Mức tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua của Nghệ An là khá cao và đã tạo cho Tỉnh điểm xuất phát thuận lợi hơn các địa phương khác trong vùng và trên cả nước. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, xây dựng và khai khoáng trung bình đạt 23%, nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 15%, dịch vụ đạt 13%, trong đó ngành du lịch đạt mức tăng trưởng đáng chú ý là 29, 05%. Một số ngành mũi nhọn của Nghệ An như công nghiệp chế biến, thủy sản, khai thác vật liệu xây dựng,… vẫn duy trì được mức tăng cao, qua đó đã nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng hơn. Cùng với đó, hoạt động du lịch cũng được xác định là một thế mạnh của Nghệ An, và với mức tăng trưởng như thời gian qua có thể thấy được du lịch Nghệ An đã có bước đi đúng. Sự quan tâm đầu tư phát triển của tỉnh cùng với sự tăng trưở\ng của các ngành kinh tế khác đã góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững.
Bảng 2.17. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Nghệ An
ĐVT : %
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 36,72 30,89 27,53 27,08 22,4 Công nghiệp và xây dựng 29,99 35,7 38,49 39,52 43,7
Dịch vụ 32,29 33,41 33,99 33,4 33,9
(Nguồn: Sở văn hoá thể thao và du lịch Nghệ An)
Phát triển du lịch có ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo ra dự gia tăng của các ngành kinh tế có liên quan như thương mại, giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp,… Sự phát triển du lịch tạo việc làm và nâng cao thu nhập của cộng đồng người dân, qua đó từng bước xây dựng một nông thôn mới, một nông thôn văn minh lấy du lịch - dịch vụ làm cơ sở để phát triển. Chính yếu tố thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch đã góp phần tạo ra sự chuyển dịch tỷ trọng của ngành dịch vụ - du lịch. Như vậy, ngành du lịch trong thời gian qua đã đóng góp một phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ - du lịch, và đây cũng là một sự dịch chuyển hợp lý.