Đẫy mạnh thực thi các chính sách về viễn thông đến Công ty

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách viễn thông đối với sự phát triển của Mobifone (Trang 79)

Chính sách viễn thông của Việt Nam đang thực hiện theo hƣớng mở cửa tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông, đây là một điều kiện thuận lợi về chính sách để các doanh nghiệp đƣa ra các phƣơng án, giải pháp, các trƣơng trình phù hợp thị trƣờng cạnh tranh hiện nay. Việc thực thi các chính sách về viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông, của Chính phủ... là điều kiện đầu tiên để các doanh nghiệp trong ngành hoạt động tốt và có hiệu quả đối với thị trƣờng hiện nay.

Theo chiến lƣợc phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2020:”Với công nghệ thông tin và truyền thông làm nòng cốt, Việt Nam sẽ chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - Xã hội thành một nước có trình độ tiên tiến về phát triển tri thức và xã hội thông tin, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[1] trên cơ sở định hƣớng và mục tiêu phát triển đề ra trong nghị quyết đại hội X của Đảng đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội, quan điểm phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 sẽ gồm 04 ý chính nhƣ sau:

Viễn thông là một ngành hạ tầng thông tin của xã hội. Với vai trò là một ngành hạ tầng, sự phát triển của ngành viễn thông sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Ngƣợc lại, nếu ngành viễn thông bị trì trệ sẽ gây ra khó khăn cho sự phát triển của nên kinh tế, vì thế phải ƣu tiên đầu tƣ để phát triển ngành viễn thông trƣớc các ngành kinh tế khác.

Viễn thông là một ngành kinh tế lớn. Ngoài vai trò là hạ tầng phục vụ chung cho nên kinh tế đất nƣớc, ngành viễn thông phải tiếp tục duy trì vai trò hàng đầu về đóng góp doanh thu cho sự tăng trƣởng GDP của đất nƣớc. Sự phát triển của ngành viễn thông phải đảm bảo về an ninh trật tự xã hội, giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia, Viễn thông phải góp phần nâng cao dân trí, đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân thông qua các dịch vụ cung cấp. Tầm qua trọng của ngành viễn thông đã đƣợc đại hội Đảng X thông qua, đây là một bƣớc ngoặt quan trọng trong thời gian tới. Đây là một trong những thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh về viễn thông, trong đó có Công ty Thông tin Di động, kèm theo chủ trƣơng này thì mọi chính sách của Nhà nƣớc sẽ ủng hộ cho sự phát triển của ngành viễn thông. Chúng ta cần phải đón đầu các nhu cầu của Thị trƣờng để phát triển tốt nhất trong thời gian tới. Vì vậy việc thực thi các chính sách về viễn thông đến doanh nghiệp là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

3.2.2 Phối hợp các Doanh nghiệp viễn thông xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi.

Môi trƣờng vĩ mô là một yếu tố mà các doanh nghiệp không thể kiểm soát đƣợc, sự tác động của các yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là rất lớn. Chính vì vậy mà nhà nƣớc cần chủ động đƣa ra những chính sách điều tiết vĩ mô, tạo ra một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, khuyến khích đầu tƣ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động nói chung thu hút ngày càng nhiều vốn

đầu tƣ từ các cá nhân, tổ chức trong nƣớc, và các doanh nghiệp nƣớc ngoài nhằm mở rộng kinh doanh và phát triển mạng lƣới. Muốn vậy nhà nƣớc cần phải giám sát việc thực hiện Luật bƣu chính – viễn thông một cách đồng bộ tại tất cả các doanh nghiệp viễn thông, tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động đầu tƣ kinh doanh và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời cải cách các thủ tục hành chính trong việc kí kết các hợp đồng đầu tƣ, giảm thiểu các khâu phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác đầu tƣ kinh doanh.

