0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Các nghiên cứu về thẻ điểm cân bằng BSC tại Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ( ESC) TRONG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY TNHH KHU MUA SẮM ĐỆ NHẤT PHAN KHANG (Trang 25 -25 )

BSC du nhập và được đề cập đến nhiều tại Việt Nam vào đầu những năm 2000 thông qua các hội thảo về triển khai ứng dụng các mô hình quản trị kinh doanh và một số bài báo giới thiệu về nó. Sau đó, một số công ty tư vấn của nước ngoài bắt đầu chào hàng để triển khai tại các DNVN như Deloit, Erns & Young. Một số công ty tư vấn của Việt Nam cũng đã phát hiện ra tiềm năng và triển vọng của mô hình này nên đã nhanh chóng đầu tư triển khai các hoạt động đào tạo, tư vấn (Công ty MCG, Viện Marketing và Quản trị - VMI…). Một số công ty của Việt Nam đã đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình này như: tập đoàn FPT, Phú Thái, GaMi, Kinh Đô... Tuy nhiên, qua đánh giá bước đầu cho thấy kết quả đạt được chưa cao, không như những kỳ vọng đã đưa ra ban đầu.

Về mặt nghiên cứu, theo tìm hiểu của tác giả thì rất hạn chế. Các kết quả nghiên cứu hầu hết chưa có chiều sâu, chưa tìm ra được điểm thực sự mới, một số chỉ dừng lại ở cấp độ ứng dụng trong phạm vi hẹp của một doanh nghiệp hay mức độ luận văn tốt nghiệp , các bài báo khoa học. Trong số đó đáng kể đến có 4 nghiên cứu đã được công bố sau:

Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Cao Đình Hải – ĐH Đà Nẵng (2011): Đề tài: “Vận dụng thẻ điểm cân bằng trong thực thi chiến lược tại công ty cổ phần phần

mềm quản lý doanh nghiệp FAST”. Luận văn cũng đã đưa ra được các bước tuần tự để

xây dựng mô hình BSC cho FAST, tạo được bảng đồ chiến lược và cho thấy được mối quan hệ nhân quả trong các viễn cảnh. Luận văn cũng đưa ra được danh sách các chỉ so đo lường hiệu suất (KPIs), các chương trình hành động (KPAs) và phân bổ ngân sách cho các chương trình. Tuy nhiên, luận văn cũng chỉ dừng lại ở việc triển khai và đánh giá kết quả BSC ở cấp cao nhất: cấp Lãnh Đạo – Công ty, mà chưa thấy rõ các bước triển khai phân tầng xuống các cấp bên dưới, cũng như cách thức quản lý và tổng hợp các luồng số liệu thống kê BSC, các hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất KPI cho từng phòng ban, cá nhân…

23

Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Đoàn Ngọc Hà (2010): Đề tài thạc sĩ: “Ứng

dụng mô hình thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) vào đánh giá nhân viên tại tổng công ty công nghiệp-In-Bao bì Liksin”được tác giả bảo vệ thành

công tại Trường Đại học Kinh TpHCM năm 2010. Tác giả cũng đã chỉ rõ 6 bước triển khai BSC tại công ty Liksin, đồng thời cũng đưa ra được cụ thể hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất KPI cho các cấp khác nhau trong công ty.

Đây là một luận văn thạc sĩ mang tính ứng dụng thực tiển cao. Những đánh giá kết quả mặc dù chỉ trong phạm vi một công ty, chưa có tính đại diện nhưng cũng đưa ra được hầu hết những bước xây dựng, những kiến nghị đề xuất cho việc triển khai mô hình BSC cho các công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ. Nó cũng đã gợi mở ra cho những nghiên cứu sâu hơn về tình hình và khả năng triển khai thành công BSC trong các DNVN. Một vấn đề khá cấp bách hiện nay.

