Con người trong cuộc sống đời thường

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Bằng Việt (Trang 65 - 70)

2. Những chặng đường thơ Bằng Việt

2.1.2.2.Con người trong cuộc sống đời thường

Với cái tôi trữ tình thiết tha gắn bó với cuộc sống của quê hương đất nước, Bằng Việt đưa vào thơ nhiều trang viết chân thực về con người trong cuộc sống đời thường. Sự chuyển biến của tâm hồn con người Việt Nam sau chiến tranh hiện ra với nhiều màu vẻ sinh động, chân thực.

Nhà thơ đã ghi lại những năm tháng tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc trong một loạt bài thơ lấy cảm hứng từ cuộc sống đời thường bình dị sau chiến tranh. Người đọc được truyền tin yêu và hạnh phúc khi đọc những vần thơ ấy:

Hạnh phúc quá bao la - Của những người thử lửa - Biết làm chủ niềm vui và nỗi khổ - Mỗi xúc động đi qua đều không thể nửa vời (Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc).

Dọn về làng cũ kể hồn hậu về con người xứ Quảng - ông cụ tóc phau phau mười năm trở về làng cũ, dấu vết chiến tranh vừa đi qua vẫn còn

nguyên: Đây chính thực làng ư? Đâu dấu mộ ông bà? - Lượm bát nhang vỡ

đôi, ngó bờ kinh san phẳng - Căm giặc dẫu chạy rồi, tội ác chửa hề qua!

nhưng những suy tư sâu sắc, mộc mạc và tinh thần lạc quan của những người dân bình dị thì luôn nóng hổi trong huyết quản:

Hai phần ba đời người... Bao phen từ tay trắng Chỉ cốt đuổi giặc xong, cho đất nước vẹn toàn, Hai phấn ba đời người, mới là gây dựng tạm Ngày thắng giặc, rồi ra ... mới vĩnh viễn làm ăn

Đi qua chiến tranh, con người Việt Nam đã vững vàng, trưởng thành hơn, họ đã lớn lên trong những năm đánh giặc. Thời bình, họ càng thêm rắn rỏi, khẩn trương trong công cuộc dựng xây lao động và chín chắn hơn trong suy nghĩ sâu xa: Trong mỗi dáng người gặp vội - Đều chín muồi những dự định tương lai - Trong mỗi ba lô quàng trên vai - Đều cất giữ những kho tàng chưa mở hết (Trở lại trái tim mình).

Sau chiến tranh gian khổ, sự sống đang bừng nở trên tay người hái quả, trên những gương mặt chứa chan hy vọng vào tương lai: Mỗi em bé phút giây này tung tăng vào lớp một – Đều sinh trong thời có triệu tấn bom rơi – Mỗi cô gái thu này bắt đầu may áo cưới – Đều đã đứng lên từ công sự bom vùi (Đất nước).

Con người Việt Nam sau chiến tranh làm chủ cuộc đời của mình. Họ mạnh mẽ, tươi trẻ và tràn đầy tin yêu vào cuộc sống hòa bình sau chiến tranh. Trong những dòng tự bạch, Bằng Việt đã cất tiếng nói chân thành đại diện cho cả một thế hệ trẻ của đất nước đang chung tay kiến thiết dựng xây với bao ước vọng cao đẹp: Ta thu hết xa khơi vào lòng ngực trẻ - Dám thử mọi lo toan

để vạch dấu chân trời (Nghĩ lại về Pau - tốp – xki). Cuộc đời đang đổi mới quanh tôi là cảm nhận của Bằng Việt khi tác giả về với Huế hoa phượng, lăng vua, phố chợ và cũng là cảm nhận chung của tác giả về mọi mảnh đất, miền

quê Việt Nam sau chiến tranh. Những con người trên mọi miền đất nước đều đang nỗ lực dựng xây đời:

Em cảm biết cái nghèo sâu sắc quá

Trước ánh mắt mở to, đầy lo toan cao đẹp

Cuộc sống sau chiến tranh, nhiều băn khoăn chật hẹp Càng cần tấm lòng rộng lớn bao nhiêu

