những chặng đường thơ Bằng Việt

2.1.2.1. Đất nước trong hòa bình

Tiếp nối cảm hứng về đất nước từ thời chiến tranh, Bằng Việt đi sâu khám phá vẻ đẹp đất nước trong hòa bình. Trong những tập thơ đầu sau năm 1975, tác giả chủ yếu thể hiện cảm hứng về đất nước từ nỗi nhớ vang vọng âm hưởng chiến tranh. Thơ viết về đất nước trong hòa bình bớt đi chất ký sự, nghiêng nhiều về sự suy tư, giọng thơ cũng thâm trầm hơn. Những bài thơ đầu thời kỳ hòa bình viết về đất nước bằng cái nhìn hồi tưởng. Đây cũng là đặc điểm chung của văn học nước ta trong thời hậu chiến. Bằng Việt đi qua những vùng đất sau mưa bom, bão đạn, nay hòa bình đang dần hồi sinh: bến Ninh Kiều, Tây Ninh, Huế, Hòn Khoai, Quảng Bình, Mường Thanh,... Mỗi một địa danh đều để lại trong thơ Bằng Việt niềm vui về một cuộc sống mới tự do, độc lập và cả những trăn trở về công cuộc dựng xây lại quê hương từ những mất mát, tan hoang. Mạch suy tư ấy kết đọng lại trong Gương mặt:

Ngàn tai biến bất ngờ, đất nước thảy đều quen Lại chụm núi từ cây, lại gây mầm từ cội

Và giữ mãi màu tươi trong nếp nghĩ không hề cằn cỗi: Đất nước từng trải nhiều nên đất nước chẳng đăm chiêu!

Nhưng hình ảnh đất nước sau chiến tranh được tập trung khắc họa chủ yếu ở vẻ đẹp của những điều giản dị, đất nước xôn xao trong ta, thì thầm trong ta với muôn vàn trạng thái hồi sinh trên mọi miền quê hương. Vẻ đẹp

của đất say mật mía, hương chè, đất mát sau mưa, mặt sông yên ả con đò

trong Đất sau mưa, hình ảnh những con chim mỏ vàng lại tha rơm mới về làm

tổ - Trong bóng cây chưa cao, nghe tiếng trẻ con cười – Đường nắng lượn như vồng hoa nụ cải – Một điệu hành quân xen giữa tiếng ru nôi trong Đất nước là những cảm nhận tinh tế và mê say của nhà thơ trước vẻ đẹp bình yên

của đất nước khi hòa bình. Ngay cả những cảnh vật còn ngổn ngang dấu tích chiến tranh cũng đi vào thơ Bằng Việt đầy gợi cảm:

Doi đất mặn, con hà trôi dạt đến...

Năm tháng ở dài lâu cùng với người trực chiến Đã trổ mầm xanh, thân thiết, ruột rà...

... Qua gạch vụn hai bên, người đang tới dựng nhà, Nhịp cầu mới vươn tay kéo nhịp cầu đã sập

Cây nham nhở tàn tro vừa kịp nhú nhành hoa... (Đất nước)

Tâm hồn tươi trẻ và ánh nhìn lạc quan đã theo bước chân nhà thơ đi khắp chiều dài đất nước. Bằng Việt cảm nhận cuộc sống mới một cách tinh tế không chỉ bằng âm thanh, hình ảnh sinh động mà còn bằng trái tim yêu nước tha thiết. Đến Hải Phòng, nhà thơ nghe trong gió hương mùa thu, phố biển: Hương cuộc sống cần cù, vật lộn, say mê – Vật lộn, cần cù...đến làm rơi nước mắt – Vâng! Tôi đã gặp ở đây những điều rung động nhất – Dẫu chỉ gặp một lần, sẽ mãi mãi đem theo! – Thành phố bất ngờ, như lốc xoáy tình yêu. Đất nước đang chuyển mình xây dựng trong cuộc sống hòa bình. Tất cả hối hả, xôn xao, khẩn trương, tấp nập:

Con tàu mới xuống đà như tiệc cưới Màu sơn thắm lao xao triền nước nổi Sóng cồn lên mùi hăng lạ - hương dầu ... mai đây

Bến cảng đang xây – sẽ đóng xong những chân móng cuối cùng Xưởng máy phục hồi – sẽ lợp nốt dãy cuối cùng ngói đỏ

Những thủy thủ thực tập nghề đi biển lớn đầu tiên!

(Hương mùa thu, phố biển)

Thành phố cảng của bộn bề, náo nhiệt, của màu khói xi măng, những ánh chớp lửa hàn – Hàng cây số dài, búa máy râm ran đã khơi dậy cảm giác yêu đời như cháy bỏng trong tâm hồn Bằng Việt: Vị mặn của cần lao bỗng

đầu, của gió se trên mặt – Của hơi người đi, hối hả nối nhau... (Hương mùa thu, phố biển). Đây có thể coi là những trang thơ sống động hiện thực và tươi

mới cảm xúc của Bằng Việt khi viết về đất nước trong lao động, sản xuất thời hòa bình.

