Những thách thức đối với công ty

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách viễn thông đối với sự phát triển của Mobifone (Trang 75)

Về mặt lý thuyết, thách thức đối với các doanh nghiệp thƣờng đến từ môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp, ví dụ nhƣ: sự bất ổn của chính trị, sự thay đổi về quản lý nhà nƣớc với nhiều quy chế, quy định mới ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, sự gia tăng các rào cản gia nhập ngành và hơn hết là hai yếu tố: khách hàng và các sự phát triển của các sản

phẩm, dịch vụ thay thế từ các đối thủ cạnh tranh.

Là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, thách thức đối với phát triển kinh doanh gồm có các yếu tố nhƣ: sự thay đổi nhu cầu,thị hiếu của khách hàng, thay đổi quy định hay môi trƣờng quản lý nhà nƣớc...nhƣng thách thức lớn nhất có thể đƣợc xác định là từ các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong lĩnh vực thông tin di động vào việt nam.

Khách hàng tiềm năng của dịch vụ qua quá trình phát triển kinh doanh và các cuộc điều tra khách hàng đƣợc xác định là đối tƣợng trẻ tuổi (55% là từ 16 đến 35 tuổi)1, chính vì vậy, đây là lớp khách hàng chƣa có sự ổn định cao mà dễ dời chuyển sử dụng dịch vụ từ doanh nghiệp cung cấp này sang doanh nghiệp khác để tranh thủ các khuyến mại của các đối thủ. Trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động, ngƣời ta gọi đây là đối tƣợng khách hàng dễ “rời mạng” và nhạy cảm. Trung bình, mỗi một doanh nghiệp hiện nay phát triển đƣợc bốn khách hàng thì chỉ giữ lại đƣợc một khách hàng trung thành. Do vậy, các doanh nghiệp phải có giải pháp để giải quyết thách thức này.

Một thách thức không nhỏ nữa là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ trong và ngoài nƣớc. trƣớc tiềm năng thị trƣờng lớn nhƣ trên, các đối thủ có rất nhiều chính sách về giá cả, sản phẩm, khuyến mãi để phát triển thuê bao, giành thị phần. Đây là một trong những thách thức lớn nhất của Công ty, cũng nhƣ các doanh nghiệp kinh doanh về viễn thông. Theo cam kết viễn thông WTO, rào cản cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài đƣợc vào kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam cũng đã tháo gỡ, với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực lớn.

3.1.3 Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong giai đoạn mới.

Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay, việc các nhà mạng

giữ đƣợc thì phần là rất khó, còn để tìm kiếm và phát triển thị trƣờng thì đỏi hỏi một nỗ lực rất lớn của các Công ty, Doanh nghiệp. Nhƣ đã trao đổi trên, trong thời gian tới Công ty Thông tin Di động đƣợc chuyển sang Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý và cổ phần hóa là một cơ hội tốt để Công ty có những thay đổi, chính sách mới phù hợp với thị trƣờng viễn thông hiện nay tại Việt Nam.

Mạng Mobifone có lợi thế về công tác chăm sóc khách hàng và việc cung cấp, đa dạng các dịch vụ giá trị gia tăng, các giá trị này tạo ra một sự khác biệt giữa sản phẩm dịch vụ Mobifone và sản phẩm dịch vụ của các mạng khác rất nhiều, đây là một trong những lợi thế kinh doanh của Mobifone, lợi thế kinh doanh cần phải duy trì và phát huy trong thời gian tới qua các khía cạnh sau:

Phát triển sản phẩm mới: Với mạng Mobifone có thể thực hiện đƣợc thông qua việc liên tục đƣa ra các dịch vụ giá trị gia tăng phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng.

Hoàn thiện các sản phẩm hữu hiệu: Tăng cƣờng dung lƣợng tổng đài, mở rộng vùng phủ sóng, đẩy nhanh tốc độ lắp đặt vùng phủ sóng, đảm bảo tăng chất lƣợng dịch vụ thông tin di động, hoàn hảo hơn. Đây là yếu tố cần thiết để giữ khách hàng và phát triển khách hàng trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt này.