(Thị xã và con người)

Từ mỗi tấm lòng tươi tắn của con người, nhà thơ xúc động trước sức lao

động phi thường dường như không biết mỏi mệt của những bàn tay thô rám vết sẹo, vết chai: Bỗng thấy vui cái vui tấp nập của người - Thấy ấm cái hơi lam làm của đồng đội - Ngỡ cứ chạy miên man cả ngày không lạc lối - Cả vùng đồi tươi sức sống đỏ hoe!... (Bạn bè một vùng đồi)

Từ những bàn tay lao động cần cù, những con người hiền như lúa như khoai mà thẳm sâu nghệ sĩ ấy, cuộc sống cộng âm thanh nhiều đời vào hiện tại. Họ truyền cho nhà thơ sức trẻ lạc quan khi ghi dấu hiệu tương lai từ mỗi phút bây giờ:

Tôi tin hơn vào cái đẹp tinh thần khi ở bên các bạn

Dẫu chỉ mới xung quanh nào dáo nào bay, nào búa, nào choòng, Dưới mái liếp che thưa, giữa hạt cơm còn sạn,

Mỗi thương cảm, vui buồn ... càng đích thực mình hơn

(Bạn bè một vùng đồi) Đêm trên vùng cá là những cảm nhận mê say, thấm thía khi Bằng Việt

khám phá ra vẻ đẹp khỏe khoắn của những người dân lao động miền biển

cánh tay chắc nặng, chân chèo vững chãi giữa bao la của tuổi trẻ, cánh tay trần khoát rộng – thu sức trùng khơi – những thác cá ùa vào.

Những con người Việt Nam sau chiến tranh không chỉ khỏe khoắn, hăng say trong lao động mà còn là những con người rất mực tài hoa. Vốn ưa nhìn sự vật, con người từ góc độ văn hóa, Bằng Việt đã ghi lại dấu ấn những bàn tay nghệ nhân tài hoa của người làm gốm trong Nghe trong trưa Bát Tràng:

Như lụa bay, phơ phớt sắc men chàm Lấm tấm điểm thông mai, cúc, trúc

Cái dáng bát vững bền, chân thật Mà màu men thanh bạch gợi cao xa Năm trăm năm trôi qua

Bao vẻ đẹp tạo nên từ đất

Bàn tay tài hoa của con người lao động đã khiến hồn đất cất nên lời: Tình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

yêu đời như tự đất ca lên. Tình yêu đời được tạo nên từ hồn thiêng truyền thống văn hóa, lịch sử của cha ông sông núi: Nhặt một mảnh sành từ trăm năm chịu lửa – Càng hiểu những tìm tòi từ lớp lớp cha ông (Nghe trong trưa Bát Tràng).

Những bài thơ viết ngay sau khi đất nước hòa bình luôn mang ánh mắt lạc quan, say mê, tự hào và đầy tin yêu của Bằng Việt về con người trong cuộc sống mới: Hạnh phúc thực hơn mọi điều đã tả - Lại ngọt ngào, kỳ lạ, lớn

lao hơn (nghĩ lại về Pau – tốp - xki). Từ những suy nghĩ đầu đời Chưa bao giờ anh hiểu hết cuộc đời – Chỉ càng lớn, anh càng thương cảm nó (Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc), cùng với thời gian và trải nghiệm, nhà thơ đã

có sự thấu hiểu cuộc sống sâu sắc, đậm đà: Chưa bao giờ tôi hiểu hết cuộc đời

– Chỉ càng lớn, tôi càng chăm chút nó (Trở lại Thái Bình). Qua mỗi chặng đường thơ, cùng với sự gắn bó và lòng yêu tha thiết cuộc sống, hồn thơ Bằng Việt đã chín theo năm tháng.

