ĐẢM BẢO QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CÁO

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 94 - 101)

Đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là nguyên tắc quan trọng của luật TTHS (Điều 11 BLTTHS). Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ đề cập đến việc đảm bảo thực hiện quyền bào chữa của bị cáo. Đó là một trong những điều kiện cần thiết bảo đảm cho bị cáo bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án. Việc xác định nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS là xuất phát từ chỗ trong số các chủ thể tham gia vào quá trình TTHS, thì bị cáo là chủ thể trung tâm nhưng luôn ở địa vị pháp lý bất lợi nhất và số phận của họ phụ thuộc vào sự phán quyết của Tòa án. Chính vì vậy, quyền bào chữa của bị cáo phải được bảo đảm, thể hiện ở chỗ: bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Một khi quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo thì vai trò của LSBC trong XXPT VAHS sẽ được thể hiện rõ nét hơn; đồng thời các luật sư sẽ được tạo điều kiện để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ bào chữa của mình; đem lại hiệu qủa công việc cao hơn.

Chúng ta hãy cùng đi sâu phân tích Điều 11 của BLTTHS; thông qua đó có thể thấy quyền bào chữa của người bị tạm giữ, của bị can cũng như quyền bào chữa của bị cáo phải được đảm bảo ở cả góc độ lí luận và thực tiễn. Quyền bào chữa là chế đi ̣nh quan tro ̣ng trong luâ ̣t tố tụng hì nh sự. Nó là tiền đề cho việc thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo. Tuy nhiên, khái niệm quyền bào chữa hiện vẫn cò n nhiều quan điểm khác nhau . BLTTHS Việt Nam qui định quyền bào chữa chỉ thuộc về bị can, bị cáo chứ không thuộc về bất kỳ một đối tượng nào khác và quyền này chỉ giới hạn

trong việc bác bỏ một phần hay toàn bộ lời buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can, bị cáo. Quyền bào chữa là một loại quyền năng tố tụng, nó không thuộc về cơ quan, người tiến hành tố tụng hay người tham gia tố tụng nào khác ngoài người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Việc pháp luật quy định các CQTHTT phải áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để tạo điều kiện cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ là điều tất yếu.

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là tổng thể các quyền mà pháp luật quy định, cho phép bị can, bị cáo có thể sử dụng nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội và giảm nhẹ TNHS.

Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ , bị can , bị cáo là nguyên tắc hiến đi ̣nh được luật tố tụng hình sự Việt Nam qui định cụ thể trong các điều luật về người bào chữa và các điều luật khác của BLTTHS , góp phần điều chỉnh việc giải quyế t vụ án trong cá c giai đoa ̣n khác nhau của tố tụng hình sự . Phù hợp với những quy định n ày, BLTTHS quy đi ̣nh các quyền tố tụng của người bị tạm giữ , bị can, bị cáo v à khả năng sử dụng các quyền đó để đưa ra các lý lẽ , chứng cứ bào chữa cho mình . Đây cũng là một trong những nguyên tắc quan tro ̣ng trong hệ thống các nguyên tắc tố tụng hình sự . Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền thì điều không thể thiếu trong xã hội là việc bảo vệ lợi ích , danh dự, nhân phẩm của con người . Cho nên, buộc tội và xét xử không c hính xác , không công bằng một công dân sẽ gây thiệt hại khô ng chỉ cho ho ̣ mà cho cả xã hội . Là thành viên trong xã hộ i, người bi ̣ buộc đã thực hiện hành vi pha ̣m tội và bi ̣ truy cứu trách nhiệ m hình sự được sử dụng các quyền do pháp luật quy đi ̣nh để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo được xác định ở những nội dung sau:

Thứ nhất, Nhà nước tạo điều kiện để bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ (tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa).

Thứ hai, Nhà nước tôn trọng quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của bị can, bị cáo.

Thứ ba, Pháp luật TTHS của nước ta không chỉ quy định cho bị can, bị cáo có quyền bào chữa mà còn giao cho CQĐT, VKS, Tòa án trong quá trình THTT có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ.

Thực hiê ̣n chủ trương , đường lối của Đảng đã đề ra , quyền bào chữa của bị can , bị cáo có ý nghĩa quan trọng đối với việc tiếp tục dân chủ hoá công tác xét xử và tăng cường bảo vê ̣ quyền của công dân trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngă ̣t nguyên tắc pháp chế xã hô ̣i chủ nghĩa và các quy pha ̣m tố tụng của các CQĐT, VKS, Toà án. Quyền bào chữa của người bi ̣ ta ̣m giữ , bị can, bị cáo không chỉ l à sự bảo đảm khỏi sự buộc tội không có căn cứ mà còn là phương tiê ̣n quan tro ̣ng để nhâ ̣n biết sự thâ ̣t khách quan của vụ án nhằm thực hiê ̣n các bảo đảm trong tố tụng hình sự . Tuân theo nguyên tắc "bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ , bị can, bị cáo" có tác động tích cực đến chất lươ ̣ng xét xử và sự thâ ̣t khách quan của vụ án . Bở i lẽ, viê ̣c không thực hiê ̣n nguyên tắc này được xem là sự vi pha ̣m pháp luâ ̣t tố tụng hình sự vì nó hạn chế quyền của những đối tượng nêu trên và ảnh hưởng đến việc ra bản án có căn cứ, hơ ̣p pháp và công minh .