Tìm thị trƣờng trên các địa bàn mới, những địa bàn từ trƣớc tới nay ta chƣa thâm nhập, mở rộng lực lƣợng Bán hàng và mở thêm các mạng lƣới tiêu thụ mới.

Tìm thị trƣờng mục tiêu mới, cách này bao hàm việc tìm kiếm các đối tƣợng khách hàng, mục tiêu hoàn toàn mới trong cùng một thị trƣờng hiện tại. Ngoài ra có thể thực hiện các nỗ lực đặc biệt khác nhƣ phát triển kênh tiêu thụ mới hoặc có thể sự dụng các phƣơng tiện quảng cáo mới.

Nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc khách hàng, tạo thế chủ động của các cữa hàng trong công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao giá trị và đa dạng hóa các chƣơng trình chăm sóc khách hàng. Hiện nay các chƣơng trình chăm sóc khách hàng của Mobifone tuy nhiều nhƣng giá trị từng chƣơng trình không lớn, chất lƣợng sản phẩm quà tặng không tốt; điều này cần phải có sự thay đổi, số lƣợng chƣơng trình có thể không cần quá nhiều, nhƣng chất lƣợng quà tặng phải tốt hơn.

Tăng cƣờng chăm sóc các đại lý, đại lý chuyên và điểm bán lẻ. Các đại lý phải đƣợc xem là các đối tác thực sự, tránh suy nghĩ theo kiểu xin cho ở một số cấp quản lý, chính sách ban hành để các đại lý thực hiện chính xác, đúng quy định và pháp luật, tránh tình trạng ban hành các quy định lỏng lẻo, vô trách nhiệm. Các chƣơng trình chăm sóc, hỗ trợ đại lý và điểm bán lẻ phải dể dàng để cho các đại lý và điểm bán lẻ tham gia. Có chế độ chăm sóc đặc biệt kênh phân phối tại các thị trƣờng còn khó khăn về vùng phủ sóng vì chính họ là mủi nhọn để triển khai dịch vụ Mobifone trong điều kiện áp lực cạnh tranh cao từ các đối thủ khách có chất lƣợng phủ sóng tốt hơn.

Mở rộng kênh phân phối phù hợp và theo kịp tình hình phát triển của từng tỉnh và thị trƣờng chung của các tỉnh. Phát triển kênh phân phối về các điểm vùng sâu, xa, đảm bảo hàng hóa Mobifone có mặt đều khắp thị trƣờng. Phối hợp với chính quyền địa phƣơng, ban quản lý các khu công nghiệp phát triển mạnh, kênh phân phối tại các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp tỉnh.

Nâng cao hình ảnh Mobifone tại các điểm bán lẻ, hiện nay hình ảnh của Mobifone tại các điểm bán là rất ít và hời hợt. Cần phải cải thiện tình hình này bằng các phát động các phong trào thi đua, trƣng bày và duy trì hình ảnh tại các điểm bán, cửahàng bán lẻ sản phẩm. Các phần thƣởng phải đủ mạnh để duy trì thị trƣờng.

Cải thiện và nâng cao kênh phân phối bán hàng trực tiếp tại các tỉnh. Tổ chức đội bán hàng trực tiếp có quy mô vừa và lớn, hoạt động theo quy chế ổn định, do nhân viên chính thức phụ trách tại địa bàn.

Tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực vững về kiến thức chuyên môn, giỏi khả năng ngoại giao, nhiệt tình trong các công tác trong địa bàn tỉnh, có chính sách quy định từng chức danh tại các đơn vị kinh doanh tỉnh, tuyển đủ nhân sự cho các chức danh. Tránh tình trạng một nhân viên kiêm nhiệm nhiều chức danh khi công việc không đạt hiệu quả hoặc phạm sai lầm mới kỷ luật họ, nhƣ vậy là không công bằng.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực thi chính sách về viễn thông tại Mobifone thông tại Mobifone

3.2.1 Đẫy mạnh thực thi các chính sách về viễn thông đến Công ty.

Chính sách viễn thông của Việt Nam đang thực hiện theo hƣớng mở cửa tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông, đây là một điều kiện thuận lợi về chính sách để các doanh nghiệp đƣa ra các phƣơng án, giải pháp, các trƣơng trình phù hợp thị trƣờng cạnh tranh hiện nay. Việc thực thi các chính sách về viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông, của Chính phủ... là điều kiện đầu tiên để các doanh nghiệp trong ngành hoạt động tốt và có hiệu quả đối với thị trƣờng hiện nay.

