HÌNH SỰ
Hoạt động bào chữa và nghề Luật sư xuất hiện từ rất sớm trong li ̣ch sử, gắn liền với thiết chế Toà án trong sự xuất hiê ̣n của tổ chức bô ̣ máy Nhà nước và viê ̣c thừa nhâ ̣n quyền được bào chữa của đương sự . Ở Việt Nam, nghề luật sư đã tồn tại từ trước Cách mạng Tháng tám với sắc lệnh ngày 25/5/1930 của thực dân Pháp về việc tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn. Chỉ hơn một tháng sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là người đứng đầu chính quyền mới đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10-1945 về tổ chức đoàn thể luật sư. Sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10-1945 duy trì tổ chức luật sư cũ trong đó có sự vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật cũ về luật sư nhưng không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hòa. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 khẳng định quyền bào chữa là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 67 của Hiến pháp quy định "Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư" (Điều 67 của Hiến pháp năm 1946).
Pháp lệnh tổ chức luật sư ngày 18/12/1987 là văn bản pháp luật có ý nghĩa lịch sử trong việc khôi phục nghề luật sư và mở đầu cho quá trình phát triển nghề luật sư ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Điều 2 ghi:
Bằng hoạt động của mình, tổ chức luật sư góp phần tích bảo về pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần vào việc giải quyết các vụ án được khách quan, đúng pháp luật, thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa [43].
Ngày 1 tháng 10 năm 2001, pháp lệnh đó được thay thế bởi Pháp lệnh luật sư năm 2001. Đây là văn bản luật đánh dấu một bước phát triển của nghề luật sư, tạo tiền đề cho đội ngũ luật sư Việt Nam phát triển cả về số lượng và chất lượng. Luật này cũng là văn bản đầu tiên tạo ra cơ sở pháp lý cho việc thành lập tổ chức luật sư toàn quốc với tư cách là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trong phạm vi cả nước, đại diện cho các luật sư, các đoàn luật sư. Trong các năm 2005, 2006, 2007, Nhà nước ta đã ban thành một số lượng lớn các đạo luật mới hoặc thay thế các đạo luật không còn phù hợp, trong đó có Luật Luật sư được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007.
Luật Luật sư được ban hành đã góp phần nâng cao vị thế của luật sư, tạo cơ sở pháp lý đẩy nhanh quá trình xây dựng một đội ngũ luật sư, nghề luật sư mang tính chuyên nghiệp, ngang tầm với luật sư và nghề luật sư ở các nước tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt Luật Luật sư đã quy định hoàn chỉnh hệ thống các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư từ Trung ương tới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm tổ chức luật sư toàn quốc và các Đoàn luật sư. Với quy định này, Luật Luật sư đã tạo cơ sở pháp lý nâng cao vai trò tự quản của nghề luật sư.
Theo Đại từ điển tiếng Việt: "Luật sư là người có chức trách, dùng pháp luật bào chữa cho bị can trước tòa án" [46, tr. 1059].
Luâ ̣t sư theo quy đi ̣nh của Luật Luâ ̣t sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (Điều 2 Luật Luật sư). Luâ ̣t sư là người hoa ̣t đô ̣ng
chuyên nghiê ̣p tham gia trong mô ̣t Đoàn Luật sư nhất định theo quy đi ̣nh của pháp luật . Theo Điều 10 Luật Luâ ̣t sư, tiêu chuẩn Luật sư được qui định như sau: "Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư" [31].
Người có đủ tiêu chuẩn như trên muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. Luâ ̣t sư muốn tham gia tố tụng phải tuân theo quy đi ̣nh của Luật Luật sư 2006. Pháp lệnh luật sư 2001 qui định hai hình thức tổ chức hành nghề luật sư là văn phòng luật sư và công ty luật hợp danh. Trong đó, văn phòng luật sư được thực hiện dịch vụ pháp lí trong lĩnh vực tố tụng; còn công ty luật hợp danh thì không có quyền hạn này. Nói cách khác, chỉ có LSBC (Luâ ̣t sư thuô ̣c văn phòng Luâ ̣t sư) mới được thực hiê ̣n di ̣ch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng cũng như tham gia tố tụng trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu theo sự phân công của Đoàn Luâ ̣t sư . Tuy nhiên, theo Luật Luật sư 2006, đã có một bước chuyển quan trọng khi cho phép luật sư, dù hành nghề dưới bất kì hình thức nào (hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư là văn phòng luật sư, công ty luật hay hành nghề độc lập) đều có quyền thực hiện các dịch vụ pháp lí theo qui định của pháp luật. Điều đó có nghĩa là việc tham gia tố tụng không còn là phạm vi hành nghề của riêng văn phòng luật sư nữa như Pháp lệnh luật sư 2001.
