Tác động đến việc phát triển hạ tầng kỹ thuật và công nghệ

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách viễn thông đối với sự phát triển của Mobifone (Trang 62)

- Tác động đến việc phát triển hạ tầng: Trong Luật viễn thông Chƣơng VI đã qui định rõ về các nguyên tác trong kết nối và chia sẽ hạ tầng viễn thông. Đối với dịch vụ thông tin di động hạ tầng viễn thông là hệ thống tổng đài, đƣờng truyền kết nối trên nền cáp quang, hệ thống trạm phát sóng BTS. Trƣớc những quy định chặt chẽ của luật đã phần nào hỗ trợ rất lớn cho Mobifone hành lang pháp lý trong việc đầu tƣ hợp tác khai thác viễn thông. Từ việc là một nhà mạng ra đời sớm nhất nhƣng do một số khó khăn nhất định trong việc đầu tƣ hạ tâng và phát triển mạng dẫn đến Mobifone là nhà mạng có vùng phủ sóng hẹp nhất trong ba mạng di động chiếm thị phần lớn tại Việt Nam. Từ năm 2009 nhờ chính sách sử dụng chung hạ tầng và việc cấp giấy phép xây dụng đƣợc Luật hóa đã phần nào khắc phục đƣợc điều đó. Hiện tại để đẩy nhanh tiến độ phát triển mạng và nâng cấp tổng Mobifone đảm bảo vùng phủ sóng 2G và roaming của Mobifone rộng khắp cả 64/64 tỉnh thành.

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.450 2.135 2.970 3.589 4.650 6.800 7.545 8.635 10.700 Bảng 2.5: Số liệu trạm BTS của Mobifone từ 2005 đến 2013

Đơn vị tính: trạm Nguồn: Báo cáo thường niên của Mobifone 2005 đến 2013

Biểu 2.5: Biểu đồ biểu thị quá trình tăng trưởng trạm BTS của Mobifone

Tác động đến Công nghệ: Ngày 2/4/2009 Bộ Thông tin và Truyền thông công bố 4 mạng di động trúng tuyển giấy phép 3G gồm: Viettel, VinaPhone, MobiFone, Liên doanh EVN Telecom và HT Mobile đây là một bƣớc tiến dài cho quá trình phát triển dịch vụ viễn thông. Từ đây dịch vụ thông tin di động không chỉ đơn thuần là thoại và SMS, các dịch vụ GTTT trên nền 3G sẽ là sản phẩm chủ lực trong việc gia tăng doanh thu của Mobifone cũng nhƣ các nhà mạng khác. Đối với dịch vụ 3G thì ngoài vùng phủ sóng thì chất lƣợng truyền tải dữ liệu (upload và download) quyết định nhiều tới hiệu quả sử dụng dịch vụ. Để có đƣợc tốc độ truyền tải ổn định và

cao thì Công ty phải chú trọng đến việc đầu tƣ công nghệ, công nghệ càng hiện đại càng nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm đƣợc chi phí đầu tƣ.

Ngoài ra các chính sách về đầu tƣ đƣợc Luật hóa trong Luật viễn thông đã tạo điều kiện cho việc hợp tác đầu tƣ công nghệ với các đối tác nƣớc ngoài đƣợc thuận lợi, chặt chẽ tránh việc chờ cấp phép từ các bộ ban ngành làm chậm trễ cơ hội kinh doanh. Hiện tại với việc tham gia liên minh viễn thông Quốc tế đã tạo điều kiện cho Mobifone trong việc hợp tác với các hãng viễn thông trong liên minh để cung cấp dịch vụ Roaming quốc tế cho khách hàng trên 120 quốc gia.

2.3.3 Tác động đến chiến lược phát triển dịch vụ và khách hàng

- Các dịch vụ thay thế: Với chính sách về giá và khuyến mại trong các điều 36, 37, 38 của nghị định 25/2011/NĐ-CP và Thông tƣ 04/2012/TT- BTTTT về quản lý thuê bao trả trƣớc đã thay đổi hoàn toàn chiến lƣợc phát triển khách hàng của Mobifone từ việc phát triển khách hàng theo số lƣợng, tăng lƣợng thuê bao trả trƣớc mới, với nhiều thuê bao ảo doanh thu thấp sang việc phát triển khách hàng thật khách hàng có APPRU cao.