Theo chiến lƣợc phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2020:”Với công nghệ thông tin và truyền thông làm nòng cốt, Việt Nam sẽ chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - Xã hội thành một nước có trình độ tiên tiến về phát triển tri thức và xã hội thông tin, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[1] trên cơ sở định hƣớng và mục tiêu phát triển đề ra trong nghị quyết đại hội X của Đảng đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội, quan điểm phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 sẽ gồm 04 ý chính nhƣ sau:

Viễn thông là một ngành hạ tầng thông tin của xã hội. Với vai trò là một ngành hạ tầng, sự phát triển của ngành viễn thông sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Ngƣợc lại, nếu ngành viễn thông bị trì trệ sẽ gây ra khó khăn cho sự phát triển của nên kinh tế, vì thế phải ƣu tiên đầu tƣ để phát triển ngành viễn thông trƣớc các ngành kinh tế khác.

Viễn thông là một ngành kinh tế lớn. Ngoài vai trò là hạ tầng phục vụ chung cho nên kinh tế đất nƣớc, ngành viễn thông phải tiếp tục duy trì vai trò hàng đầu về đóng góp doanh thu cho sự tăng trƣởng GDP của đất nƣớc. Sự phát triển của ngành viễn thông phải đảm bảo về an ninh trật tự xã hội, giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia, Viễn thông phải góp phần nâng cao dân trí, đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân thông qua các dịch vụ cung cấp. Tầm qua trọng của ngành viễn thông đã đƣợc đại hội Đảng X thông qua, đây là một bƣớc ngoặt quan trọng trong thời gian tới. Đây là một trong những thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh về viễn thông, trong đó có Công ty Thông tin Di động, kèm theo chủ trƣơng này thì mọi chính sách của Nhà nƣớc sẽ ủng hộ cho sự phát triển của ngành viễn thông. Chúng ta cần phải đón đầu các nhu cầu của Thị trƣờng để phát triển tốt nhất trong thời gian tới. Vì vậy việc thực thi các chính sách về viễn thông đến doanh nghiệp là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

3.2.2 Phối hợp các Doanh nghiệp viễn thông xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi.

Môi trƣờng vĩ mô là một yếu tố mà các doanh nghiệp không thể kiểm soát đƣợc, sự tác động của các yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là rất lớn. Chính vì vậy mà nhà nƣớc cần chủ động đƣa ra những chính sách điều tiết vĩ mô, tạo ra một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, khuyến khích đầu tƣ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động nói chung thu hút ngày càng nhiều vốn

đầu tƣ từ các cá nhân, tổ chức trong nƣớc, và các doanh nghiệp nƣớc ngoài nhằm mở rộng kinh doanh và phát triển mạng lƣới. Muốn vậy nhà nƣớc cần phải giám sát việc thực hiện Luật bƣu chính – viễn thông một cách đồng bộ tại tất cả các doanh nghiệp viễn thông, tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động đầu tƣ kinh doanh và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời cải cách các thủ tục hành chính trong việc kí kết các hợp đồng đầu tƣ, giảm thiểu các khâu phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác đầu tƣ kinh doanh.

Một vấn đề mang tính tất yếu hiện nay phải làm đó là việc cải cách cơ chế quản lý của nhà nƣớc. Trong thời gian tới việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc, trong đó có VMS, Vinaphone và Viettel phải đƣợc tiến hành một cách nhanh chóng nhằm tạo điều kiện nâng cao nội lực cho các doanh nghiệp trƣớc khi bƣớc vào thời gian hội nhập thực sự. Các doanh nghiệp cổ phần hoá sẽ có điều kiện thu hút thêm vốn từ các nguồn khác nhau thông qua việc phát hành các loại chứng khoán. Việc cổ phần hóa vừa là cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào các doanh nghiệp nói trên và cũng vừa là cơ hội cho họ có thể tiếp thu những kỹ năng, kinh nghiệm quản lý và điều hành khai thác, tranh thủ đƣợc nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển kinh doanh, mở rộng mạng lƣới trong những giai đoạn tiếp theo.