Ở trong những tập thơ viết sau này, cảm hứng hiện thực đậm nét hơn, nhà thơ từng trải theo thời gian, những khám phá, thể hiện về con người cũng theo sát những biến chuyển của hoàn cảnh đổi mới đang diễn ra trên đất nước. Con người hiện diện với muôn mặt buồn vui trong cuộc sống thường ngày, in dáng trong những khoảng cách giữa lời. Những nhà thơ mau chóng già đi vì sự

nhạy cảm không có chỗ, những em bé bảy tuổi đầu đã lăn lóc mưu sinh, bỏ nhà đi hướng dẫn tham quan (Du lịch sinh thái), bao đôi lứa không nhà cứ xếp hàng thêm mãi – bay tới đỉnh tình yêu, rồi biết đậu vào đâu? (Sự nhạy cảm không có

cực, lo âu hiện rõ trên từng gương mặt: Một trăm những mặt hàng khác – Vẻ bận

rộn của hàng trăm khuôn mặt – Mua và bán, bán và mua, vội vàng đổi chác – Những dòng người hối hả lo âu (Hoa phượng, lăng vua, phố chợ).

Cuộc sống với bao phức tạp ngổn ngang chồng chất, bao số phận cụ thể đối mặt với những điều khắc nghiệt của cơ chế. Có lẽ vì thế mà Bằng Việt như cảm thông hơn với nỗi khổ của những con người nghèo khổ, lời thơ như ẩn chứa một lời chia sẻ, thấm không ít xót xa: Tất cả ùa quanh, chúc mừng

em – Em chỉ cắn môi mệt mỏi dịu dàng – Đã chắc gì em được vào biên chế (Giọng hát hay). Bức tranh hiện thực muôn mảng màu sáng tối, có vui, có buồn, cứ nhức nhối trong lòng nhà thơ. Nhận thấy sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, những giá trị vật chất ngày càng to lớn trong cuộc sống con người, Bằng Việt viết những câu thơ vui đùa bạn mà thấm đẫm lo âu:

Lịch sử đã sang trang, cuộc sống khá lên nhiều Những vất vả chiến tranh hầu như xóa hết

Những giá trị thuở xưa quen đo bằng sống - chết Thì hôm nay gắn chặt với giàu – nghèo

Hiện thực cuộc sống mới làm đổi thay nhiều giá trị và con người cũng theo đó bị ảnh hưởng, bị cuốn xoay trong cơn lốc vật chất ấy: Con trẻ quá đông vui, hàng xóm hóa phiền lòng - Cả nước lo âu vì khẩu phần hẹp lại (Sự nhạy cảm không có chỗ).

Người ta mải mê chạy theo những nếp nghĩ ăn xổi ở thì, vợ thời @ chỉ

mải mê hưởng thụ, danh nhân có thể mua bằng tiền đô (Từ điển danh nhân),

cầu vượt bắc lên chẳng giúp ích được gì vì dòng người rồng rắn, xếp hàng ngang cùng lách, cùng len... Những trớ trêu, nghịch cảnh, sự xuống cấp đạo

đức của một bộ phận xã hội đi vào thơ Bằng Việt rất thực, không tô vẽ, né tránh. Đằng sau đó là nỗi buồn, tiếng thở dài, sự chế giễu và phê phán của tác giả đối với những mặt trái của con người thời hiện đại. Nhưng cái Tâm - tấm lòng chân thành, mong muốn một sự đổi thay tốt đẹp hơn cho con người luôn

là cái gốc vững chắc cho những vần thơ gai góc của Bằng Việt đâm tỏa. Và như thế, nhà thơ đã đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh, một bức tranh tương đối toàn diện về con người Việt Nam thời hòa bình với cả phần sáng và những góc khuất. Qua sáng tác của Bằng Việt về đề tài này, ta nhận ra những giá trị hiện thực bắt rễ sâu trong tâm hồn nhạy cảm, yêu đời, nhiều suy ngẫm trăn trở của một nhà thơ rất có trách nhiệm với cuộc sống con người.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Bằng Việt (Trang 65 - 70)