Khái quát việc triển khai tầm nhìn và chiến lược của công ty TNHH KMS Đệ Nhất Phan Khang theo bốn viễn cảnh của BSC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng ( ESC) trong đánh giá thực hiện chiến lược tại công ty TNHH khu mua sắm đệ nhất phan khang (Trang 44 - 46)

Đệ Nhất Phan Khang theo bốn viễn cảnh của BSC

Hình 2.2: Mô hình khái quát triển khai chiến lược theo bốn viễn cảnh của BSC. 2.5.2.1. Xây dựng viễn cảnh về tài chính

Tác giả cùng nhóm phụ trách xây dựng BSC sẽ đặt ra các câu hỏi trọng yếu (Key Questions) và thu thập trả lời quan trọng (Key Answers) từ các vị trí quản lý chuyên môn về Tài chính, lưu ý các câu hỏi phải xoáy sâu vào trọng tâm các chiến lược và tầm nhìn của công ty đã thống nhất từ trước.

42

 Câu hỏi F1: Hình ảnh Phan Khang hiện diện trước các cổ đông như thế nào?  Câu hỏi F2: Mất bao lâu để Phan Khang có được vị trí số 1 trên thị trường

ngành? Mức tăng trưởng doanh thu hàng năm là bao nhiêu thì hợp lý?

 Câu hỏi F3: Ngoài thước đo doanh thu thì các thước đo nào anh/chị cho là hợp lý cho các mục tiêu tài chính cấp công ty?

 Câu hỏi F4: Những báo cáo hoặc dữ liệu nào là hữu ích nhất để có được các tiêu chí và đánh giá cho viễn cảnh tài chính?

Tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn, các cuộc họp trao đổi xung quanh vấn đề hình thành BSC, tác giả đã ghi nhận được nhiều ý kiến tranh luận và nhiều câu trả lời khác nhau, sau đó lựa chọn lại các câu trả lời ưu tiên từ các vị trí cao nhất, gần với chuyên môn nhất và nhận được nhiều sự đồng thuận chuyên môn nhất:

 “Phan Khang vẫn đang tiếp tục duy trì “top 3” các nhà bán lẽ điện máy tính từ

khu vực Trung và Nam Bộ, tuy gặp nhiều khó khăn do tình hình thị trường chung, nhưng mức tăng trưởng doanh thu 3 năm vừa qua và chiến lược doanh số cho các năm tiếp theo mà Phan Khang đang theo đuổi là hài lòng các cổ đông hiện hữu, mức phân chia lợi nhuận cho các cổ đông đang được thực hiện đều đặn qua các năm và dự kiến sẽ tăng dần từ 2015 -2020” ( Tổng Giám Đốc

Công ty TNHH Khu Mua Sắm Đệ Nhất Phan Khang – Ông Phan Văn Hiền).  “Với mức tăng trưởng 20% hàng năm, tôi nghĩ sẽ còn rất lâu chúng ta mới theo

kịp Nguyễn Kim (hiện đang ở vị trí số 1 thị trường bán lẽ điện máy), tuy nhiên mục tiêu tăng trưởng 20% là xét trong tình hình thị trường hiện tại và trong tương lai gần, chúng ta nên có những đánh giá lại chỉ tiêu hàng năm để hiện thực hóa chiến lược một cách phù hợp nhất với tình hình kinh doanh thực tế”

(Phó Tổng Giám Đốc – Ông Trịnh Anh Tú).

 “Tôi nghĩ tiêu chí doanh thu thì luôn là tiêu chí hàng đầu, tuy nhiên cũng cần

xem xét các chiến lược về cắt giảm tối đa các chi phí và đảm bảo mức lợi nhuận gộp phân bổ cho từng chi nhánh. Còn lại các tiêu chí về ROE, ROA, ROI thực sự chưa phản ánh nhiều trong đặc thù của môi trường ngành kinh doanh điện máy là hàng tồn kho lớn. Nên đưa vào vấn đề về chi phí sử dụng vốn vào các tiêu chí tài chính” (Bà Võ Thùy Lan Hương – Giám Đốc Tài Chính).

43

 “Các nguồn báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm, các báo cáo tài chính nội

bộ hàng quý đã cung cấp hầu hết các số liệu cần thiết để đánh giá và phân tích. Ngoài ra chúng ta nên kết hợp thêm các báo cáo định ký từ các công ty nghiên cứu khảo sát thị trường uy tín để đánh giá tình hình kinh doanh đối thủ, tình hình ngành, như vậy mới có cơ sở điều chỉnh” ( Bà Võ Thị Phi Yến – Kế toán

trưởng Công ty)

 “Tài chính là vấn đề hàng đầu, mục tiêu doanh thu là mục tiêu quan trọng nhất

trong BSC, có những công ty đặt viễn cảnh doanh thu chiếm tới 40% trong bốn viễn cảnh của BSC, tuy nhiên để đảm bảo tiêu chí cân bằng trong BSC, các viễn cảnh nên được chi theo các tỷ lệ bằng nhau…” ( Ông Trần Đình Lưu Phong –

Trưởng ban kế hoạch chiến lược BSC cho Công ty)

Mục tiêu

(Objectives) Thước đo ( Measures)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng ( ESC) trong đánh giá thực hiện chiến lược tại công ty TNHH khu mua sắm đệ nhất phan khang (Trang 44 - 46)