2. Những chặng đường thơ Bằng Việt
2.3. Cảm hứng về tình yêu
2.3.1. “Tình yêu và báo động”
Thơ ca Cách mạng có rất nhiều bài hay viết về tình yêu đôi lứa. Trong đó nổi bật là những tác phẩm nổi tiếng như: Núi đôi (Vũ Cao), Quê hương
(Giang Nam), Cuộc chi ly màu đỏ (Nguyễn Mỹ), Trường Sơn đông, Trường Sơn tây (Phạm Tiến Duật),... Nét nổi bật của thơ tình yêu trong chiến tranh là
sự gắn kết hài hòa giữa cái chung và cái riêng, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu đất nước, giữa hạnh phúc đời thường và lí tưởng độc lập tự do của Tổ quốc. Thơ tình yêu trong những năm tháng chiến tranh của Bằng Việt cũng cùng chung nguồn mạch cảm hứng đó. Nhưng cách thể hiện của Bằng Việt rất riêng, đầy sáng tạo. Với phong cách thơ trầm lắng, giàu chất suy tưởng, Bằng
Việt đã chọn cho mình cách thể hiện tình yêu một cách kín đáo, nhẹ nhàng nhưng không kém phần đằm thắm, thiết tha:
Sông Hồng nước lên. Em đưa anh qua Tháng Tám cầu nhô hai nhịp gãy Sông Hồng nước lui, khi anh trở lại Ta nắm tay nhau trên nhịp đã liền Hai bên bờ Long Biên
Nghìn lá sắc trổ cờ trên ngọn mía
(Tình yêu và báo động)
Giữa những hồi còi báo động liên hồi của chiến tranh, tình yêu vẫn vút lên trong trái tim và hồn thơ Bằng Việt như một thanh âm trong trẻo và dịu dàng. Nốt nhạc tình yêu ấy có sức mạnh bền bỉ và dài lâu, giúp con người vượt qua muôn vàn thử thách, gian khổ của mưa bom bão đạn:
Cơn báo động tan rồi
Cảm động quá khi mùa thu lại đến! Anh nhớ phút ngồi bên nhau trực chiến
Anh nghe thời gian đập trong mạch đập tay em Mạch đập bình yên
(Tình yêu và báo động)
Tình yêu mang thanh âm của chiến tranh và mang sắc màu thiên nhiên đất nước tươi đẹp. Tình yêu trong báo động chiến tranh vẫn tinh khôi và lấp lánh những hạnh phúc, bồi đắp cho tâm hồn con người trưởng thành, cao đẹp thêm: Vườn vàng phơi lá thu - Ánh sáng mênh mông đối mặt quân thù - Ánh
sáng tinh khôi như trong mắt trẻ - Soi hạnh phúc tự hào, đơn giản thế - Ngày xưa, anh chưa nghĩ ra (Tình yêu và báo động).
