Hệ thống Ngân hàng: ngoài Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á có hội sở chính ở Vinh, hầu hết các Ngân hàng của Việt Nam với gần 40 Ngân hàng thương mại nhà nước, thương mại cổ phần với hàng trăm Phòng giao dịch có mặt tại . Các Ngân hàng lớn trong hệ thống Ngân hàng Quốc doanh như Vietcombankvà Incombank đều có 2 chi nhánh cấp 1 tại thành phố: Vietcombank Vinh, Vietcombank Trung Đô, Vietinbank Nghệ An, Vietinbank Bến Thủy, ... điều này không có tỉnh nào trừ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có được. Các ngân hàng thương mại đã chú trọng hơn trong việc cung cấp các sản phẩm mới với chất lượng, cũng như phát triển hệ thống thu đổi ngoại tệ, hệ thống rút tiền tự động đã đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Do dó, số dư tiền gửi tiết kiệm trong giai đoạn 2005 -2010 đã tăng cao, tốc độ tăng bình quân 32,29%/năm.
Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại đã tạo nên một kênh huy động vốn không thể nào thiếu đối với nền kinh tế nói chung và các nhà đầu tư vào ngành
du lịch tỉnh Nghệ An nói riêng. Điều này được thể hiện thông qua số dư nợ tín dụng ngắn hạn và dài hạn tại Nghệ An trong giai đoạn 2005-2010 có tốc độ tăng rất cao tương ứng là 26,8% và 33.6%.
Riêng tốc độ cho vay trung và dài hạn đối với ngành dịch vụ trong giai đoạn này đạt tốc độ 43,71% và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành kinh tế của tỉnh. Ngoài hệ thống ngân hàng nêu trên, tỉnh Nghệ An còn có công ty cho thuê tài chính và có đến 10 công ty bảo hiểm mở chi nhánh tại Nghệ An. Bên cạnh đó, cùng với sự ra đời hàng loạt các công ty Chứng khoán: Công ty Chứng khoán Việt, Ngân hàng Nông nghiệp Nghệ An, Sara Group, VVS An Phú, FPTS... Các công ty Tài chính: Công ty Kiều hối Ngân hàng Đông Á, Tiết kiệm Bưu điện Nghệ An, Tài chính Dầu khí Nghệ An, Vàng bạc Đá quý PNJ, Ngân hàng Nông nghiệp Bắc miền Trung... cũng góp phần thỏa mãn nhu cầu đầu tư của các doanh nhân.