Hà Nội - thủ đô, trái tim của đất nước, mảnh đất gắn bó máu thịt với nhà thơ bao từng trải về sau càng gắn liền những cuộc, thành phố của tình yêu tươi thắm mãi, qua năm tháng chiến tranh, nét dầu dãi dần quen. Một chút thầm thì trong tình yêu Hà Nội đã gói trọn cảm hứng về thủ đô khi đất nước

thống nhất. Từ chiến trường lại viết cho con khơi gọi trong người đọc cảm hứng hồi sinh của đất nước từ những cảnh sắc thân thuộc của thủ đô yêu dấu:

Sông Hồng nước dâng. Mùa đất bãi như son Phù sa đỏ thấm trong hồn thành phố

Dấu giặc tan đi, tàn theo cỏ úa Ngô khoai lên và lúa trỗ xanh ngời

Tinh tế và nhạy cảm, Bằng Việt dễ rung động trước những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống đời thường. Mỗi một âm thanh, một góc phố, một căn nhà chật hẹp cũng đều mang âm hưởng của cuộc sống vĩ đại, cũng chứa đựng trong mình vẻ đẹp vĩnh cửu, trở nên thân thương trong những lời nhắn nhủ thiết tha của nhà thơ với thế hệ tương lai:

Nghe tiếng búa quai rền, tiếng thoi bay giữa sợi Dàn giáo dựng ban mai, lò bánh tỏa ban chiều (Những âm sắc chuyên cần của cuộc đời vất vả Cho con mỗi ngày hạnh phúc bao nhiêu)

Con hãy quen và con hãy yêu Mỗi góc phố, mỗi căn nhà chật hẹp Những ngăn gác cầu thang lên cót két Những vỉa hè gạch cũ, guốc khua vang

Miền Nam sau chiến tranh được nhà thơ viết trong Xóm nhỏ trên cồn và

Đất trẻ. Nguồn cảm hứng phơi phới niềm vui là âm hưởng chủ đạo của cả hai

bài thơ này:

Xanh ngút ngàn xanh, kênh rạch xẻ trùng trùng Nước bao la ôm lấy bãi lấy đồng

Đất sinh nở hàng ngày, nước đổi thay từng phút ... Tôi đứng giữa bao la... Đất cồn cào sinh lực Chờ những bàn tay đến khai phá hết mình...

(Đất trẻ)

Cách cảm nhận trẻ trung, tươi mới của Bằng Việt đã thổi hồn vào cảnh vật đất nước. Không có tình yêu đất nước và sự say mê quan sát, chọn lọc hình ảnh thì khó lòng có những câu thơ giàu nhựa sống đến thế!

Không chỉ hiện lên qua những địa danh đang tấp nập, khẩn trương dựng xây cuộc sống mới, đất nước thời hòa bình còn tươi đẹp với bao cảnh sắc thiên nhiên. Chiến tranh dần lùi xa, thiên nhiên chiến trường trở thành hình ảnh đẹp của kỷ niệm. Bằng Việt đi và trải nghiệm vẻ đẹp bình dị muôn màu của thiên nhiên êm ả thời bình. Vẻ đẹp của thành phố biển với sắc trắng trùng

khơi của sóng xa, biển mê mải mùa thu đầy ắp nước. Nhà thơ trở về quê hương để thêm yêu một lối về làng con con, nơi hoa cau thơm suốt dọc đường, màu khói chiều xanh xanh, non cao chon von bên bến Đục. Về trung

du, nhìn ngã ba sông, đến thăm bạn bè một vùng đồi, tác giả nhận thấy thiên

nhiên bao la và rộng lượng như người, thiên nhiên và con người hòa hợp

trong bức tranh quê hương đang chuyển mình, thay da đổi thịt: đất đỏ bay mù

lấm tấm áo xanh, Cây bén rễ vào sườn đồi khó nhọc – Vẫn trổ hoa màu mát mắt cho người (Bạn bè một vùng đồi).

Cùng với những vẻ đẹp gần gũi, cụ thể của thiên nhiên và cảnh sinh hoạt, lao động đời thường mọi miền quê hương đất nước sau chiến tranh, cảm hứng

quát, tổng hợp của tư tưởng về đất nước. Một hồ sen thơm ngát trong sáng sớm Hồ Tây, vẻ đẹp của hoa phượng nơi lăng vua, phố chợ, Hà Nội và nhịp sống hối hả trên những cây cầu vượt cùng bao suy nghĩ về cái đích của cuộc

đời,... tất cả tạo nên một bức tranh toàn cảnh về đất nước rất bình dị, đời thường và xôn xao niềm vui.

Để làm nổi bật sức sống diệu kỳ của đất nước đang hồi sinh, Bằng Việt thường thể hiện trong thơ hai hình ảnh đối lập quá khứ và hiện tại: Mỗi lối xóm cong queo cứ dần dần thẳng lại – Nhà tiếp nhà, gạch lát đến sân phơi – Bãi tha ma bốc đi, tấp nập thành xưởng thợ - Làng trẻ lại rồi. Trẻ nốt cả buồn vui (Một ý nghĩ về quê cũ). Qua những vần thơ viết về đất nước trong hòa

bình, người đọc có thể nhận thấy Bằng Việt đã nhìn cuộc sống thay đổi trên đất nước với bao khởi sắc và tin yêu.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Bằng Việt (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)