Bằng Việt viết về tình yêu với rất nhiều say mê và trân trọng. Bởi với tình yêu, con người được tiếp thêm sức mạnh diệu kỳ để đánh tan mọi âm
rung động hồi còi - ... Ta khinh bỉ nhìn kẻ thù dậm dọa - Không ai trở về thời kỳ đồ đá- Khi tình yêu độ chín đang vừa (Tình yêu và báo động). Tình yêu
không chỉ hạn hẹp trong mối quan hệ riêng tư của anh và em – của hai trái tim, hai người yêu nhau mà đã được tác giả mở rộng, nâng cao khi gắn với tình yêu đất nước – tình yêu Hà Nội – thành phố của đời mình:
Nơi hò hẹn ban đầu, ta chẳng thể nào quên Bao từng trải về sau càng gắn liền ta lại Thành phố của tình yêu tươi thắm mãi Nơi cuối cùng lắng lại, hóa hồn tôi
(Một chút thầm thì trong tình yêu Hà Nội)
Giữa chiến trường khói lửa, tình yêu đến khiến cho tâm hồn con người như được tưới mát, làm dịu đi những tàn khốc của chiến tranh. Anh và em, hai tâm hồn đồng điệu, họ là người yêu và cũng là đồng chí cùng chung một lý tưởng, một kẻ thù là đế quốc Mỹ. Tình yêu lứa đôi hòa trong bài ca tình yêu đất nước: Đất nước rì rầm trong ta –Tình yêu mộc với sắc màu chân thật
- Anh đã đến cùng em bằng con đường ngắn nhất – Để rất nhiều suy tưởng nối dài thêm (Những điều giản dị). Nỗi nhớ về em trong thơ Bằng Việt không
mang sự tinh nghịch như trong Gửi em, cô thanh niên xung phong của Phạm Tiến Duật, không mang chất triết lí suy tưởng như nỗi nhớ của anh chiến sĩ trong thơ Nguyễn Đình Thi. Tình yêu trong thơ tác giả Bếp lửa thường chất
chứa sự ấm áp, bình dị, đằm thắm và tha thiết: Cây cao chi đọng nắng chiều -
Em xa chi, nặng lòng yêu thế này! - Ngỡ như cách mấy tầm tay - Mà ra thành mấy ngàn ngày đạn bom (Nhớ).
Những lứa đôi yêu nhau thời bom đạn phải vượt qua mọi khắc nghiệt của thời gian và không gian chia cách:
Một bức thư đi, hai tháng ròng, run tay khi nhận được
Đọc nét chữ thuộc lòng, nhưng tưởng tượng hoài mà không rõ mặt Hai trăm cây số đường vòng, đâu dễ đến bên nhau,
(Năm anh gặp em)
Có thể nói, những vần thơ của Bằng Việt giai đoạn này đã khắc họa lại rất chân thật không chỉ những rung cảm mà cả những vất vả, thăng trầm của tình yêu thời chiến tranh. Với nhà thơ, chiến tranh gian lao cũng góp phần thử thách tình yêu, là hoàn cảnh để nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu đích thực mãi
mãi vẫn ban đầu: Ta đi qua cuộc chiến đấu muôn màu - Những năm tháng cần nhiều can đảm nhất - Lúc nhìn lại đời nhau, qua khóe mắt - Anh hiểu, vì sao anh yêu em (Những điều giản dị).
Bằng Việt cảm nhận tình yêu và hạnh phúc không chỉ bằng trái tim nhạy cảm, dễ rung động của người nghệ sĩ mà còn bằng một lí trí thông minh và tài hoa. Tình yêu là tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ nhất, đáng quý nhất của con người và thời chiến tranh, tình yêu càng đáng trân trọng, giữ gìn bởi nó đã được đánh đổi bằng máu và sự hy sinh của những người đồng đội và đồng bào thân yêu. Vì vậy, tình yêu càng thiêng liêng, vẹn nguyên, cháy bỏng ngay trong chiến tranh ác liệt: Anh có bao điều muốn nói cùng em – Những điều gắn lo toan cùng đất nước – Có thể buồn vui không giống như thủa trước – Nhưng tình yêu mãi mãi vẫn ban đầu (Những điều giản dị). Chính những suy
nghĩ giản dị và cao cả ấy đã chắp cánh cho dòng suy tưởng của tác giả đi xa hơn, gắn chặt niềm hạnh phúc lứa đôi trong niềm vui chiến thắng, hạnh phúc lúc này không chỉ của riêng ai mà là của chung tất cả mọi người: Buổi chiều của riêng ta và cũng của mọi người - ... Ta thành một đôi trong ngàn vạn lứa đôi.
