ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch nghệ an đến năm 2020 (Trang 77)

NGÀNH DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN

Thông qua phân tích thực trạng về tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch Nghệ An, dựa vào những tác động đã được phân tích ở trên ta thấy hiện nay ngành du lịch Nghệ An, cụ thể là vấn đề thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch Nghệ An đang phải có những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu chủ yếu sau:

Bảng 2.21. Bảng tổng hợp các cơ hội và nguy cơ

Các cơ hội (Opportunities) Các nguy cơ (Threats)

O1. Môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện cho tình hình thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch.

O2. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, dễ dàng phát triển các loại hình du lịch khác nhau.

O3. Kinh tế Nghệ An tăng trưởng bền vững là cơ sở để ngành du lịch dịch vụ ngày càng phát triển.

T1. Du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh thành khác nhau, Nghệ An ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành du lịch. T2. Lạm phát khá cao ảnh hưởng tiêu dùng của khách hàng và công ty; T3. Khả năng xâm nhập thị trường trong thời gian tới;

T4. Cơ sở hạ tầng du lịch phát triển chậm và không đồng bộ, đặc biệt là nguồn nước, điện cung cấp cho các khu du lịch, cũng là một trong những nguyên nhân giảm tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư.

T5.Tầm nhìn trong qui hoạch phát triển du lịch kém dẫn đến phải điều chỉnh qui hoạch thường xuyên. Và một khi đã có qui hoạch thì công bố không rõ ràng và còn mang tính cục bộ địa phương.

Bảng 2.22. Bảng tổng hợp các điểm mạnh và điểm yếu

Các điểm mạnh (Strengths) Các điểm yếu (Weaknesses)

S1. Công tác thu hút các nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển du lịch trong những năm qua khá tốt, đặc biệt trong thời gian gần đây đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tiến bộ.

S2. Các kênh huy động vốn từng bước được đa dạng hóa

S3. Công tác thu ngân sách địa phương đạt được một số kết quả nhất định, thu vào ngân sách năm sau đều cao hơn năm trước. Cơ cấu chi ngân sách ngày càng hợp lý hơn thể hiện chi cho đầu tư phát triển và chi sự nghiệp kinh tế ngày càng chiếm tỷ trọng cao.

W1. Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập, thể hiện lượng vốn đầu tư thực tế không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư, đầu tư còn dàn trãi, tiến độ triển khai thi công chậm vào các khu du lịch trọng điểm của tỉnh

W2. Lượng vốn đầu tư cho ngành du lịch trong thời gian qua có tăng nhưng chưa đều qua các năm, nguồn vốn gia tăng chủ yếu là khu vực doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài tỉnh, và thật sự lượng vốn này chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của ngành du lịch

W3. Cơ cấu vốn đầu tư trong nước và nước ngoài được huy động để phát triển du lịch trong thời gian qua chưa hợp lý. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài chiếm tỷ trọng rất thấp và không liên tục.

W4. Hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư ngước ngoài trong thời gian qua còn rất thấp mặc dù đây là ngành có thế mạnh của địa phương. W5. Quỹ đất sẵn sàng có thể tiếp nhận dự án đầu tư nước ngoài không nhiều, không đáp ứng được điều kiện của nhà đầu tư. W6. Năng lực của cán bộ trong các lĩnh vực liên quan đến thu hút đầu tư, đặc biệt là trong ngành du lịch chưa cao

Tóm lại: Công tác thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần tạo nên sự tăng trưởng cao của du lịch địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn những tồn tại không ít hạn chế, vướng mắc cần có giải pháp khắc phục để trong thời gian tới, ngành dịch vụ quan trọng này sẽ có những bước phát triển mới, nhanh và bền vững, thực hiện tốt các chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An đã đề ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương này tôi tập trung làm rõ thực trạng thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành du lịch Nghệ An. Cụ thể là tôi đã trình bày khái quát quá trình phát triển ngành du lịch Nghệ An; tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào ngành du lịch Nghệ An; tôi đi sâu phân tích các nguồn vốn tài trợ cho đầu tư phát triển du lịch trong thời gian qua ở Nghệ An, trên cơ sở đó đã tìm ra những hạn và nguyên nhân có tác động làm cản trở công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển du lịch Nghệ An.

