Tác động đến tăng thu ngân sách của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch nghệ an đến năm 2020 (Trang 75)

Tổng doanh thu thuần túy du lịch của tỉnh Nghệ An trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể.

Bảng 2.18. Doanh thu của ngành du lịch Tỉnh 2004 - 2009

Đơn vị : tỷ đồng

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng doanh thu 575 777 778 980 1.100

Mức tăng trưởng (%) 135,13 100,13 125,96 112,24

(Nguồn: Sở văn hoá thể thao và du lịch Nghệ An)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2007-2011, tổng doanh thu của ngành đã tăng khá mạnh, năm 2007 chỉ đạt 575 tỷ đồng, nhưng đến nam 2011 đã tăng lên 1.100 tỷ đồng. Nhưng mức độ tăng trưởng thì chậm lại, năm 2008 so với năm 2007 thì mức tăng trưởng doanh thu đạt 135,13%, nhưng năm 2011 so với năm 2010 thì doanh thu chỉ đạt 112,24%. Điều này được lí giải là do điểm xuất phát của du lịch Nghệ An thấp nên giai đoạn đầu của sự phát triển tốc độ ở mức cao, nhưng

những năm tiếp theo du lịch Nghệ An mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhưng doanh thu vẫn tăng ở mức đáng khích lệ.

Với mức tăng trưởng về doanh thu du lịch nói trên, ngành Du lịch Nghệ An cũng đóng góp đáng kể trong việc tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, trở thành nguồn vốn đầu tư góp phần phát triển những ngành khác trong tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Tính tổng các khoản mà ngành Du lịch Nghệ An đã nộp cho Ngân sách Nhà nước (bao gồm cả nghĩa vụ thuế và các khoản lệ phí khác) từ năm 2007 đến hết năm 2011 là hơn 360 tỉ đồng, và mức đóng góp đó tăng lên theo từng năm.

Bảng 2.19. Đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của ngành du lịch tỉnh Nghệ An

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Nộp NSNN 68 75 78 80 89,66

(Nguồn: Sở văn hoá thể thao và du lịch Nghệ An) 2.3.5.4. Đóng góp vào việc giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương

Nghệ An là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ 4 trong cả nước với hơn 3 triệu người, trong đó có gần 1,8 triệu lao động. Hàng năm, UBND tỉnh phải xem xét, quan tâm và bố trí thêm cho hàng nghìn người lao động. Trong những năm qua số lượng lao động làm du lịch trên địa bàn Tỉnh không ngừng được tăng lên đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho người lao động và giảm tỉ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 3,5%. Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn tăng lên 76,5%, tỷ lệ lao động được đào tạo tăng lên 30%. Thu nhập bình quân của người lao động trong ngành du lịch cũng như lao động trong toàn Tỉnh được tăng lên một cách rõ rệt.

Bảng 2.20. Lao động làm việc trong ngành du lịch

Đơn vị : người

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số LĐ 6.321 6.400 6.816 7.110 7.300

LĐ trực tiếp 621 650 916 960 1.050

LĐ gián tiếp 5.700 5.750 5.900 6.150 6.250

Từ năm 2007 trở lại đây có sự tăng trưởng đột biến về lực lượng lao động trong ngành Du lịch Nghệ An. Năm 2007 mới chỉ có hơn 6.321 người thì năm 2011 đã tăng lên 7.300 người. Trong đó các doanh nghiệp trong ngành thu hút được 1.050 lao động, còn lại là lao động thuộc các thành phần dịch vụ khác. Nguyên nhân chủ yếu của sự đột biến đó là do chính sách mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.

2.3.5.5. Góp phần đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính

Cải cách hành chính nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính và nâng cao tính minh bạch, công khai về các chủ trương, chính sách để cho các nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu trong quyết định đầu tư của mình. Cơ chế hành chính của tỉnh đã được thực hiện như sau: Tất cả các nội dung có liên quan đến thủ tục thành lập, triển khai thực hiện dự án được tập trung giải quyết theo cơ chế “một cửa”. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước giải quyết hoặc phối hợp các ban ngành để giải quyết và tham mưu cho UBND tỉnh quyết định đối với các dự án đầu tư trong và ngoài nước nằm ngoài các khu công nghiệp và khu kinh tế. Còn các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp, khu kinh tế do Ban quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế làm đầu mối. Chính vì thế mà thời gian cấp phép đầu tư được rút ngắn xuống đáng kể.

