Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 88 - 89)

Thứ nhất: Chất lượng đào tạo nghề luật sư ở nước ta còn hạn chế. Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo chưa bám sát yêu cầu thực tiễn. Do chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng nên nhiều luật sư còn yếu về trình độ, thiếu kinh nghiệm khi tham gia tố tụng. Việc cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, việc trao đổi kinh nghiệm hành nghề chưa được thực hiện thường xuyên. Ngoài ra, một số luật sư chưa có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, chưa tận tuỵ và nhiệt tình với khách hàng, chỉ quan tâm đến thù lao mà coi nhẹ chất lượng hành nghề, từ đó làm giảm sút niềm tin của khách hàng cũng như ảnh hưởng đến uy tín của nghề luật sư.

Thứ hai: Một số LSBC chưa có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về địa vị pháp lý, vai trò của LSBC trong giai đoạn xét xử VAHS. Trong hàng ngũ những người làm LSBC vẫn còn một số người chưa nhận thức đúng, đầy đủ vai trò của mình nên chỉ trú trọng đến nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mà quên mất chức năng xã hội là bảo vệ công lý và nghĩa vụ là phải góp phần cùng các CQTHTT tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Vì vậy, khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, mặc dù không vì mục đích tư lợi

hoặc động cơ cá nhân khác nhưng một số LSBC chỉ quan tâm nghiên cứu, tổng hợp và thu thập những chứng cứ gỡ tội, những tình tiết giảm nhẹ mà không nghiên cứu những chứng cứ buộc tội, những tình tiết tăng nặng, dẫn đến tranh luận một chiều, phủ nhận quan điểm buộc tội của công tố viên không có luận cứ, làm giảm vai trò của LSBC trước những người tham gia phiên toà, dẫn đến hình ảnh LSBC trong mắt quần chúng nhân dân chỉ là người cãi thuê lấy tiền.

Thứ ba: Tinh thần trách nhiệm của một số LSBC chưa cao, chưa tận tâm, tận lực với việc bào chữa cho thân chủ của mình; một số LSBC chưa thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện dẫn đến sa sút về phẩm chất chính trị, vi phạm đạo đức, làm mất uy tín, danh dự nghề nghiệp và làm giảm sút vai trò của đội ngũ luật sư Việt Nam.

Từ những tồn tại trong hoạt động bào chữa của LSBC như nêu ở phần trên cho không ít thấy LSBC không hoàn thành tốt nhiệm vụ bào chữa là do thiếu tinh thần trách nhiệm, nhất là những LSBC theo chỉ định. Những LSBC này thường chỉ đến phiên toà cho có mặt, bào chữa qua loa, đại khái hoặc chạy "xô" cùng lúc bào chữa cho các bị cáo ở các phiên toà khác nhau, dẫn đén chất lượng bào chữa thấp.

Biểu hiện thiếu đạo đức của một số luật sư khi tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo như: chỉ trọng lợi ích vật chất mà coi nhẹ lợi ích của người được bảo vệ, thù lao nhiều thì làm nhiều, thù lao ít thì làm ít; hoặc khi bào chữa không vô tư, khách quan, không tuân thủ các quy định của pháp luật, lợi dụng đặc thù nghề nghiệp và các quyền mà pháp luật trao cho, vì vụ lợi hoặc mục đích cá nhân khác đã làm sai mục đích, tôn chỉ của việc bào chữa.

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)