ĐỔI MỚI MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT SƢ BÀO CHỮA VỚI CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 116 - 121)

- Củng cố, phát triển và nâng cao vai trò tự quản của các Đoàn luật sư

3.5.ĐỔI MỚI MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT SƢ BÀO CHỮA VỚI CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Mối quan hệ giữa LSBC với CQTHTT là mối quan hệ pháp lý vì nó dựa trên các điều khoản của pháp luật về tố tụng, giữa LSBC với CQTHTT, người tiến hành tố tụng. Quan hệ này có tính chất đặc biệt ở chỗ: vừa hợp tác, vừa chế ước. Hợp tác ở chỗ CQTHTT, người tiến hành tố tụng và LSBC đều có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, tôn trọng nhau và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong khuôn khổ của pháp luật cho phép để tìm ra sự thật của vụ án và có được phán quyết chính xác đối với vụ án. Sự chế ước giữa LSBC và CQTHTT, người tiến hành tố tụng thể hiện ở sự giám sát lẫn nhau trong quá trình thực thi nhiệm vụ để pháp luật được thi hành đúng đắn. Một sai sót hay một sự lạm quyền của bên này đều có thể trở thành sự tranh luận hoặc chỉ trích của bên kia. Sự chế ước này còn góp phần làm giảm thiểu sự vi phạm pháp luật của những người nói trên trong quá trình giải quyết vụ án với mục đích cuối cùng là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. CQĐT, VKS, Tòa án là những CQTHTT theo quy định của pháp luật, những chủ thể được mang quyền lực nhà nước, nhân danh Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp để tiến hành các hoạt động của mình theo quy định của pháp luật. Còn người bào chữa cho bị can, bị cáo là người tham gia tố tụng. Do vậy, cần phải thể chế hóa ở một mức độ cao hơn nữa, đầy đủ hơn nữa các quyền và nghĩa vụ tố tụng của người bào chữa để họ có điều kiện, phương tiện bảo vệ bị can, bị cáo

mà mình đã đảm nhận một cách hiệu quả nhất theo quy định của pháp luật góp phần hạn chế oan sai trong quá trình giải quyết VAHS. Thực tiễn tố tụng trong những năm qua cho thấy, Giữa CQTHTT và LSBC đã có sự phối hợp với nhau; tuy nhiên trong quá trình phối hợp vẫn còn những thiếu sót nhất định. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ hai phía, phía CQTHTT và phía LSBC. Không ít người tiến hành tố tụng"chưa tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người bào chữa, cá biệt có trường hợp còn coi thường vai trò của LSBC tại phiên tòa, làm cho phiên tòa thiếu dân chủ" [21, tr. 27]. Do vậy, cần phải chú trọng cải thiện mối quan hệ phối hợp giữa CQTHTT, người tiến hành tố tụng và LSBC ngày càng tốt hơn để nâng cao vai trò của Luật sư bào chữa trong giai đoạn xét xử nói chung và XXPT nói riêng trong TTHS.

Để thực hiện tốt công tác phối hợp này, Liên đoàn luật sư Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân tối cao trong việc xây dựng xây dựng các quy chế phối hợp hoạt động. Cụ thể:

- Cần xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa tổ chức luật sư và LSBC với Toà án và HĐXX. Trong quy chế cần quy định cụ thể khi quan hệ với Toà án, HĐXX, LSBC phải tuân thủ các nguyên tắc tố tụng, tôn trọng những người tiến hành tố tụng; không được móc nối quan hệ hoặc trực tiếp quan hệ với những người này nhằm mục đích lôi kéo họ vào việc làm trái pháp luật trong việc giải quyết vụ án; không được cung cấp thông tin, tài liệu mà LSBC biết hoặc nghi ngờ là sai sự thật; không được làm giả chứng cứ hoặc xúi dục bị can, bị cáo làm giả chứng cứ, không được giấu giếm những chứng cứ có nghĩa vụ phải cung cấp cho Toà án; tự mình thực hiện hoặc xúi dục bị can, bị cáo thực hiện những thủ đoạn bất hợp pháp nhằm trì hoãn việc xét xử vụ án. Quy chế cần xác định rõ trách nhiệm của Toà án và HĐXX trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để LSBC thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình

- Để nâng cao vai trò của LSBC trong giai đoạn xét xử nói chung và XXPT nói riêng, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với Tòa