Tóm lại: Rõ ràng các doanh nghiệp trong ngành du lịch trong những năm qua ít nhiều đã có đóng góp nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Khi nói đến Nghệ An, người ta nghĩ ngay đến ngành du lịch sẽ có mức đóng góp vào GDP, NSNN… cao nhất tỉnh. Tuy nhiên, mức đóng góp của ngành du lịch trong GDP và NSNN trong những năm vẫn còn thấp (dẫn đầu đóng góp vào ngân sách của tỉnh là ngành công nghiệp), chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN NGÀNH DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN

Thông qua phân tích thực trạng về tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch Nghệ An, dựa vào những tác động đã được phân tích ở trên ta thấy hiện nay ngành du lịch Nghệ An, cụ thể là vấn đề thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch Nghệ An đang phải có những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu chủ yếu sau:

Bảng 2.21. Bảng tổng hợp các cơ hội và nguy cơ

Các cơ hội (Opportunities) Các nguy cơ (Threats)

O1. Môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện cho tình hình thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch.

O2. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, dễ dàng phát triển các loại hình du lịch khác nhau.

O3. Kinh tế Nghệ An tăng trưởng bền vững là cơ sở để ngành du lịch dịch vụ ngày càng phát triển.

T1. Du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh thành khác nhau, Nghệ An ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành du lịch. T2. Lạm phát khá cao ảnh hưởng tiêu dùng của khách hàng và công ty; T3. Khả năng xâm nhập thị trường trong thời gian tới;

T4. Cơ sở hạ tầng du lịch phát triển chậm và không đồng bộ, đặc biệt là nguồn nước, điện cung cấp cho các khu du lịch, cũng là một trong những nguyên nhân giảm tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư.

T5.Tầm nhìn trong qui hoạch phát triển du lịch kém dẫn đến phải điều chỉnh qui hoạch thường xuyên. Và một khi đã có qui hoạch thì công bố không rõ ràng và còn mang tính cục bộ địa phương.

Bảng 2.22. Bảng tổng hợp các điểm mạnh và điểm yếu

Các điểm mạnh (Strengths) Các điểm yếu (Weaknesses)

S1. Công tác thu hút các nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển du lịch trong những năm qua khá tốt, đặc biệt trong thời gian gần đây đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tiến bộ.

S2. Các kênh huy động vốn từng bước được đa dạng hóa

S3. Công tác thu ngân sách địa phương đạt được một số kết quả nhất định, thu vào ngân sách năm sau đều cao hơn năm trước. Cơ cấu chi ngân sách ngày càng hợp lý hơn thể hiện chi cho đầu tư phát triển và chi sự nghiệp kinh tế ngày càng chiếm tỷ trọng cao.

W1. Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập, thể hiện lượng vốn đầu tư thực tế không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư, đầu tư còn dàn trãi, tiến độ triển khai thi công chậm vào các khu du lịch trọng điểm của tỉnh

W2. Lượng vốn đầu tư cho ngành du lịch trong thời gian qua có tăng nhưng chưa đều qua các năm, nguồn vốn gia tăng chủ yếu là khu vực doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài tỉnh, và thật sự lượng vốn này chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của ngành du lịch

W3. Cơ cấu vốn đầu tư trong nước và nước ngoài được huy động để phát triển du lịch trong thời gian qua chưa hợp lý. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài chiếm tỷ trọng rất thấp và không liên tục.

W4. Hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư ngước ngoài trong thời gian qua còn rất thấp mặc dù đây là ngành có thế mạnh của địa phương. W5. Quỹ đất sẵn sàng có thể tiếp nhận dự án đầu tư nước ngoài không nhiều, không đáp ứng được điều kiện của nhà đầu tư. W6. Năng lực của cán bộ trong các lĩnh vực liên quan đến thu hút đầu tư, đặc biệt là trong ngành du lịch chưa cao

Tóm lại: Công tác thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần tạo nên sự tăng trưởng cao của du lịch địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn những tồn tại không ít hạn chế, vướng mắc cần có giải pháp khắc phục để trong thời gian tới, ngành dịch vụ quan trọng này sẽ có những bước phát triển mới, nhanh và bền vững, thực hiện tốt các chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An đã đề ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương này tôi tập trung làm rõ thực trạng thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành du lịch Nghệ An. Cụ thể là tôi đã trình bày khái quát quá trình phát triển ngành du lịch Nghệ An; tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào ngành du lịch Nghệ An; tôi đi sâu phân tích các nguồn vốn tài trợ cho đầu tư phát triển du lịch trong thời gian qua ở Nghệ An, trên cơ sở đó đã tìm ra những hạn và nguyên nhân có tác động làm cản trở công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển du lịch Nghệ An.