Bài báo: “Ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số đo lường

hiệu suất (KPI) vào đánh giá nhân viên” (10/2011) của Tiến sỹ Bùi Thị Thanh trường

Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí Kinh tế phát triển số 172. TS. Thanh đã tiến hành một cuộc khảo sát trên 107 mẫu là những cán bộ và nhân viên về các điều kiện để ứng dụng BSC và KPI của công ty vào đánh giá nhân viên tại công ty Liksin dựa trên 4 nhóm điều kiện (1) nguồn nhân lực, (2) quy trình hoạt động, (3) hệ thống cơ sở dữ liệu và (4) hoạt động đánh giá nhân viên hiện tại. Sau khi xem xét kết quả đánh giá các điều kiện này, TS. Thanh đã đề xuất quy trình triển khai áp dụng theo 6 bước (1) xây dựng BSC tổng công ty, (2) triển khai BSC các cấp, (3) thực hiện mô tả công việc, (4) thiết lập tiêu chí đánh giá, (5) tổ chức thực hiện đánh giá và (6) báo cáo kết quả đánh giá và lưu hồ sơ.

Bên cạnh đó tác giả cũng đã đề cập đến một số giải pháp hỗ trợ để đảm bảo quy trình đề xuất ở trên mang tính khả thi. Đây là công trình nghiên cứu có chất lượng và được thực hiện theo quy trình nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu không những có ý nghĩa đối với công ty Liksin mà còn làm cơ sở cho các công ty khác tham khảo áp dụng. Hạn chế của nghiên cứu này là ở phạm vi nghiên cứu của nó, chỉ giới hạn trong một công ty nên không có tính đại diện cao.

24

Study” (tạm dịch: những vấn đề trong triển khai BSC: Một tình huống của Việt Nam)

của tác giả Mai Xuân Thủy đăng trên tạp chí Kinh tế phát triển số 14, tháng 04/2012 bản tiếng Anh. Nghiên cứu tập trung mô tả quá trình triển khai áp dụng mô hình BSC tại một công ty kiểm toán quốc tế chi nhánh tại Việt Nam. Tác giả đã sử dụng mô hình Kasurinen (2002) và phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) để phân tích và chỉ ra những rào cản trong quá trình triển khai áp dụng BSC thành công. Kết luận của tác giả nêu ra rằng: (1) Thiếu nhận thức đầy đủ về hệ thống, thiếu sự ủng hộ tài trợ cũng như quan điểm khác nhau giữa các quản lý cấp cao đã làm cho việc triển khai áp dụng BSC trở nên phức tạp; (2) Thiếu kiến thức hay đào tạo theo kiểu ép buộc, khoảng cách giữa việc tham gia và thực tế sử dụng đã làm trì hoãn việc triển khai BSC; (3) Rào càn về truyền thông, sử dụng quan hệ cá nhân trong phân công, bố trí công việc đã làm cho việc triển khai BSC thất bại.

Đây là một công trình nghiên cứu có chiều sâu và có ý nghĩa thực tiễn. Hạn chế lớn dễ nhìn thấy là phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong một đơn vị (chi nhánh) và lĩnh vực tài chính, kiểm toán nên không có tính đại diện cao. Tuy nhiên, với kết quả của nghiên cứu này cũng đã chỉ ra được hướng nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn, hứa hẹn sẽ có những đóng góp không những về mặt thực tiễn mà cả về lý luận.

Điểm qua 4 công trình nghiên cứu trên cho thấy những nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn ở Việt Nam về BSC là khá hạn chế. Tuy nhiên, đã có nhiều gợi mở quan trọng cho những hướng nghiên cứu tiếp theo. Trong đó, việc nghiên cứu về khả năng chấp nhận BSC và đánh giá hiệu quả vận hành BSC tại các loại hình doanh nghiệp khác nhau, việc tổ chức nhóm triển khai chiến lược và ứng dụng CNTT bằng các chương trình quản lý xuyên suốt từ cấp lãnh đạo đến từng cá nhân mỗi nhân viên, để thực thi một BSC hiệu quả trong doanh nghiệp sẽ diễn ra như thế nào? Đó là sẽ là những cơ sở khoa học và các vấn đề quan trọng giúp cho các DNVN xem xét đưa ra quyết định của mình trong việc triển khai và ứng dụng có hiệu quả mô hình BSC này.

25

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ( ESC) TRONG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY TNHH KHU MUA SẮM ĐỆ NHẤT PHAN KHANG (Trang 25 -25 )

×