án nhân dân tối cao trong việc xây dựng thông tư hướng dẫn áp dụng pháp luật liên quan đến việc đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo; xây dựng cơ chế phối hợp giữa tổ chức luật sư với Toà án, đảm bảo thuận lợi cho luật sư khi tham gia tố tụng. Nội dung thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao và Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần làm rõ các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa được BLTTHS quy định.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ những hạn chế và tồn tại trong hoạt động bào chữa của Luật sư trong XXPT VAHS, cùng với việc chỉ ra nguyên nhân chủ quan và khách quan của những hạn chế đó; chương 3 của luận văn nêu lên những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của LSBC trong XXPT VAHS. Các giải pháp này bao gồm: đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo; hoàn thiện các qui định của pháp luật liên quan đến vai trò của LSBC trong XXPT VAHS; các giải pháp về tổ chức như củng cố và hoàn thiện vai trò tự quản của Đoàn luật sư, nâng cao chuyên môn cũng như các hoạt động nghề nghiệp của luật sư; các giải pháp về con người; đổi mới mối quan hệ giữa luật sư với các CQTHTT. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh vào các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của LSBC khi tham gia tranh tụng tại phiên toà, bao gồm: sửa đổi, bổ sung các qui định của pháp luật về các quyền của luật sư; các bảo đảm pháp lí để thực hiện nghiêm chỉnh quyền bào chữa của bị cáo; địa vị pháp lí của luật sư cần phải được nhìn nhận toàn diện, đúng như chức năng xã hội của nó (qui định tại Điều 3 Luật Luật sư).

KẾT LUẬN

Lựa chọn đề tài "Vai trò của Luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự", tác giả hướng tới mục đích nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý luận dựa trên những quy định hiện hành của pháp luật TTHS Việt Nam về vai trò của LSBC trong XXPT VAHS cũng như thực tiễn áp dụng và những bất cập trong việc áp dụng làm cơ sở cho việc kiến nghị sửa đổi. Với khả năng nghiên cứu còn hạn chế và giới hạn cho phép của một luận văn, tác giả đã đạt được một số kết quả khiêm tốn sau:

1. Phân tích khái niệm, đặc điểm, tính chất của XXPT VAHS; khẳng định tính chất của XXPT VAHS là xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có HLPL bị kháng cáo, kháng nghị. Đồng thời, trình bày vai trò của XXPT VAHS trong TTHS: XXPT nhằm kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có HLPL; khắc phục và sửa chữa những vi phạm của toà án cấp sơ thẩm; giúp cho vụ án được giải quyết đúng đắn, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. XXPT còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguyên tắc "Hai cấp xét xử" trong TTHS và có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục nâng cao ý thức pháp luâ ̣t cho công dân , ý thức tuân thủ pháp luật và chủ động tham gia đấu tranh phòng chống tô ̣i pha ̣m .

2. Địa vị pháp lí của Luật sư là tổng thể những quyền năng và nghĩa vụ pháp lí của Luật sư. Địa vị pháp lí này ngày càng được nhìn nhận đúng mực hơn, vị thế ngày càng được nâng cao hơn. Vai trò của Luật sư trong TTHS thể hiện trước hết ở việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo; sự tham gia của Luật sư trong VAHS bảo đảm tính chính xác, khách quan trong quá trình giải quyết vụ án và bảo đảm cho quá trình tố tụng diễn ra khách quan, dân chủ, công bằng.

3. Vai trò của LSBC trong XXPT VAHS được thể hiện qua các hoạt động của Luật sư trong giai đoạn chuẩn bị XXPT VAHS và tại phiên toà phúc thẩm VAHS. Mỗi một hoạt động của Luật sư đều toát lên vai trò của Luật sư trong việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho bị cáo. Trong những năm qua, chất lượng bào chữa của Luật sư tại phiên toà phúc thẩm nói riêng và trong phiên toà hình sự nói chung càng ngày càng được nâng cao. Hoạt động bào chữa của Luật sư thực sự mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động bào chữa của Luật sư trong XXPT VAHS còn nhiều khó khăn, tồn tại. Những tồn tại, hạn chế này đều có nguyên nhân chủ quan từ phía Luật sư và nguyên nhân khách quan từ phía CQTHTT, từ qui định của pháp luật...

4. Từ những hạn chế nêu trên, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của LSBC trong XXPT VAHS: các giải pháp pháp lí (hoàn thiện pháp luật về đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo, bổ sung, chỉnh sửa các qui định pháp luật nhằm nâng cao vai trò, vị thế của LSBC...), giải pháp về tổ chức, giải pháp về con người, giải pháp về cơ chế thực hiện (đổi mới mối quan hệ giữa LSBC và CQTHTT).

Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy, cô giáo và bạn đọc.

Xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Thị Ngọc Tuyết đã nhiệt tình chỉ bảo trong suốt quá trình tác giả viết luận văn. Xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Tư pháp Hình sự - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng toàn thể gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện để luận văn được hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 116 - 121)