Đối với doanh nghiệp có thị phần khống chế không đƣợc khuyến mại quá 50% giá của đơn vị hàng hóa điều này đã chấm dứt việc các nhà mạng chạy đua giảm giá khuyến mại, làm nảy sinh thị hiếu sử dụng sim rác để liên lạc trong một bộ phận khách hàng sử dụng dịch vụ. Tất cả các chƣơng trình khuyến mại phải đƣợc sự đồng ý của Bộ công thƣơng và trong quá trình khuyến mại tại địa phƣơng cần phải thông báo với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và Sở thông tin và Truyền thông điều này đã minh bạch việc khuyến mại giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên đây cũng là một khó khăn cho Mobifone bởi với một số khu vực phía Tây Bắc, Bắc Trung bộ thì thị phần của Mobifone còn hạn chế do vậy nếu thực hiện các chính sách khuyến

mại chung này thì Mobifone rất khó trong việc tiếp cận và phát triển khách hàng mới tại các khu vực này.

Ngoài ra việc thực hiện thông tƣ số 22/2009/TT-BTTTT ngày 24 tháng 06 năm 2009 và Thông tƣ 04/2012/TT-BTTTT cũng là điều bất lợi cho Mobifone vì trong ba nhà mạng có thị phần khống chế thì kênh phân phối của Mobifone là kênh phân phối chủ yếu thực hiện gián tiếp qua các đối tác Đại lý và hệ thống điểm bán lẻ. Nên việc đầu tƣ đầy đủ hạ tầng và đào tạo cho hệ thống này thay đổi phƣơng thức bán hàng từ bán sim trả trƣớc kích hoạt sẵn sang hình thức bán và đăng ký thông tin cho khách gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi hai đối thủ còn lại với mạng lƣới kênh phân phối trực tiếp và nhân viên trải khắp đến xã phƣờng thì việc triển khai thông tƣ này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Từ các khó khăn trên Mobifone đã phải thay đổi chiến lƣợc phát triển thuê bao của Doanh nghiệp theo hƣớng phân khúc thị trƣờng, trong đó chú trọng đến đối tƣợng là khách hàng tổ chức, doanh nghiệp đây là phân khúc khách hàng có thu nhập ổn định mang lại doanh thu cao. Tập trung phát triển dịch vụ Data, dịch vụ GTGT và các sản phẩm CNTT. Chúng ta có thể thấy rõ tác động của nó qua biểu đồ mô tả sự tăng trƣởng thuê bao trong những năm qua.

Năm

2005

Năm

2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

6,130,000 9,560,000 17,300,000 23,800,000 29,100,000 34,000,000 39,000,000 41,600,000 44,700000

Bảng 2.6: Số lượng thuê bao Mobifone từ 2005 đến 2013 của Mobifone

Đơn vị tính: TB Nguồn: Báo cáo thường niên của Mobifone 2005 đến 2013

quá trình tăng trưởng

Biểu 2.6: Biểu đồ biểu thị thuê bao của Mobifone 2005-2013 2.3.4 Tác động đến năng lực canh tranh và mở rộng thị trường

Thị phần các mạng di động đã có sự thay đổi lớn trong những năm gần đây. Sau khi Luật viễn thông và nghị định 25/2012/NĐ-CP chính sách giá cả và khuyến mại của 3 nhà mạng chiếm thị phần không chế bị quy định khung giá chặt chẽ, trong khi đó Beeline và Vietnammobile giảm giá hút khách với những gói cƣớc khủng đã thành công và trực tiếp cạnh tranh thị phần của 3 doanh nghiệp dẫn đầu.

Ngoài ra với thế mạnh của đơn vị quân đội cùng với việc sát nhập EVN Viettel ngày càng khẳng định với vị trí dẫn đầu, với các chiến lƣợc tập trung vào đối tƣợng khách hàng trẻ, khách hàng tiềm năng đã bứt phá từ 35% cuối năm 2010 lên đến 49.4% năm 2013. Còn Mobifone và Vinaphone nằm trong cơ chế quản lý chung của Tập đoàn VNPT và sự chậm trễ thực hiện quá trình tái cơ cấu đã phần nào bị đối thủ canh tranh chiếm mất thị phần Mobifone giảm từ 27.32% năm 2010 xuống 25% năm 2013, Vinaphone giảm từ 25.35% năm 2010 xuống 18% năm 2013 [18,19,20].