Tình yêu thời chiến tranh trong thơ Bằng Việt còn gắn liền với những vất vả, hy sinh thầm lặng của người yêu, của em. Phải trải qua tột cùng gian truân mới có tột cùng hạnh phúc, một hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả - Lại ngọt
ngào, kỳ lạ lớn lao hơn. Tình yêu gắn liền với những ước mơ, hy vọng vào tương lai hạnh phúc, hòa bình và dựng xây của đất nước
Nhưng anh đã gặp em, yêu em giữa thời rung chuyển ấy! Rồi mọi thứ sẽ cùng ta sống dậy
Nhà cửa, lúa khoai, hoa trái, ruộng đồng, Tiếng hát đưa nôi, đám mây lành ngũ sắc,
Ngói mới lợp trên đầu, cầu mới bắc sang sông...
Tình yêu và hạnh phúc được bắt nguồn trên một nền tảng vững chắc là lao động nên vô cùng giản dị: Chính ở nơi này anh đã gặp em – Còn phải nói
gì thêm vào đó nữa (Tình ca trên đất mới). Trên những dặm dài hành quân
gian khổ, trong tâm trí những người lính luôn hiển hiện hình ảnh người yêu, em gái thân thương: Em đã đến như một chiều gió lộng – Giục lòng anh thao
thức tới trăm nơi. Viết cho em, dọc Trường Sơn ghi lại cụ thể từng nỗi nhớ thương, mơ mộng, trái tim từng lúc đập như mê, niềm bồi hồi trải dài mỗi cung đường, trận tuyến của nhà thơ và cũng là của rất nhiều anh chiến sĩ khi xa em: Em như đường chân trời mỗi buổi nắng lên - Như búp lá trên cây đồi thưa thớt - Như mái lán che mình giữa cơn dông mưa trút - Em là chỗ anh đi, và cả chỗ anh về...
Hình ảnh người yêu – em trong thơ viết về chiến tranh của Bằng Việt trở thành một điểm tựa vững chắc cho tâm hồn người lính, nâng bước hành quân và góp phần tạo nên sức mạnh để họ sống, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù:
Em chất chứa trong lòng tất cả những buồn vui Khi chia li, thành mái nhà, bếp lửa,
Khi bom nổ thành bàn tay băng bó
Khi tàn phá ào qua, thành điểm chốt sau cùng. Em khao khát yêu thương như khao khát vun trồng Bất chấp mọi gian lao, em tin ngày đoàn tụ,
Tin ở sự thủy chung trong tình yêu đôi lứa Tin ở sự hài hòa trong cuộc sống mai sau..
(Nói với em)
Viết về tình yêu, những bài thơ ra đời trong thời báo động của Bằng Việt là tiếng hát ngợi ca tình yêu với lòng say mê và yêu thương chân thành. Tình yêu không hề khiến bức chân dung tinh thần người lính ủy mị mà ngược lại nó góp phần tôn thêm và hoàn thiện vẻ đẹp có chiều sâu nhân bản, đạt đến những suy tư cao đẹp của tình người cho bức chân dung người lính. Đó là những bài thơ tình in đậm dấu ấn thời đại và mang âm hưởng chung của thời đại. Đó mãi mãi là những vần thơ xanh tươi mang bao ước vọng và lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ trong một thời đạn bom và sẽ còn luôn vang vọng trong lớp trẻ của một thời hòa bình.