Một vấn đề mang tính tất yếu hiện nay phải làm đó là việc cải cách cơ chế quản lý của nhà nƣớc. Trong thời gian tới việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc, trong đó có VMS, Vinaphone và Viettel phải đƣợc tiến hành một cách nhanh chóng nhằm tạo điều kiện nâng cao nội lực cho các doanh nghiệp trƣớc khi bƣớc vào thời gian hội nhập thực sự. Các doanh nghiệp cổ phần hoá sẽ có điều kiện thu hút thêm vốn từ các nguồn khác nhau thông qua việc phát hành các loại chứng khoán. Việc cổ phần hóa vừa là cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào các doanh nghiệp nói trên và cũng vừa là cơ hội cho họ có thể tiếp thu những kỹ năng, kinh nghiệm quản lý và điều hành khai thác, tranh thủ đƣợc nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển kinh doanh, mở rộng mạng lƣới trong những giai đoạn tiếp theo.

- Cần thống nhất các định hƣớng, quy hoạch, giám sát điều phối và quy trình chia sẻ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và xã hội, tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh công khai cho các doanh nghiệp. ngay nhƣ các chế độ báo cáo của bộ bƣu chính viễn thông cũng còn rất nhiều hạn chế, các doanh nghiệp báo cáo chƣa thực sự sát với những gì họ thực hiện và chính vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu về thị trƣờng, thông tin khó phản ánh hết các yếu tố và đặc điểm, quy mô của thị trƣờng để giúp các doanh nghiệp có chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả.

- Thành lập hiệp hội thông tin di động Việt Nam: việc thành lập một hiệp hội cho các doanh nghiệp cùng hợp tác và cạnh tranh là hết sức cần thiết trong môi trƣờng kinh doanh hiện nay. Nhƣ những diễn biến trên thị trƣờng cho thấy: mỗi một doanh nghiệp đều mong muốn phát triển kinh doanh và vƣơn lên vị trí phía trên, vì thế, khuyến mại, giảm giá liên tục để phát triển khách hàng. Cuộc chiến khuyến mại đã phần nào hạ nhiệt không có một bàn tròn hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, cuộc chiến giảm giá, khuyến mại, thuê bao rời mạng, chất lƣợng dịch vụ đi xuống sẽ không có hồi kết.

- Sử dụng chung cơ sở hạ tầng đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tƣ và ổn định qui hoạch. Theo tính toán của các chuyên gia thì để phủ sóng trên 90% dân cƣ trên toàn lãnh thổ Viêt Nam thì cần khoảng 14000 trạm BTS, nếu không có chính sách khuyến khích sử dụng chung cơ sở hạ tầng thì với 6 mạng tổng số trạm BTS sẽ rất lớn gây lãng phí đầu tƣ cho nền kinh tế và xã hội. Mặt khác đi đôi với số trạm BTS là cột cao nhà trạm với số lƣợng lớn sẽ ảnh hƣởng đến mỹ quan quy hoạch và không gian dành cho các ngành khác. Vì vậy chính phủ cần có chính sách sử dụng chung cơ sở hạ tầng đối với các doanh nghiệp kinh doanh và xây dựng mạng thông tin di động.

3.3. GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG.

3.3.1 Giải pháp về mặt tái cơ cấu tổ chức.

Trong giai đoạn gần đây hoạt động của VNPT đã bộc lộ nhiều bất cập. Nhiều chuyên gia nhận xét, nếu không tái cơ cấu, VNPT sẽ tiếp tục lao dốc trong khi các hãng viễn thông khác đang lớn mạnh lên từng ngày. Và việc tách Mobifone ra hoạt động độc lập là điều tất yếu của quy luật thị trƣờng.

Trong thời gian dài, Mobifone thƣờng xuyên có báo cáo doanh thu và lãi lớn, đạt mức tăng trƣởng tốt. Báo cáo tài chính năm 2012 của VNPT cho