Sự thay đổi đƣợc biểu hiện rõ trong Biểu đồ thị phần thuê bao di động của hai giai đoạn này: Đơn vị tính: %

Doanh nghiệp Thị phần MobiFone 30 Vinaphone 22 Viettel 42 Sfone 3.7 HT Mobile 1.3 EVN telecom 1

Biểu 2.7: Số liệu thị phần các mạng di động năm 2008

Đơn vị tính: % Doanh nghiệp Thị phần MobiFone 25 Vinaphone 18 Viettel 49.4 Vietnammobile 3.8 Gmobile 3.8

Biểu 2.8: Số liệu thị phần các mạng di động năm 2013

Nguồn: Báo cáo Bộ thông tin và truyền thông 6/2013

Thị trƣờng trong nƣớc đã đến giai đoạn bão hòa đối với các dịch vụ cơ bản, truyền thống. Với việc đƣợc nhà nƣớc cấp phép 3G và sự bùng nổ của Smartphone đã phần nào thay đổi xu hƣớng tiêu dùng của khách hàng chuyển từ thoại và SMS sang dịch vụ data, GTGT. Mobifone để phát triển trong giai đoạn này và tuân thủ đúng các quy định của nhà nƣớc cần phải có chính sách

phù hợp cho các sản phẩm chỉ cung cấp các sản phẩm đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Bên cạnh đó phải đầu tƣ chất lƣợng mạng lƣới và kỹ thuật công nghệ để đem lại cho khách hàng các sản phẩm chất lƣợng cao, giá thành thấp, cạnh tranh đƣợc với các đối thủ.

2.4 Đánh giá chung tác động của chính sách đối với công ty.

2.4.1 Ưu điểm

Hỗ trợ Công ty về môi trƣờng kinh doanh vĩ mô với việc ra đời Luật viễn thông và các văn bản hƣớng dẫn dƣới luật đã tạo cho Công ty một hành lang pháp lý để hoạt động sản xuất kinh doanh và hợp tác.

Từ Luật viễn thông năm 2009 và nghị định 25 CP/NĐ-CP đƣợc ban hành đã cụ thể đã tác động tích cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp viễn thông.

Với việc quy định quyền sở hữu trong kinh doanh viễn thông một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong doanh nghiệp viễn thông thì không đƣợc sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trƣờng dịch vụ viễn thông thuộc danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ thông tin và Truyền thông quy định[9]. Đã buộc một số doanh nghiệp viễn thông phải tái cơ cấu, hoạt động theo mô hình mới các công ty con đƣợc tự chủ độc lập hơn nhằm phát huy hết sức mạnh và lợi thế của doanh nghiệp để phát triển. Từ đó các doanh nghiệp viễn thông sẽ tầng bƣớc cổ phần hóa. Ngoài ra điều này cũng tạo nên một thị trƣờng viễn thông cạnh tranh lành mạnh tránh việc hợp tác bắt tay để độc quyền về giá, các doanh nghiệp muốn phát triển cần nâng cao chất lƣợng dịch vụ.

Đối với chính sách giá và khuyến mãi đã nhằm ổn định thị trƣờng tránh việc các doanh nghiệp đua nhau giảm giá khuyến mãi .

2.4.2 Nhược điểm

Còn rất nhiều bất cập trong quản lý nhà nƣớc hiện nay với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động, mà để cất cánh, nhà nƣớc cần phải có cơ chế “cởi trói” cho các doanh nghiệp ở các khía cạnh sau:

- Bất cập về quản lý giá cƣớc: đây là một lĩnh vực mới chỉ đƣợc phát triển mạnh tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây và cơ chế quản lý của nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc kinh doanh trong lĩnh vực này còn rất chặt chẽ. Cụ thể là chính sách giá, đặc biệt chính sách giá đối với các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế hiện nay nhà nƣớc còn can thiệp quá sâu bằng việc qui định các mức giá bắt buộc. Với một mức giá cứng nhắc, thủ tục và qui trình thay đổi giá lại rất phức tạp, qua nhiều khâu và nhiều giai đoạn đã làm giảm đi tính linh hoạt và tính chủ động của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải luôn đƣa ra mức giá hợp lý hơn theo từng thời kỳ và thƣờng xuyên thay đổi linh hoạt, họ sử dụng giá nhƣ một công cụ quan trọng nhằm chiếm lĩnh thị trƣờng và phát triển khách hàng. Đối với một thị trƣờng có thu nhập thấp nhƣ Việt Nam hiện nay thì giá cƣớc có thể coi là yếu tố quan trọng không kém gì chất lƣợng dịch vụ trong thế mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp, do đó trong thời gian tới nhà nƣớc chỉ nên qui định giá trần và giá sàn để các doanh nghiệp có thể dựa vào chi phí, giá thành sản xuất mà tự định ra mức giá cho linh hoạt và phù hợp. Việc qui định nhƣ thế sẽ vừa là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, giảm mức cƣớc nhƣng cũng vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng, giá sàn sẽ là cái mốc để tránh việc các doanh nghiệp chạy đua cạnh tranh nhau về giá một cách thái quá.