2.3.2. “Gợi dậy tâm hồn và thức dậy tình yêu”
Năm tháng đi qua, những vần thơ tình yêu thời chiến tranh mang vẻ đẹp của những đám mây ngũ sắc, suối nhạc nhiệm màu, cánh đồng vĩnh viễn ướp
hương hoa thanh khiết và cao cả. Vẻ đẹp ấy nuôi dưỡng trái tim thơ Bằng Việt trong những âm sắc mới của thời hòa bình. Tình yêu thời quá khứ lắng lại trong hồn thơ tác giả và trở thành những vệt sáng của kỷ niệm. Những vệt sáng của kí ức tình yêu đã chắp cánh cho tâm hồn Bằng Việt thăng hoa thành những bài thơ đặc sắc với những câu thơ trong sáng mà vẫn nồng nàn, da diết, có sức rung cảm lớn:
Anh không biết dãy phố ta đi hôm ấy gọi là gì
Không biết lá cây trên đầu sao buổi chiều phát sáng? Giọt nước mắt khác xưa giữa tình yêu, tình bạn
Những kỷ niệm nơi này xáo trộn với nơi kia
(Thơ tình ngày biển động)
Những rung động đầu đời của tuổi hoa niên thường được gợi về trong kí ức, làm nên sức lôi cuốn cho thơ ông. Đó là thuở màu phượng dễ làm say, cánh bướm dễ làm duyên, sau hai mươi năm vẫn nhìn nhà thơ bằng ánh mắt
thường gợi dậy tâm hồn và thức dậy tình yêu trong thơ Bằng Việt. Những xao động của tiếng yêu đầu được nhà thơ diễn tả thật chính xác, dung dị và đằm sâu: những thoáng say mê – trong giấc mơ hoa niên, chỉ bay mà chẳng đứng
– Cơn gió nhỏ giữa chiều thu lơ lửng – Búp lá bên đường cũng thức dậy tình yêu – Và mùa hè đầy ắp tiếng ve kêu – Hoa sen thắm đưa hương mười sáu tuổi – Và những cái nhìn rất vội – Suốt cả mùa trăng, mùa trăng, mùa trăng...Có khi đó là những yêu thương bất ngờ từ một buổi chiều, khi cơn
mưa ập xuống thành nỗi nhớ: Em! Đôi mắt dịu dàng có ánh gì lạ lắm – Khi
rụt rè thức dậy một tình yêu (Nói với em).
Kỷ niệm về những năm tháng chiến tranh cũng thường được gợi lại
trong thơ tình Bằng Việt. Đó có thể là một buổi chiều mùa đông – bom chưa
rơi xuống phố - chỉ thấy hạt cơm nguội rơi đầy – Em mặc áo bông chần chưa
nhuộm màu cỏ úa – Mắt rạng nguyên màu trăng mới thơ ngây. Đó cũng là
hình ảnh em trong những tháng ngày vất vả của chiến tranh với tình yêu thủy chung, thầm lặng và sâu sắc:
Khi chia tay, em chỉ biết lặng nhìn Chân trời đỏ, ánh đèn pha dữ dội... Đôi mắt thẳm sâu, không còn có tuổi
Vừa gan góc lạ lùng, vừa yếu đuối, ngây thơ... (Em đừng ghen với quá khứ ...)
Những dấu ấn tình yêu thời không bình yên của đất nước còn trở về ngay trong những lời tâm sự rất riêng tư trong hiện tại của nhà thơ: Em đừng ghen
với quá khứ trong anh – Những khuôn mặt đi qua, nụ cười và nước mắt – Tuổi trẻ rì rầm những đêm không tắt – Thủa tình yêu như cánh gió không bờ (Em đừng ghen với quá khứ ...); Cuộc sống bộn bề thay đổi nhường kia – Xa xôi quá là mối tình ngày trước (Hoa vông vang)...
Những mối tình thời trai trẻ có sức sống lâu bền trong tâm trí và trái tim nhạy cảm của thi sĩ. Bởi vậy, những bài thơ hoài niệm về tình yêu trong quá
khứ của Bằng Việt có một sức cuốn hút lớn nơi tâm hồn bạn đọc. Ta bắt gặp trong đó những phút giây xao động lãng mạn của hạnh phúc đầu đời bối rối, ngây thơ; những kỷ niệm đằm sâu của một tình yêu được thử thách và trân trọng trong mưa bom bão đạn, chút tiếc nuối, bâng khuâng và cả những trăn trở, day dứt ám ảnh về một cuộc tình không thành:; Em đã đến và đi như một
giấc chiêm bao - ...Đưa em đi, tất cả thế xong rồi – Ta đã lớn và Pau tốp xki đã chết – Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện “Tuyết” – Dù chẳng bao giờ hi vọng nữa đâu em! (Nghĩ lại về Pau tốp xki); Giá như ta đã yêu nhau – hẳn mộng ước vuông tròn hơn có phải... - Hoa tím ngát thở dồn trong ngọn gió – Ta mất gì suốt tuổi nhỏ trong nhau (Không đề). Có thể thấy viết về tình yêu trong hoài niệm bên cạnh sự xốn xang, rạo rực si mê thì âm điệu chủ yếu của những bài thơ này là nỗi buồn sâu lắng, da diết.