thấy trong 8.5000 tỉ đồng lợi nhuận toàn tập đoàn thì MobiFone đóng góp khoảng 77.6% tƣơng ứng khoảng 6.6000 tỉ đồng[29]. Nhƣng bên cạnh đó, rất nhiều công ty con của tập đoàn làm ăn không hiệu quả, vì vậy Mobifone cũng không thể đủ nguồn lực để đầu tƣ các dự án lớn, do vậy những năm gần đây tốc độ tăng trƣởng của Mobifone có dấu hiệu chững lại. Chính vì vậy, MobiFone cần phải có chiến lƣợc, giải pháp kinh doanh mở rộng vùng phủ sóng, tạo ra sức mạnh cạnh tranh với các DN khác. Nếu không tập trung đầu tƣ vào hạ tầng, Mobifone sẽ khó khăn. Vì vậy việc tách Mobifone ra khỏi tập đoàn VNPT và tái cơ cấu lại bộ máy, tổ chức vào năm tới là một yếu tố vô cùng cần thiết và quan trong cho sự phát triển của Mobifone sau này. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn nhận vào mặt ngƣợc lại, nếu tách ra khỏi tập đoàn thì có thể không hoàn toàn thuận lợi ở một số mặt nào đấy, dẫn đến sự giảm sút về mặt tăng trƣởng của Mobifone, nhƣ đã trao đổi ở trên, vấn đề tách Mobifone ra khỏi tập đoàn là cơ hội cũng nhƣ thách thức của Công ty trong thời gian tới. Vì vậy trong thời gian tới đây cần phải nhanh chóng thực hiện việc tái cơ cấu theo hƣớng cổ phần hóa đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

Là mạng viễn thông di động đầu tiên của Việt Nam, ra đời trong những năm thời kì đầu đổi mới, Mobifone đã trải qua 20 năm đầy thăng trầm, khi mới hình thành, Mobifone chỉ có gần 100 cán bộ, nhân viên với hệ thống kỹ thuật bao gồm một tổng đài dung lƣợng 2000 số với 7 trạm thu phát sóng (BTS) tại Hà Nội cùng tổng đài 6400 số với 6 trạm BTS tại khu vực phía nam, phủ sóng tại 4 địa phƣơng TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Long Thành, Vũng Tàu. Đến nay Mobifone đã có 9 đơn vị trực thuộc và 3 công ty con hoạt động hiệu quả với tổng lực lƣợng lao động tren 5600 ngƣời. Mobifone đã đƣợc xây dựng mạng lƣới lớn mạnh với 20.000 trạm 2G, 11.000 trạm 3G đáp ứng đủ năng lực phục vụ cho hơn 40 triệu thuê bao di động hoạt động[7]. Với

quy mô hiện nay, Mobifone đủ tiềm lực đƣợc tách ra hạch toán độc lập là hợp lý về mọi mặt. Theo nghị định 25/2011/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Luật Viễn thông quy định một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ, hoặc cổ phần của DN viễn thông khách cùng kinh doanh trong một thị trƣờng dịch vụ viễn thông. Sỡ dĩ Nghị định 25/2011/NĐ-CP đƣa ra mức Sở hữu trên 20% vốn điều lệ, hoặc cổ phần để tránh tình trạng DN cạnh tranh không lành mạnh. Do vậy ứng viên sáng giá tách khỏi VNPT chính là Mobifone bởi lẽ dù do VNPT quản lí nhƣng về cơ bản Mobifone vẫn có chiến lƣợc kinh doanh độc lập. Theo đánh giá của Thứ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, Mobifone đã duy trì mô hình kinh doanh độc lập tự chủ khá tốt so với các đơn vị khác thuộc VNPT. Về nhân sự, đội ngũ con ngƣời của Mobifone đƣợc đào tạo và thử thách trong môi trƣờng hợp tác với nƣớc ngoài 10 năm và Mobifone đồng thời là cái nôi nhân sự của ngành thông tin di động Việt Nam.

Ông Phạm Hồng Hải, Cục trƣởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho rằng MobiFone là mạng lớn nhất và chuyên nghiệp trong việc tổ chức khai thác mạng, có chiến lƣợc rõ ràng, bài bản và nhiều sáng tạo. Kết quả thực tế cho thấy Mobifone là mạng có năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh tốt. Với những yếu tốt trên thì việc tách Mobifone ra khỏi tập đoàn để đảm bảo tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh là hợp lý nhất.

3.3.2 Giải pháp về măt đổi mới công nghệ, phát triển dịch vụ mới.

Trong thời gian gần đây việc phát triển trạm phát sóng tại các tỉnh đã bị chững lại vì nhiều nguyên nhân, khiến cho vùng phủ sóng của Mobifone bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh, ảnh hƣởng đến việc phát triển kinh doanh. Để khắc phục tình trạng này, khôi phục lòng tin của khách hàng, và khai thác hết thị trƣờng tiềm năng tiến độ lắp đặt trạm phủ sóng cần phải đẩy nhanh hơn nữa,bù lại cho thời gian bị chậm vừa qua. Trong thời gian ngắn nhất phải

hoàn thành việc phát sóng hết các trạm trong kế hoạch dự kiến và phải lắp thêm nhiều trạm nữa tại vùng phủ sóng còn yếu.