- Bất cập về quản lý chất lƣợng dịch vụ: việc xây dựng các quy định và chế tài cho các doanh nghiệp thực hiện bình đẳng quyền và nghĩa vụ trong vấn đề quản lý chất lƣợng dịch vụ cần phải sát sao và nghiêm túc hơn. Mặc dù

bộ bƣu chính viễn thông có quy định phải báo cáo và công bố chất lƣợng dịch vụ nhƣng trong thời gian qua có một số doanh nghiệp chƣa thực hiện chế độ báo cáo công khai chất lƣợng dịch vụ. Điều này khiến cho bản thân các doanh nghiệp và khách hàng mất lòng tin vào việc quản lý chất lƣợng của nhà nƣớc. Quản lý không chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm đƣợc kẽ hở lách luật để cạnh tranh không công bằng và lành mạnh.

- Việc thực thi các chính sách văn bản chƣa đúng lộ trình quy định, khi nghị định 25/2012/NĐ-CP đƣợc ban hành đã buộc Tập đoàn VNPT phải tiến hành quá trình tái cơ cấu nhƣng do nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tái cơ cấu chậm trễ. Dẫn đến sự trì trệ và có phần đi xuống của các Công ty trong tập đoàn, trong đó Mobifone bị ảnh hƣởng nặng nề vì trong tâm lý chờ đợi, chính sách đầu tƣ bị đóng khung, các chính sách về chi phí và sản phẩm phụ thuộc nhiều đến đơn vị chủ quản, giảm tính nhạy bén chủ động trong việc thực thi các chiến lƣợc kinh doanh, dẫn đến việc mất thị phần tại một số thị trƣờng về tay đối thủ.

Kết luận chƣơng 2:

Tóm trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã thuận lợi hơn rất nhiều nhờ tính đồng bộ của hành lang pháp lý và chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc. Tuy nhiên do một số qui định trong các văn bản gần đây của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông nhƣ chính sách sở hữu, giá cƣớc và khuyến mại đã ảnh hƣởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong ngắn hạn. Đánh giá các tác động của chính sách đến Công ty một cách toàn diện, tìm hiểu nguyên nhân và đã tiến hành nhiều giải pháp trƣớc mắt cũng nhƣ thay đổi chiến lƣợc kinh doanh dài hạn. Giúp Công ty khẳng định vị thế của mình trong thị trƣờng viễn thông di động và phát triển bền vững nâng cao giá trị thƣơng hiệu tăng trƣởng về doanh thu và lợi nhuận.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH VỀ VIỄN THÔNG ĐỐI VỚI MOBIFONE

3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty thông tin di động trong giai đoạn mới. mới.

3.1.1 Cơ hội phát triển thị trường của Công ty.

3.1.1.1 Đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam.

Các đặc điểm của môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội có ảnh hƣởng rất lớn đến việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động nói riêng. Các đặc điểm kinh tế gồm: xu hƣớng tăng trƣởng hay suy thoái GNP. Khi GNP tăng trƣởng thì tổng nhu cầu sẽ tăng và ngƣợc lại khi GNP giảm thì tổng nhu cầu sẽ giảm. Yếu tố thứ hai là lãi suất, khi lãi suất tăng nhu cầu đầu tƣ giảm và thƣờng thì nhu cầu tiêu dùng giảm. Yếu tố lạm phát, thất nghiệp, sự sẵn có của nguồn nhân lực cũng tác động đến xu hƣớng tiêu dùng hoặc ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ phát triển doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trƣởng GDP ở mức thấp năm 2011 đạt 5,89%, 2012[24] đạt 5,03% và năm 2013 dự kiến đạt 5,5%[25] , Trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cũng nhƣ của Việt Nam thì việc kinh doanh của các Công ty, tập đoàn đều rất khó khăn, với chính sách mở cửa, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập phát triển kinh tế quốc tế của chính phủ ta sẽ làm gia tăng mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh, thƣơng mại, đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài vào Việt Nam, ngành du

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách viễn thông đối với sự phát triển của Mobifone (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)