Bằng Việt đa sầu và đa ưu trong cuộc sống hiện tại và ngay cả trong tình yêu. Cùng với một vùng ký ức thẳm sâu về tình yêu quá khứ nghiêng nhiều về nỗi nhớ buồn thương tha thiết, tác giả còn có nhiều khám phá tài hoa và trí tuệ về tình yêu và hạnh phúc hiện tại trong đời thường. Tình yêu trong những bài thơ đó đậm chất liên tưởng và thấm ý vị triết lí sâu sắc. Nhà thơ có cách biểu hiện cụ thể và chính xác diễn biến tâm lí của con người khi yêu: Có chút gì thích thú rất thơ ngây – Là dự đoán về nhau mà không cho nhau biết – Là nghĩ ngợi nhiều điều nhưng nghĩ chưa tới hết – Hạnh phúc gieo từng chuỗi ú tim dài (Ú tim một chút, chùa Hương). Những trải nghiệm của cảm xúc của
Bằng Việt thường được viết bằng sự tổng hòa của trái tim yêu và trí tuệ thông minh, nhiều suy tư: Anh ngỡ màu xanh sông rất yên – Đôi nét mi em chớp thật hiền – Đâu biết lòng sông trầm lặng thế - Mà em thổi được thủy triều lên (Sông).
Cách viết về tình yêu của Bằng Việt đặc biệt phát huy sáng tạo khi có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và lí trí. Tâm hồn đậm chất triết học của
gũi. Từ đó, nhà thơ xây dựng được nhiều tứ thơ độc đáo. Ngẫu nhiên và tất
nhiên là một bài thơ có cách xây dựng cấu tứ bất ngờ từ các hình ảnh thiên
nhiên, sự vật quen thuộc mà mắt thần nhà thơ đã nhìn ra mối liên hệ giữa
chúng. Bài học từ cây là một cách nhìn nhận sâu sắc của Bằng Việt về tình
yêu, về cuộc đời sau những thăng trầm của thời gian. Sự liên tưởng bất ngờ đã tạo nên tứ thơ đặc sắc giữa hàng cây và tình yêu chúng ta đặt trong trục vận
động xưa và nay của thời gian. Qua đó, nhà thơ khẳng định quy luật vĩnh hằng của thời gian, tình yêu đời người. Ở những bài thơ như thế, chất trí tuệ tài hoa đạt đến độ súc tích cao, đem lại cho người đọc những trải nghiệm tình yêu thú vị.
Qua những bài thơ tình viết muộn, độc giả có thể nhận thấy một Bằng Việt trầm tĩnh và vẫn rất tha thiết với tình yêu, chất men say lắng lại, kết tinh trong giọng thơ có học sang trọng và ẩn sau hình ảnh thơ mang ý nghĩa ẩn dụ, hàm súc. Và hơn hết, người yêu – em vẫn được thi sĩ dành cho nhiều say mê, trân trọng với những khát khao hạnh phúc không bao giờ vơi cạn. Hình ảnh em trở thành một biểu tượng bến bờ hạnh phúc bình yên giữa cuộc đời đầy biến động Em là chân lý của đời thường mạnh mẽ - Em là vẻ đẹp của đời