GIẢI PHÁP VỀ CON NGƢỜ

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 113)

- Củng cố, phát triển và nâng cao vai trò tự quản của các Đoàn luật sư

3.4. GIẢI PHÁP VỀ CON NGƢỜ

* Cần nhận thức đúng đắn vai trò của Luật sư trong tố tụng hình sự

Hiê ̣n nay, trong xã hô ̣i vẫn tồn tại những nhận thức không đúng về vị trí, vai trò của luật sư. Đó chính là rào cản lớn làm cho sự tham gia của luật sư trở nên khó khăn, trong khi bản thân bị cáo không có khả năng bào chữa hiệu quả. Do vậy, việc thay đổi nhận thức về vai trò, vị trí của Luật sư là cách tốt nhất để bị cáo tự bảo vệ quyền bào chữa của mình trước các cơ quan THTT. Đồng thời, giúp bị cáo trang bị những phương tiện, biện pháp giúp họ tự bảo

vệ mình trước nguy cơ bị xâm phạm hoặc đe dọa bị xâm phạm các quyền tố tụng từ phía CQĐT, VKS, Tòa án và những người tiến hành tố tụng nhằm thực hiện quyền bào chữa của mình. Mặt khác, cần xoá bỏ tư tưởng ha ̣ thấp vai trò của Luâ ̣t sư trong nhâ ̣n thức của những người tiến hành tố tụng , nhâ ̣n thức "viê ̣c Luâ ̣t sư tham gia chỉ là sự trang trí cho phiên toà " cần phải được xoá bỏ triệt để.

Trên thực tế, không ít thẩm phán đã thừa nhâ ̣n có hiê ̣n tượng án bỏ túi nhưng không phải là phổ biến . Tuy nhiên, hiê ̣n tượng này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bào chữa của Luâ ̣t sư . Bởi lẽ, những ý kiến tranh luâ ̣n của Luâ ̣t sư ta ̣i phiên toà sẽ không được xem xét tới , phán quyết của Toà án đã được bàn bạc và quyết định t rước khi mở phiên toà . Trên thực tế, HĐXX "dựa vào hồ sơ đã thu thập được trước và đã có niềm tin trước rồi nên không muốn tranh luận nữa. Khi mà hồ sơ và quan điểm buộc tội đã thể hiện sẵn, luật sư khó lòng mở rộng". Do đó, khi nào còn hiê ̣n tượng án bỏ túi thì còn việc vi phạm các nguyên tắc tố tụng hình sự , đặc biê ̣t là vi pha ̣m quyền bào chữa của bị cáo. Do đó, cần xoá bỏ quan niê ̣m "án bỏ túi" trong nhâ ̣n thức của một bộ phận không nhỏ người tiến hành tố tụ ng.

Tóm lại, cần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, ý thức tôn trọng LSBC của các cơ quan và người tiến hành tố tụng, tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư khi tham gia tố tụng

* Mục tiêu đề ra trong giai đoạn hiện nay:

Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu đề ra là: Phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng và mạnh về chất lượng. Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ "đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn". Việc phát triển số lượng luật sư đủ đáp ứng nhu cầu của xã hội là yêu cầu thường xuyên và lâu dài. Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

Thứ nhất: Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức và của mỗi người dân về vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội, góp phần tăng tính hấp dẫn của nghề luật sư, thu hút ngày càng đông đội ngũ cử nhân luật mới ra trường tham gia hành nghề luật sư.

Thứ hai: Có quy hoạch, kế hoạch cụ thể phát triển số lượng luật sư phù hợp với nhu cầu của xã hội. Đối với các thành phố lớn, một mặt đáp ứng được nhu cầu của những người có đủ điều kiện và có nguyện vọng gia nhập Đoàn luật sư, mặt khác bảo đảm điều kiện và chất lượng tập sự, bảo đảm sự quản lý chặt chẽ của Đoàn luật sư đối với đội ngũ luật sư tập sự của Đoàn. Đối với những địa phương có khó khăn về nguồn bổ sung luật sư, cần có các biện pháp chủ động phát hiện, động viên những người có đủ điều kiện, đang sinh sống tại địa phương gia nhập Đoàn luật sư.

Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư cả về nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức là yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài. Trước mắt, cần có những biện pháp khắc phục những yếu kém, những "lỗ hổng" về chuyên môn, những biểu hiện trái với đạo đức nghề nghiệp luật sư trong đội ngũ luật sư. Về lâu dài, chúng ta phải phấn đấu xây dựng đội ngũ luật sư Việt Nam có trình độ ngang tầm với luật sư khu vực và thế giới. Muốn vậy, chúng ta cần cải tiến nội dung, phương pháp để nâng cao chất lương đào tạo nghề luật sư, nâng cao chất lượng tập sự hành nghề luật sư thông qua việc các Đoàn luật sư thực hiện nghiêm túc cơ chế giám sát người tập sự hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn, tổ chức hành nghề luật sư trong việc tuân theo Quy chế tập sự hành nghề luật sư; tạo điều kiện thuận lợi để người tập sự được nghiên cứu, tiếp cận những kiến thức pháp luật mới, đồng thời tạo cơ hội cho người tập sự được trực tiếp tham gia hoạt động nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng hành nghề. Liên đoàn luật sư cần quan tâm đến việc hướng dẫn và giám sát việc thực hiện Quy chế tập sự hành nghề luật sư. đồng thời, cần định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề cho các luật sư cũng như tổ chức tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư và thực hiện các biện

pháp khác nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ luật sư. Liên đoàn luật sư cần lập kế hoạch, chương trình bồi dưỡng có chất lượng và hướng dẫn các Đoàn luật sư thực hiện.

Thứ ba: Có phương hướng và biện pháp xây dựng đội ngũ luật sư hành nghề chuyên sâu, đặc biệt phát triển đội ngũ luật sư chuyên hành nghề trong lĩnh vực đầu tư thương mại quốc tế đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)