- Cần thống nhất các định hƣớng, quy hoạch, giám sát điều phối và quy trình chia sẻ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và xã hội, tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh công khai cho các doanh nghiệp. ngay nhƣ các chế độ báo cáo của bộ bƣu chính viễn thông cũng còn rất nhiều hạn chế, các doanh nghiệp báo cáo chƣa thực sự sát với những gì họ thực hiện và chính vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu về thị trƣờng, thông tin khó phản ánh hết các yếu tố và đặc điểm, quy mô của thị trƣờng để giúp các doanh nghiệp có chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả.

- Thành lập hiệp hội thông tin di động Việt Nam: việc thành lập một hiệp hội cho các doanh nghiệp cùng hợp tác và cạnh tranh là hết sức cần thiết trong môi trƣờng kinh doanh hiện nay. Nhƣ những diễn biến trên thị trƣờng cho thấy: mỗi một doanh nghiệp đều mong muốn phát triển kinh doanh và vƣơn lên vị trí phía trên, vì thế, khuyến mại, giảm giá liên tục để phát triển khách hàng. Cuộc chiến khuyến mại đã phần nào hạ nhiệt không có một bàn tròn hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, cuộc chiến giảm giá, khuyến mại, thuê bao rời mạng, chất lƣợng dịch vụ đi xuống sẽ không có hồi kết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng chung cơ sở hạ tầng đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tƣ và ổn định qui hoạch. Theo tính toán của các chuyên gia thì để phủ sóng trên 90% dân cƣ trên toàn lãnh thổ Viêt Nam thì cần khoảng 14000 trạm BTS, nếu không có chính sách khuyến khích sử dụng chung cơ sở hạ tầng thì với 6 mạng tổng số trạm BTS sẽ rất lớn gây lãng phí đầu tƣ cho nền kinh tế và xã hội. Mặt khác đi đôi với số trạm BTS là cột cao nhà trạm với số lƣợng lớn sẽ ảnh hƣởng đến mỹ quan quy hoạch và không gian dành cho các ngành khác. Vì vậy chính phủ cần có chính sách sử dụng chung cơ sở hạ tầng đối với các doanh nghiệp kinh doanh và xây dựng mạng thông tin di động.

3.3. GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG.

3.3.1 Giải pháp về mặt tái cơ cấu tổ chức.

Trong giai đoạn gần đây hoạt động của VNPT đã bộc lộ nhiều bất cập. Nhiều chuyên gia nhận xét, nếu không tái cơ cấu, VNPT sẽ tiếp tục lao dốc trong khi các hãng viễn thông khác đang lớn mạnh lên từng ngày. Và việc tách Mobifone ra hoạt động độc lập là điều tất yếu của quy luật thị trƣờng.

Trong thời gian dài, Mobifone thƣờng xuyên có báo cáo doanh thu và lãi lớn, đạt mức tăng trƣởng tốt. Báo cáo tài chính năm 2012 của VNPT cho

thấy trong 8.5000 tỉ đồng lợi nhuận toàn tập đoàn thì MobiFone đóng góp khoảng 77.6% tƣơng ứng khoảng 6.6000 tỉ đồng[29]. Nhƣng bên cạnh đó, rất nhiều công ty con của tập đoàn làm ăn không hiệu quả, vì vậy Mobifone cũng không thể đủ nguồn lực để đầu tƣ các dự án lớn, do vậy những năm gần đây tốc độ tăng trƣởng của Mobifone có dấu hiệu chững lại. Chính vì vậy, MobiFone cần phải có chiến lƣợc, giải pháp kinh doanh mở rộng vùng phủ sóng, tạo ra sức mạnh cạnh tranh với các DN khác. Nếu không tập trung đầu tƣ vào hạ tầng, Mobifone sẽ khó khăn. Vì vậy việc tách Mobifone ra khỏi tập đoàn VNPT và tái cơ cấu lại bộ máy, tổ chức vào năm tới là một yếu tố vô cùng cần thiết và quan trong cho sự phát triển của Mobifone sau này. Tuy

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách viễn thông đối với sự phát triển của Mobifone (Trang 75)