Giải pháp về mặt tái cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách viễn thông đối với sự phát triển của Mobifone (Trang 82 - 84)

Trong giai đoạn gần đây hoạt động của VNPT đã bộc lộ nhiều bất cập. Nhiều chuyên gia nhận xét, nếu không tái cơ cấu, VNPT sẽ tiếp tục lao dốc trong khi các hãng viễn thông khác đang lớn mạnh lên từng ngày. Và việc tách Mobifone ra hoạt động độc lập là điều tất yếu của quy luật thị trƣờng.

Trong thời gian dài, Mobifone thƣờng xuyên có báo cáo doanh thu và lãi lớn, đạt mức tăng trƣởng tốt. Báo cáo tài chính năm 2012 của VNPT cho

thấy trong 8.5000 tỉ đồng lợi nhuận toàn tập đoàn thì MobiFone đóng góp khoảng 77.6% tƣơng ứng khoảng 6.6000 tỉ đồng[29]. Nhƣng bên cạnh đó, rất nhiều công ty con của tập đoàn làm ăn không hiệu quả, vì vậy Mobifone cũng không thể đủ nguồn lực để đầu tƣ các dự án lớn, do vậy những năm gần đây tốc độ tăng trƣởng của Mobifone có dấu hiệu chững lại. Chính vì vậy, MobiFone cần phải có chiến lƣợc, giải pháp kinh doanh mở rộng vùng phủ sóng, tạo ra sức mạnh cạnh tranh với các DN khác. Nếu không tập trung đầu tƣ vào hạ tầng, Mobifone sẽ khó khăn. Vì vậy việc tách Mobifone ra khỏi tập đoàn VNPT và tái cơ cấu lại bộ máy, tổ chức vào năm tới là một yếu tố vô cùng cần thiết và quan trong cho sự phát triển của Mobifone sau này. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn nhận vào mặt ngƣợc lại, nếu tách ra khỏi tập đoàn thì có thể không hoàn toàn thuận lợi ở một số mặt nào đấy, dẫn đến sự giảm sút về mặt tăng trƣởng của Mobifone, nhƣ đã trao đổi ở trên, vấn đề tách Mobifone ra khỏi tập đoàn là cơ hội cũng nhƣ thách thức của Công ty trong thời gian tới. Vì vậy trong thời gian tới đây cần phải nhanh chóng thực hiện việc tái cơ cấu theo hƣớng cổ phần hóa đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

Là mạng viễn thông di động đầu tiên của Việt Nam, ra đời trong những năm thời kì đầu đổi mới, Mobifone đã trải qua 20 năm đầy thăng trầm, khi mới hình thành, Mobifone chỉ có gần 100 cán bộ, nhân viên với hệ thống kỹ thuật bao gồm một tổng đài dung lƣợng 2000 số với 7 trạm thu phát sóng (BTS) tại Hà Nội cùng tổng đài 6400 số với 6 trạm BTS tại khu vực phía nam, phủ sóng tại 4 địa phƣơng TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Long Thành, Vũng Tàu. Đến nay Mobifone đã có 9 đơn vị trực thuộc và 3 công ty con hoạt động hiệu quả với tổng lực lƣợng lao động tren 5600 ngƣời. Mobifone đã đƣợc xây dựng mạng lƣới lớn mạnh với 20.000 trạm 2G, 11.000 trạm 3G đáp ứng đủ năng lực phục vụ cho hơn 40 triệu thuê bao di động hoạt động[7]. Với

quy mô hiện nay, Mobifone đủ tiềm lực đƣợc tách ra hạch toán độc lập là hợp lý về mọi mặt. Theo nghị định 25/2011/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Luật Viễn thông quy định một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ, hoặc cổ phần của DN viễn thông khách cùng kinh doanh trong một thị trƣờng dịch vụ viễn thông. Sỡ dĩ Nghị định 25/2011/NĐ-CP đƣa ra mức Sở hữu trên 20% vốn điều lệ, hoặc cổ phần để tránh tình trạng DN cạnh tranh không lành mạnh. Do vậy ứng viên sáng giá tách khỏi VNPT chính là Mobifone bởi lẽ dù do VNPT quản lí nhƣng về cơ bản Mobifone vẫn có chiến lƣợc kinh doanh độc lập. Theo đánh giá của Thứ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, Mobifone đã duy trì mô hình kinh doanh độc lập tự chủ khá tốt so với các đơn vị khác thuộc VNPT. Về nhân sự, đội ngũ con ngƣời của Mobifone đƣợc đào tạo và thử thách trong môi trƣờng hợp tác với nƣớc ngoài 10 năm và Mobifone đồng thời là cái nôi nhân sự của ngành thông tin di động Việt Nam.

Ông Phạm Hồng Hải, Cục trƣởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho rằng MobiFone là mạng lớn nhất và chuyên nghiệp trong việc tổ chức khai thác mạng, có chiến lƣợc rõ ràng, bài bản và nhiều sáng tạo. Kết quả thực tế cho thấy Mobifone là mạng có năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh tốt. Với những yếu tốt trên thì việc tách Mobifone ra khỏi tập đoàn để đảm bảo tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh là hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách viễn thông đối với sự phát triển của Mobifone (Trang 82 - 84)