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN 3.1.1. Các quan điểm đầu tư phát triển du lịch đến năm 2020

Đứng trước những cơ hội thuận lợi và khó khăn thách thức của tình hình thế giới và trong nước, trong hoàn cảnh sự phát triển của du lịch còn ở giai đoạn đầu, du lịch Nghệ An cần xác định các quan điểm phát triển như:

Phát triển du lịch nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Để du lịch Nghệ An phát triển tương xứng với tiềm năng và hội nhập khu vực, cần đưa du lịch Nghệ An phát triển với tốc độ nhanh và bền vững. Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái – đây là một trong những quan điểm quan trọng nhất trong phát triển du lịch Nghệ An; phát triển du lịch phải đảm bảo sự bền vững về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thế hệ tương lai. Muốn vậy hoạt động du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lí phù hợp với việc tôn tạo, khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, sao cho cảnh quan môi trường tự nhiên không bị xâm hại và được bảo tồn phát triển.

Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội

Phát triển du lịch phải dựa trên phương châm bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Quan điểm này cần được quán triệt đầy đủ trong việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược và các đề xuất, giải pháp về tổ chức quản lý, thiết kế, qui hoạch, tổ chức không gian, phân tích đánh giá thị trường… để hình thành và phát triển các loại hình sản phẩm du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Phát triển du lịch dựa vào sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch để nhằm phát huy các tiềm năng và lợi thế của Tỉnh

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, vì vậy cần tranh thủ phát huy nguồn nội lực (trong đó đáng chú ý là

nguồn lực của các doanh nghiệp trong tỉnh và nguồn lực từ trong dân) cũng như tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài đặc biệt là các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan

Gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng như bảo tồn giá trị cảnh quan là những yếu tố mang lại sự bền vững cho hoạt động du lịch. Du lịch Nghệ An đã xác định các giá trị về văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc đang sinh sống tại đây, hệ thống các di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội, phong tục tập quán truyền thống… là các động lực quan trọng để thu hút khách. Phát triển du lịch đồng thời với việc bảo vệ môi trường xã hội, ngăn chặn và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch tác động đến môi trường xã hội, thuần phong mĩ tục.

Phát triển du lịch Nghệ An phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh lân cận và khu vực

Như vậy sẽ đảm bảo tính liên kết vùng để tạo nên những thị trường khách ổn định, phù hợp với sản phẩm du lịch mà Nghệ An có thể phát triển. Sự phát triển của du lịch Nghệ An không thể tách rời mối quan hệ liên vùng để tạo thành một chương trình du lịch hoàn chỉnh và liên tục theo những nội dung khác nhau.

Phát triển du lịch phải quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch:

Phát triển du lịch tạo cho cộng đồng dân cư trong khu, điểm du lịch và vùng phụ cận có việc làm thông qua các dịch vụ du lịch. Tạo cho họ có thu nhập và ổn định cuộc sống. Từ đó cộng đồng dân cư sẽ có ý thức bảo vệ khu, điểm du lịch, đồng thời có trách nhiệm cùng với Nhà nước bảo vệ và phát triển khu, điểm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020

3.1.2.1. Mục tiêu chung

Phấn đấu đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2015, và tỉnh khá của cả nước vào năm 2020; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, tài chính, y tế, khoa học - công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

a. Mục tiêu kinh tế

- GDP/người tính theo USD năm 2015 đạt khoảng 1.700-1.800 USD/ MT cũ 1.560 USD và năm 2020 đạt trên 2.800-3.000 USD xấp xỉ bằng mức bình quân của cả nước/MT cũ 3.100 USD.

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2011-2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đạt 11-12%/MT cũ 12-12,5% (trong đó công nghiệp - xây dựng 16-16,5%/MT cũ 14-14,5%, dịch vụ 11-12/MT cũ 11- 11,5%; và nông - lâm nghiệp - thủy sản là 4,0-4,5%/MT cũ 5,2%);

Giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,5-12,0%/MT cũ 11,5-12,0% (trong đó công nghiệp - xây dựng 15,0-16,0%/MT cũ 12,0-12,5%, dịch vụ 11-12/MT cũ 12 - 13,0%; và nông - lâm nghiệp - thủy sản là 3,5-4,0/MT cũ 4,9%).

- Cơ cấu kinh tế:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng các ngành công nghiệp, dịch vụ; đặc biệt, thúc đẩy ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn tới.