Từ nay đến năm 2020 để phục vụ lƣợng thuê bao phát triển theo mục tiêu, định hƣớng thì cần phải lắp đặt thêm nhiều tổng đài hơn nữa để tăng dung lƣợng. Để phục vụ tốt nhu cầu, tránh lảng phí tài nguyên các tổng đài nên lắp đạt địa bàn phục vụ cho từng tỉnh, hoặc cụm tỉnh, do các đơn vị vận hành khai thác. Các doanh nghiệp hiện nay nói chung, VMS–Mobifone nói riêng muốn phát triển hơn nữa, muốn luôn giữ thế chủ đạo trong việc cung cấp dịch vụ thông tin di động để có thể cạnh tranh với các đối tác mới tham gia thị trƣờng cần phải mở rộng qui mô cũng nhƣ đổi mới công nghệ.

Do đó Công ty phải nhận thức sâu sắc điều này, phải luôn nâng cấp, cập nhật công nghệ tiên tiến, không ngừng nâng cao chất lƣợng mạng 3G để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong tƣơng lai Công ty Thông tin di động phải chủ động nâng cấp mạng của mình thành công nghệ thông tin di động GSM thế hệ thứ 4 (4G) để theo kịp đà phát triển của thông tin di động toàn cầu. Không dừng lại ở việc áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại vào kinh doanh mà cần phải chú trọng vào việc áp dụng các nghiên cứu KHCN vào quá trình SXKD để đáp ứng hơn nữa việc phục vụ khách hàng trong nhiều năm tới. Và đặc biệt cần phải phát triển các dịch vụ mới, các sản phẩm CNTT thay thế cho việc suy hao của dịch vụ thoại và SMS.

Một khi công nghệ đã thay đổi, chất lƣợng dịch vụ thông tin di động sẽ đƣợc nâng cao, khách hàng sử dụng sẽ cảm thấy yên tâm, hài lòng hơn.

3.3.3 Giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh.

3.3.3.1 Đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Khi hệ thống tổng đài cũng nhƣ các trạm thu phát sóng đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp, nâng cao chất lƣợng, nâng cao tốc độ xử lý thì các dịch vụ kèm theo cần đa dạng hơn nữa để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ 3G và smartphone thì chất lƣợng cuộc gọi thoại không phải là sự lựa chọn duy nhất. Đặc biệt trong thời gian gần với sự bùng nổ của của dịch vụ nhắn tin miễn phí trên Internet (OTT) đã làm ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Buộc Mobifone phải đƣa ra các ứng dụng đặc biệt trên điện thoại dành cho giải trí, quản lý thông tin, giao dịch điện tử thƣơng mại mới tạo ra đƣợc nét khác biệt tăng cƣờng năng lực cạnh tranh và đây cũng là các sản phẩm chiến lƣợc thay thế dịch vụ truyền thống bị suy hao.

Với việc không ngừng mở rộng vùng phủ sóng, đầu tƣ nâng cấp mở rộng dung lƣợng hệ thống, triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa dịch vụ với chất lƣợng cao làm tiền đề thu hút khách hàng, tạo sự an tâm, thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, góp phần mang lại hiệu qủa cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thông tin di động.

3.3.3.2 Xây dựng chính sách giá phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời gian tới, để thu hút thêm nhiều khách hàng, tạo ƣu thế cạnh tranh trong bối cảnh giá cả dịch vụ viễn thông đã đƣợc quy định giá sàn và các chính sách khuyến mại giữa các nhà mạng, Chính sách giá của VMS cần đƣợc xây dựng theo hƣớng:

Xây dựng các gói cƣớc phân biệt theo địa lý : Để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ, cần nghiên cứu sử dụng chính sách giá phân biệt cho từng vùng địa lý phù hợp với thu nhập và tập quán của địa phƣơng. Từ đó xây

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách viễn thông đối với sự phát triển của Mobifone (Trang 79)