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN 3.1.1. Các quan điểm đầu tư phát triển du lịch đến năm 2020

Đứng trước những cơ hội thuận lợi và khó khăn thách thức của tình hình thế giới và trong nước, trong hoàn cảnh sự phát triển của du lịch còn ở giai đoạn đầu, du lịch Nghệ An cần xác định các quan điểm phát triển như:

Phát triển du lịch nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Để du lịch Nghệ An phát triển tương xứng với tiềm năng và hội nhập khu vực, cần đưa du lịch Nghệ An phát triển với tốc độ nhanh và bền vững. Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái – đây là một trong những quan điểm quan trọng nhất trong phát triển du lịch Nghệ An; phát triển du lịch phải đảm bảo sự bền vững về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thế hệ tương lai. Muốn vậy hoạt động du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lí phù hợp với việc tôn tạo, khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, sao cho cảnh quan môi trường tự nhiên không bị xâm hại và được bảo tồn phát triển.

Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội

Phát triển du lịch phải dựa trên phương châm bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Quan điểm này cần được quán triệt đầy đủ trong việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược và các đề xuất, giải pháp về tổ chức quản lý, thiết kế, qui hoạch, tổ chức không gian, phân tích đánh giá thị trường… để hình thành và phát triển các loại hình sản phẩm du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Phát triển du lịch dựa vào sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch để nhằm phát huy các tiềm năng và lợi thế của Tỉnh

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, vì vậy cần tranh thủ phát huy nguồn nội lực (trong đó đáng chú ý là

nguồn lực của các doanh nghiệp trong tỉnh và nguồn lực từ trong dân) cũng như tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài đặc biệt là các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan

Gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng như bảo tồn giá trị cảnh quan là những yếu tố mang lại sự bền vững cho hoạt động du lịch. Du lịch Nghệ An đã xác định các giá trị về văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc đang sinh sống tại đây, hệ thống các di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội, phong tục tập quán truyền thống… là các động lực quan trọng để thu hút khách. Phát triển du lịch đồng thời với việc bảo vệ môi trường xã hội, ngăn chặn và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch tác động đến môi trường xã hội, thuần phong mĩ tục.

Phát triển du lịch Nghệ An phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh lân cận và khu vực

Như vậy sẽ đảm bảo tính liên kết vùng để tạo nên những thị trường khách ổn định, phù hợp với sản phẩm du lịch mà Nghệ An có thể phát triển. Sự phát triển của du lịch Nghệ An không thể tách rời mối quan hệ liên vùng để tạo thành một chương trình du lịch hoàn chỉnh và liên tục theo những nội dung khác nhau.

Phát triển du lịch phải quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch:

Phát triển du lịch tạo cho cộng đồng dân cư trong khu, điểm du lịch và vùng phụ cận có việc làm thông qua các dịch vụ du lịch. Tạo cho họ có thu nhập và ổn định cuộc sống. Từ đó cộng đồng dân cư sẽ có ý thức bảo vệ khu, điểm du lịch, đồng thời có trách nhiệm cùng với Nhà nước bảo vệ và phát triển khu, điểm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020

3.1.2.1. Mục tiêu chung

Phấn đấu đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2015, và tỉnh khá của cả nước vào năm 2020; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, tài chính, y tế, khoa học - công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

a. Mục tiêu kinh tế

- GDP/người tính theo USD năm 2015 đạt khoảng 1.700-1.800 USD/ MT cũ 1.560 USD và năm 2020 đạt trên 2.800-3.000 USD xấp xỉ bằng mức bình quân của cả nước/MT cũ 3.100 USD.

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2011-2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đạt 11-12%/MT cũ 12-12,5% (trong đó công nghiệp - xây dựng 16-16,5%/MT cũ 14-14,5%, dịch vụ 11-12/MT cũ 11- 11,5%; và nông - lâm nghiệp - thủy sản là 4,0-4,5%/MT cũ 5,2%);

Giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,5-12,0%/MT cũ 11,5-12,0% (trong đó công nghiệp - xây dựng 15,0-16,0%/MT cũ 12,0-12,5%, dịch vụ 11-12/MT cũ 12 - 13,0%; và nông - lâm nghiệp - thủy sản là 3,5-4,0/MT cũ 4,9%).

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch nghệ an đến năm 2020 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)