Thời kỳ 2011-2015: Công nghiệp - xây dựng 39- 40%/ MT cũ 41,4%, dịch vụ 39-40%/MT 40,4%, nông lâm ngư nghiệp 20-21%/MT cũ 18,2%.

Thời kỳ 2016-2020: Công nghiệp - xây dựng 43 - 44%/MT cũ 43%, dịch vụ 41-42%/MT 43%, nông lâm ngư nghiệp 15-16%/QH cũ 14,0%.

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 trên 500-550 triệu USD/MT cũ 850 triệu USD. Năm 2020 khoảng 1.000 triệu USD/MT cũ 1.900 triệu USD.

- Phấn đấu mức thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm khoảng 17-20% trong cả thời kỳ 2011-2020, năm 2015 đạt khoảng 9.500-10.000 tỷ đồng/MT cũ 15.000-16.000 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt khoảng 23.000-27.000 tỷ đồng/MT cũ 47.000 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư: Khoảng 180.000 tỷ đồng/MT cũ 170.000 tỷ đồng giai đoạn 2011-2015 và khoảng 450.000 tỷ đồng/QH cũ 440.000 tỷ đồng giai đoạn 2016-2020.

b. Mục tiêu xã hội

- Cải thiện một bước cơ bản về kết cấu hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước sạch. Đảm bảo 100% số hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh, 100% số hộ có điện sử dụng vào năm 2020.

- Nâng tỷ lệ đô thị hoá lên 25% vào năm 2015 (MT cũ 17%) và 37% vào năm 2020 (MT cũ 37%).

12 m2), 25 m2/người vào năm 2020 (mục tiêu cũ 18-20 m2).

- Đảm bảo an toàn xã hội và quốc phòng - an ninh. Thực hiện tốt mục tiêu "ba giảm, 3 yên" trên địa bàn. Giảm tối đa các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy và tai nạn giao thông;

c. Mục tiêu bảo vệ môi trường

Phủ xanh cơ bản đất trống, đồi núi trọc; nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và chất lượng của độ che phủ, đạt 55% vào năm 2015 và 59%/MT cũ 60% vào năm 2020.

Đảm bảo môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn: 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; 85% rác thải được thu gom, xử lý trong giai đoạn đến năm 2015 và nâng tỷ lệ này lên 95-100% vào năm 2020.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Ban Thường vụ tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 05 - NQ/TU ngày 28/10/2011 đề ra mục tiêu phát triển Du lịch Nghệ An giai đoạn 2011 - 2020 như sau:

- Phấn đấu đến năm 2015 Nghệ An trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch vùng Bắc Trung Bộ và là một trong những trọng điểm du lịch của cả nước; đạt 3,5 – 4 triệu lượt khách du lịch, doanh thu du lịch tăng bình quân 20 - 22%/năm. Đến năm 2020 đạt 5,0 - 5,5 triệu lượt khách du lịch, doanh thu du lịch tăng bình quân 17 - 18%/năm, nộp ngân sách tăng 15 - 16%/năm, thu hút và tạo việc làm trên 45.000 lao động, tỷ trọng GDP du lịch chiếm 4,5 - 5% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Nâng cao nguồn thu từ du lịch; phấn đấu năm 2015 doanh thu du lịch 2.300 tỷ; năm 2020 đạt 5.000 tỷ VNĐ; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 20-22%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt bình quân 18-20,0%/năm

- Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cường đầu tư, xây dựng các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia trên địa bàn, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương (2 khu du lịch quốc gia và khoảng 18 - 20 khu du lịch khác); nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn; nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2015 khoảng 12.400 phòng với hơn 8.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 2.200 phòng đạt tiêu chuẩn 4 - 5sao; năm 2020 đạt gần 21.000 phòng với hơn 15.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 4.000 phòng đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao.

- Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo hơn 10.600 lao động và năm 2020 có 45.000 lao động trực tiếp, tốc độ tăng trưởng lao

động bình quân hàng năm đạt 10,1% giai đoạn 2011-2015 và 12,3% giai đoạn 2016- 2020.

3.2. DỰ BÁO GDP, NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

3.2.1. Dự báo GDP của ngành du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch Nghệ An đến năm 2020, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch nghệ an đến năm 2020 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)