Xét về một phương diện nào đó, Luật sư là chủ thể thực hiện pháp luật thông qua các thiết chế và khuôn khổ pháp lí do Nhà nước qui định và tổ chức, được tiến hành các biện pháp pháp lí, thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi cung cấp dịch vụ pháp lí cho khách hàng, bảo đảm sự áp dụng thống nhất pháp luật. Trong điều kiện hiện nay, sự tham gia của luật sư trong các hoạt động xét xử tại Tòa án không chỉ đảm bảo sự dân chủ trong tiến trình tố tụng, mà còn là cơ sở cho việc thực hiện quyền con người trong hoạt động tư pháp. Vào những năm trước đây, trong quan niệm của người dân cũng như trong các ngành Tòa án,
VKS; việc Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi của đương sự còn bị hạn chế nhiều mặt, vai trò hết sức mờ nhạt. Tuy nhiên, những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Pháp lệnh Luật sư năm 2001 ra đời, sau đó là Luật Luật sư năm 2006, hình ảnh các luật sư tham gia tố tụng trước Tòa án với các cuộc tranh luận gay cấn tại phiên tòa đã thu hút được sự chú ý của dư luận. Quan niệm về bản chất hoạt động của Luật sư cũng đã có sự chuyển biến tích cực cùng với sự phát triển của xã hội. Điều đó đồng nghĩa với việc địa vị pháp lí cũng như vai trò của Luật sư được nhìn nhận khách quan và thiện cảm hơn.
Luật Luật sư năm 2006 đã có một sự thay đổi lớn khi qui định về hình thức hành nghề của luật sư. Theo đó, Luật sư có thể lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề là: hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư và hành nghề với tư cách cá nhân.
Thực tiễn cho thấy , Luâ ̣t sư có vai trò rất quan trọng trong viê ̣c bảo vê ̣ quyền và lợi ích hợp pháp của người bi ̣ ta ̣m giữ , bị can, bị cáo và các đương sự, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra , truy tố , xét xử vụ án được chính xác , khách quan . Đồng thời, luật sư còn có vai trò phản ánh các chuẩn mực, các giá trị xã hội, niềm tin vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị con người. Tuy nhiên, hiê ̣n nay vẫn còn tồn ta ̣i nhiều ý kiến khác nhau về vị trí và vai trò của Luật sư trong tố tụng hình sự . Luật sư có phải là người tham gia tố tụng đô ̣c lâ ̣p không, hay ho ̣ chỉ là người đa ̣i diê ̣n của bi ̣ can, bị cáo?
- Quan điểm thứ nhất cho rằng : Luật sư là người bào chữa , là người tham gia tố tụng đô ̣c lâ ̣p . Vị trí độc lập của Luật sư trong tố t ụng hình sự được xác định bằng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự , trong đó quy đi ̣nh cụ thể quyền và nghĩa vụ của ho ̣ . Mô ̣t số tác giả đã dựa vào quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t tố tụng hình sự thực đi ̣nh cho người bào c hữa quyền được tự mình kháng cáo bản án theo hướng có lợi cho bị cáo trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên , người có nhược điểm về tâm thần hoă ̣c thể chất ; quyền đưa ra tài liê ̣u , chứng cứ và yêu cầu ; có quyền trình bầy quan điểm của mình mà
không phụ thuô ̣c vàp ý muốn chủ quan của bi ̣ can , bị cáo... từ đó coi Luâ ̣t sư là người tham gia tố tụng độc lập [13, tr. 43].
- Quan điểm thứ hai cho rằng: Luật sư trong tố tụng hình sự chỉ thuần tuý là người đại diện của bị can , bị cáo, thông qua viê ̣c sử dụng phương tiê ̣n , biê ̣n pháp luâ ̣t đi ̣nh để thể hiê ̣n vi ̣ trí tố tụng đô ̣c lâ ̣p của mình . Luật sư có quyền không tuân theo những đòi hỏi bất hợp pháp , vô căn cứ của bị can , bị cáo. Viê ̣c thừa nhâ ̣n vi ̣ trí đô ̣c lâ ̣p của Luâ ̣t sư trong tố tụng hình sự phải được xác định bằng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự , đă ̣c biê ̣t trong hê ̣ thống quyền và nghĩa vụ mà pháp luâ ̣t quy đi ̣nh cho Luâ ̣t sư [40, tr. 43].
- Quan điểm thứ ba cho rằng : Luật sư vừa là chủ thể đô ̣c lâ ̣p trong tố tụng hình sự, vừa là người đa ̣i diê ̣n cho quyền và lợi ích hợp pháp của bi ̣ can, bị cáo nhưng là một loại hình đại diện đặc b iê ̣t trong quan hê ̣ tư pháp [40, tr. 43].
- Quan điểm thứ tư cho rằng: không thể coi Luật sư là người tham gia tố tụng đô ̣c lâ ̣p . Bởi vì, mối quan hê ̣ giữa Luâ ̣t sư và người bi ̣ ta ̣m giữ , bị can, bị cáo chỉ được thiết lập khi ngườ i bi ̣ ta ̣m giữ , bị can, bị cáo mời (hoă ̣c người đa ̣i diê ̣n hơ ̣p pháp , người thân của ho ̣ mời ) Luâ ̣t sư cho ho ̣ và được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhâ ̣n hoă ̣c cơ quan tiến hành tố tụng cử Luâ ̣t sư bào chữa cho những người này và được họ đồng ý. Do đó, có thể khẳng định ý chí của người bị tạm giữ , bị can, bị cáo luôn là yếu tố quyết định có hay không có sự tham gia tố tụng của Luâ ̣t sư . Xuất phát từ ý chí chủ quan của mình , họ có thể từ chối Luâ ̣t sư ở bất kỳ giai đoa ̣n nào của quá trình tố tụng nế u ho ̣ nhâ ̣n thấy sự tham gia của Luâ ̣t sư là không còn cần thiết , không thể giú p đỡ gì hoă ̣c làm xấu hơn tình tra ̣ng của ho ̣ [40, tr. 13].