Điều 11 BLTTHS năm 2003 quy đi ̣nh:

Người bi ̣ tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Cơ quan điều tra , Viê ̣n kiểm sát , Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bi ̣ tạm giữ , bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này [30].

Quyền bào chữa của người bi ̣ ta ̣m giữ , bị can, bị cáo được ghi nhận , phát triển trên cơ sở những quy định của Hiến pháp , gắn vớ i quá trình lâ ̣p hiến, xây dựng và hoàn thiê ̣n hê ̣ thống pháp luâ ̣t về tổ chức CQĐT, truy tố,

xét xử nhằm không ngừng tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ quyền dân chủ của công dân . Quyền này cũng được ghi nhâ ̣n mô ̣t cách nhất quán , bao gồm: quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa .

Như vâ ̣y, quyền bào chữa được thể hiê ̣n dưới hai hình thức : bào chữa do chính người bi ̣ ta ̣m giữ , bị can, bị cáo tự thực hiện và bào chữa thông qua sự giúp đỡ của người bào chữa . Hai hình thức này có thể tiến hành song song hoă ̣c không tuỳ vào từng trường hợp cụ thể . Quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa có tác dụng bổ sung , hỗ trợ cho nhau . Điều đó có nghĩa khi người bi ̣ ta ̣m giữ , bị can, bị cáo nhờ người khác bào chữa cho mình thì họ vẫn có quyền tự bào chữa và ngược la ̣i như : BLTTHS quy đi ̣nh ta ̣i phiên toà sau khi kiểm sát viên trình bầy lời luâ ̣n tô ̣i , bị cáo trình bầy lời bào chữa , nếu bị cáo có người bào chữa thì người này vẫn bào chữa cho bị cáo . Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa .

Bảo đảm quyền bào chữa của người bi ̣ ta ̣m giữ , bị can , bị cáo phải đươ ̣c thể hiê ̣n trước hết ở viê ̣c Nhà nước tôn tro ̣ng và ta ̣o điều kiê ̣n để ho ̣ thực hiê ̣n quyền bào chữa (quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa ). Bên ca ̣nh đó , CQĐT, VKS, Toà án trong quá trình tố tụng hình sự có nhiệm vụ đảm bảo cho người bị tạm giữ , bị can, bị cáo thực hiện quyền của mình trên thực tế.

Như vâ ̣y , bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ , bị can , bị cáo gắn liền với nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng . Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bi ̣ ta ̣m giữ , bị can, bị cáo đòi hỏi không chỉ quy đi ̣nh quyền bào chữa của ho ̣ mà còn quy đi ̣nh trách nhiê ̣m của cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm cho người bị tạm giữ , bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa trong các điều luật của BLTTHS và các văn bản khác có liên quan và trong thực tiễn điều tra , truy tố , xét xử . Chỉ khi cá c quy đi ̣nh trên đươ ̣c thực hiê ̣n nghiêm chỉnh trong thực tế thì quyền của người bi ̣ ta ̣m giữ , bị can, bị cáo mới được tôn trọng và bảo đảm .

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền bào chữa của bị cáo

Quyền bào chữa của bị cáo phải được đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để trên thực tế. Các CQTHTT có trách nhiệm đảm bảo quyền bào chữa cho bị cáo , giải thích cho họ biết những biện pháp do luật định và tạo mọi điều kiện để họ có thể sử dụng các quyền nêu trên. Nếu các cơ quan tiến hành tố tụng không đảm bảo cho bị cáo thực hiê ̣n quyền bào chữa của mình có nghĩa là vi pha ̣m quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t tố tụng hình sự và có thể dẫn đến việc Toà cấp phúc thẩm phải huỷ án để điều tra lại hoặc xét xử lại… nhằm khắc phục các vi pha ̣m đã xảy ra . Đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo tức là bảo đảm cho bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Người khác ở đây được hiểu là người bào chữa chuyên nghiệp (LSBC). Việc các CQTHTT thực hiện tốt nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa cho bị cáo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các LSBC thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, giúp cho họ thể hiện được vai trò của mình nhiều hơn trong quá trình bảo vệ thân chủ.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện quyền bào chữa của bị cáo, qua đó nhằm nâng cao vai trò của LSBC trong XXPT VAHS, một số giải pháp có thể được đề cập tới, đó là:

Thứ nhất: Hoàn thiện chế định về đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo

+ Phải quy định rõ nội dung của QBC để tránh hiểu lầm dẫn đến tình trạng thực hiện không đúng, ảnh hưởng đến quyền của bị can, bị cáo. Đoạn 1 Điều 11 BLTTHS quy định: "Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa". Quy định này chưa thể hiện đầy đủ nội dung quyền bào chữa của bị cáo. Quyền bào chữa của bị cáo gồm hai bộ phận không thể tách rời nhau, đó là, "tự bào chữa" và "nhờ người khác bào chữa". Hai bộ phận này không thể loại trừ lẫn nhau. Bị cáo có quyền tự bào chữa và cũng có cả quyền nhờ người khác bào chữa và ngược lại, bị cáo đã nhờ người khác bào chữa thì

họ vẫn có quyền bảo chữa bổ sung. Quyền này được khẳng định tại khoản 2 Điều 217 BLTTHS: "Bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa". Từ sự phân tích trên chúng tôi đề nghị thay từ "hoặc" bằng từ "và". Theo đó nội dung của đoạn 1 Điều 11 BLTTHS sẽ là: "Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa".

+ Hiện nay quy định về người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo chưa có hướng dẫn cụ thể và thống nhất. Theo Thông tư liên ngành số 01 ngày 18/12/1988 của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì: "Đại diện hợp pháp của bị cáo chưa thành niên là bố mẹ hoặc người đỡ đầu của họ". Ngoài ra, theo một số văn bản khác, có thể hiểu người đại diện hợp pháp cho bị can, bị cáo là cha, mẹ, người giám hộ, anh, chị, em ruột... đối với những trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc là người có nhược điểm về thể chất hay tâm thần. Do đó, cần sớm ban hành văn bản quy định rõ người đại diện hợp pháp cho bị can, bị cáo trong TTHS nói chung là những đối tượng nào, tạo thuận lợi trong việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo.

Thứ hai:Mở rộng những bảo đảm tố tụng cho quyền bào chữa

+ Để bị cáo thực hiện tốt quyền bào chữa của mình, thực hiện tốt hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, Luật cần quy định cho họ quyền được chất vấn, đối chất với người làm chứng chống lại mình. Theo đó, khi bị cáo có yêu cầu về người làm chứng trực tiếp đối chất với mình, Tòa án phải đảm bảo để họ thực hiện được quyền này thông qua một lệnh triệu tập nhân chứng của Tòa án. Bên cạnh đó, cần quy định người bào chữa và bị cáo có quyền đề xuất người làm chứng mới chưa được CQĐT lấy lời khai được tham gia phiên tòa, yêu cầu này phải được Tòa án xem xét chấp nhận.

+ Ở các phiên tòa hình sự hiện nay, trong khi KSV được ngồi ghi chép những ý kiến mà bị cáo và những người tham gia tố tụng khác trình bày thì bị

cáo vẫn phải đứng trước vành móng ngựa nghe lời luận tội; không hề có giấy bút để ghi chép lại các ý kiến, quan điểm buộc tội của KSV. Nếu bị cáo có mời người bào chữa thì người bào chữa có thể ghi lại giúp bị cáo những nội dung này. Nhưng trong những trường hợp bị cáo không có khả năng mời người bào chữa thì bị cáo vốn đã ở thế yếu lại càng bị hạn chế hơn khi tranh luận với vị đại diện VKS. Vì vậy, để giúp bị cáo nắm vững các nội dung buộc tội của KSV và thuận lợi hơn khi trình bày ý kiến tự bào chữa cho mình, bảo đảm sự dân chủ tại phiên tòa, theo chúng tôi cần quy định cho bị cáo được quyền ghi chép các nội dung cần thiết khi tranh luận và tạo các điều kiện thực tế cho bị cáo ghi chép. Quy định này cũng thể hiện được sự bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, đảm bảo tăng cường tranh tụng tại phiên tòa.

+ Hiện nay trong các phiên tòa hình sự, khi đứng trước vành móng ngựa để trả lời câu hỏi của HĐXX, KSV, Luật sư, hầu hết các bị cáo không có trong tay bất kỳ một tài liệu nào. BLTTHS không quy định rõ bị cáo có được quyền sử dụng tài liệu khi khai báo hay không. Do đó, các Tòa án áp dụng cũng khác nhau: có Tòa cho bị cáo sử dụng tài liệu khi khai báo, có Tòa không cho bị cáo sử dụng. Theo chúng tôi, vì bị cáo có quyền đưa ra đồ vật, tài liệu nên việc cho phép bị cáo sử dụng tài liệu khi khai báo là rất cần thiết, nhất là đối với những vụ án kinh tế đòi hỏi các số liệu có độ chính xác cao. Quy định cho bị cáo có quyền này cũng là tạo điều kiện cho họ được bình đẳng với KSV, vốn là người được đào tạo cơ bản, am hiểu pháp luật và luôn được sử dụng mọi tài liệu trong hồ sơ vụ án để xét hỏi, tranh luận.

Thứ ba: Mở rộng quyền hạn cho luật sư nói riêng và người bào chữa nói chung, tạo điều kiện để họ có thể bảo vệ bị cáo theo quy định của pháp luật, đấu tranh bảo vệ sự công bằng, bảo vệ lẽ phải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư: Đội ngũ luật sư sẽ được tăng về số lượng và chất lượng

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 94 - 101)