Chính sách thu hút đầu tư

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch nghệ an đến năm 2020 (Trang 57 - 58)

Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài như ban hành chính sách ưu đãi về thuế, về sử dụng đất, hỗ trợ tài chính, cung ứng lao động, ... đối với các doanh nghiệp ngoài các khu công nghiệp (theo Quyết định số: 34/2001/QĐ-UB ngày 10 tháng 4 năm 2001 của UBND tỉnh Nghệ An). Đây cũng là “điểm nhấn" mà tỉnh đã và đang thực hiện trong chiến lược “trải thảm đỏ” đón chào các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong điều kiện một tỉnh nông nghiệp, xuất phát điểm thấp, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã nhận thấy nếu không có chiến lược phù hợp với cơ cấu phát triển chung thì Nghệ An dễ có nguy cơ tụt hậu. Vấn đề cốt lõi là phải chuyển hướng từ một tỉnh nông nghiệp thành một tỉnh công nghiệp. Mới đây, nhiều giải pháp mạnh và hàng loạt chính sách được đổi mới và được cụ thể hoá dưới nhiều hình thức nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển. Cụ thể, 73 dự án thuộc 7 lĩnh vực Công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, thuỷ sản, văn hoá, giáo dục và y tế được giới thiệu cụ thể tại danh mục kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước. Cải cách hành chính, nhất là về thủ tục, đã triển khai cơ chế "một cửa liên thông". Đồng thời, tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi thông thoáng về thuế, đất, hỗ trợ 50% chi phí san lấp giải phóng mặt bằng khi Doanh nghiệp vào đầu tư, miễn thuế TNDN 4 năm và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo; miến thuế nhập khẩu trong 5 năm kể từ khi SX đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện… Các doanh nghiệp trong nước còn được hưởng các loại hình tín dụng ưu đãi. Tỉnh cũng ban hành cơ chế ưu đãi phát triển cơ sở hạ tầng như hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT), chế độ dùng quỹ đất để tạo vốn phát triển CSHT, hỗ trợ đào tạo lao động cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, ưu tiên các loại

hình dịch vụ và công nghiệp phụ trợ như: Thương mại và du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, nghỉ dưỡng, giáo dục, chăm sóc y tế; phát triển các loại hình tài chính, tín dụng ngân hàng, vận tải bảo hiểm, bưu chính viễn thông… để đón đầu, phục vụ các nhu cầu của 2 khu công nghiệp nặng Thạch Khê, Vũng Áng (Hà Tĩnh) và Nghi Sơn (Thanh Hoá). Quan tâm nhóm sản phẩm có khả năng tạo nguồn thu ngân sách lớn (xi măng, bia) sử dụng nhiều lao động (may mặc), sử dụng tiềm năng và lợi thế của tỉnh (trồng và chế biến gỗ rừng trồng, dự án chế biến nông - lâm- thuỷ sản, khoáng sản). Thu hút đầu tư nhằm phát triển các cây trọng điểm: chè, lạc, cam, cà phê, cao su; phát triển chăn nuôi đại gia súc; góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm xoá đói giảm nghèo cho vùng dự án. Địa bàn ưu tiên thu hút đầu tư là khu kinh tế Đông Nam và thành phố Vinh để tạo động lực phát triển kinh tế cho cả tỉnh. Nhằm tạo môi trường cạnh tranh đầu tư năng động, thúc đẩy thu hút đầu tư nhanh chóng đáp ứng yêu cầu hội nhập phát triển, tỉnh cũng đã tập trung xúc tiến đầu tư các đối tác trọng điểm như Mỹ, một số nước EU, các quốc gia khu vực Trung Đông, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. "Hiện tại Nghệ An đang thực hiện theo nguyên tắc nhà đầu tư được hưởng quyền lợi ở mức cao nhất và thực hiện nghĩa vụ thấp nhất theo qui định của pháp luật và chính sách của tỉnh. UBND tỉnh và các ngành, các cấp sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án triển khai và đi vào hoạt động.

Nếu như năm 2008, thu hút đầu tư của Nghệ An đạt 61 dự án (55 dự án đầu tư trong nước và 6 dự án đầu tư nước ngoài). Vốn đăng kí đạt 13.460,86 tỷ đồng) bằng 112,52 % năm 2007 và vượt mức kế hoạch đề ra năm 2008 từ 11.000- 13.000 tỷ đồng. Vốn thực hiện luỹ kế đến hết năm 2008 đạt khoảng 4.250,62 tỷ đồng (tính cả các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong 2 năm 2006 và 2007). Riêng các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2008 vốn thực hiện ước đạt 908,5 tỷ đồng. Năm 2009, trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, Nghệ An quyết tâm tập trung cao, vận dụng, tạo cơ hội và điều kiện tối ưu để thực hiên kế hoạch xúc tiến đầu tư ngay từ đầu năm. Đến thời điểm này, đã có 29 dự án thoả thuận đầu tư và tài trợ. Trong đó có 23 dự án ký kết đầu tư với tổng số vốn đạt đến hơn 21.000 tỷ đồng bao gồm các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ưu tiên đầu tư của tỉnh: cơ sở hạ tầng, dịch vụ, thương mại, công nghiệp..., và 4 dự án đầu tư an sinh xã hội với trên 70 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch nghệ an đến năm 2020 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)