Mỗi quan điểm nêu trên ở một khía cạnh nào đó đều có sức thuyết phục riêng. Bở i lẽ, các tác giả khi nêu quan điểm của mình đều có cách nhìn nhận vấn đề trên cơ sở sở pháp lý và thực tiễn nhất định . Luật sư là người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ dựa trên cơ sở pháp luật. Bằng các chứng cứ có sức thuyết phục, Luật sư trình bày trước Tòa án quan điểm bào
chữa, bảo vệ của mình; chứng minh sự vô tội của thân chủ hoặc đưa ra các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS)… Đồng thời, Luật sư cũng nêu lên những điều bất hợp lí trong bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra (CQĐT) hay cáo trạng truy tố của VKS, những vi phạm thủ tục tố tụng của các cơ quan trên nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho thân chủ. Đối với việc luật sư tham gia tranh tụng trong các VAHS thì mục đích chủ yếu nhất và thường xuyên nhất là nhằm bào chữa cho hành vi phạm tội của bị cáo; trên cơ sở đó để Toà án có sự ghi nhận về quan điểm của luật sư mà đưa ra một bản án có lợi cho bị cáo.
Việc xác đi ̣nh vi ̣ trí tố tụng của Luật sư là vấn đề hết sức phức tạp , mang tính thời sự của lý luâ ̣n và thực tế trong tố tụng hình sự . Muốn xác đi ̣nh vị trí của Luật sư bào chữa cần phải xuất phát từ việc làm rõ mối quan hệ giữa Luật sư và bị can , bị cáo mà Luật sư có trách nhiệm bảo vệ và mối quan hệ giữa ho ̣ với các cơ quan tiến hành tố tụng , đă ̣c biê ̣t là Toà án . Chúng tôi cho rằng, Luâ ̣t sư là người bảo vê ̣ quyền và lợi ích hợp pháp của bi ̣ c an, bị cáo , giúp cho việc giải quyết vụ án hình sự khách quan , chính xác, hơ ̣p tình, hợp lý và góp phần nâng cao hiệu quả của pháp luật . Họ là người tham gia tố tụng đô ̣c lâ ̣p nhưng đô ̣c lâ ̣p ở đây chỉ mang tính tương đối m à thôi.
Luật sư và người bào chữa không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Theo qui định tại khoản 1 Điều 56 BLTTHS thì người bào chữa có thể là: Luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và bào chữa viên nhân dân. Trong thực tế, không ít người cho rằng: nói đến người bào chữa là nói đến luật sư bởi vì họ cho rằng Luật sư là nhân vật trung tâm về hoạt động bào chữa, còn những người khác không phải là luật sư thì không phải người bào chữa. Theo quy định của pháp luật thì luật sư chỉ trở thành người bào chữa khi họ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. Để tạo cơ sở pháp lý cho Luật sư thực hiện chức năng của mình và thực hiện chủ trương cải cách tư pháp về tăng cường vai trò của Luâ ̣t sư trong tố tụng hình sự, BLTTHS năm 2003 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nô ̣i dung quan tro ̣ng khẳng đi ̣nh các quyền và nghĩa vụ của Luật sư khi tham gia tố tụng . Trước đây, quyền và
nghĩa vụ của Luật sư được quy định tại Điều 36 BLTTHS năm 1988. Đến nay, BLTTHS năm 2003 đã kế thừa hầu hết các quy đi ̣nh về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa nói chung, Luâ ̣t sư nói riêng của BLTTHS năm 1988.
Để luật sư thực hiện chức năng làm sáng tỏ những tình tiết gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ TNHS cho bị can, bị cáo và giúp đỡ bị can, bị cáo về mặt pháp lí; so với BLTTHS 1988, BLTTHS năm 2003 đã bổ sung đầy đủ hơn và thể hiê ̣n mô ̣t cách rõ ràng , cụ thể hơn quyền và nghĩa vụ của Luật sư . Điều đó nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp là:
Xác định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng; tạo điều kiện để người bào chữa tham gia vào qua trình tố tụng như tham gia hỏi cung bi ̣ can , tranh luận dân chủ tại ph iên toà để bảo đảm thực hiện đầy đủ hơn các quyền của họ trong tố tụng hình sự, góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng [4].
Theo Từ điển luật học địa vi pháp lý là:
Vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ pháp luật với những chủ thể pháp luật khác trên cơ sở các quy định của pháp luật. Địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật thể hiện thành một tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới