Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 89)

Thứ nhất: Trình độ dân trí của nước ta đại bộ phận còn thấp , nhận thức của ho ̣ về Luâ ̣t sư chưa đầy đủ . Vì vậy, việc mời Luật sư tham gia bào chữa là rất hạn chế, bởi họ nghĩ rằng mời luật sư chưa chắc đã giúp họ giảm

được hình phạt, giảm được tội hay minh oan cho họ, bản thân họ nghĩ mời luật sư vừa tốn tiền, lại không giải quyết được vấn đề. Vì vậy, rất ít trường hợp bị cáo hay người nhà của họ mời LSBC, đặc biệt là ở giai đoạn XXPT. Mặt khác, sự phát triển về số lượng của luật sư trước hết phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của xã hội. Do điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta đang phát triển, mức thu nhập của người dân nhìn chung còn thấp và chưa đồng đều, trình độ dân trí nhìn chung chưa cao nên nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý trong xã hội đang ở mức độ thấp. Vì thế, nghề luật sư ở nước ta chưa thực sự có sức hấp dẫn, dẫn đến số lượng luật sư còn thiếu nhiều.

Thứ hai: Về quy định của pháp luật. Qui định của pháp luật có liên quan đến vai trò của LSBC cũng như hoạt động bào chữa của Luật sư chưa được qui định đầy đủ và chi tiết, thiếu tính đồng bộ. Vì vậy, khi tham gia bào chữa cho thân chủ, luật sư gặp một số khó khăn từ chính các qui định của pháp luật.

* Pháp luật TTHS hiện hành của nước ta chưa quy định đầy đủ, rõ ràng, chưa thực sự tạo cơ hội bình đẳng cho bên gỡ tội, cụ thể là bị cáo và người bào chữa của họ. Thể hiện:

- Về địa vị pháp lý của người bào chữa: Nghiên cứu nội dung BLTTHS năm 2003 cho thấy pháp luật TTHS nước ta chưa xác định đúng và khoa học địa vị pháp lý của LSBC trong tố tụng. Theo quy định của BLTTHS hiện hành thì người bào chữa chỉ được xác định là "người tham gia tố tụng". Chính địa vị pháp lý này là nguyên nhân dẫn đến vai trò của LSBC chưa được tôn trọng, hoạt động chưa được bình đẳng, nhất là khi tham gia tranh tụng tại phiên toà. Mặt khác, theo quy định của BLTTHS hiện hành, bị cáo cũng không được bình đẳng với những người tiến hành tố tụng, nên đến lượt mình, LSBC cũng không thể có địa vị pháp lý bình đẳng với bên buộc tội. Quyền năng của LSBC là thứ quyền năng phát sinh, phụ thuộc không chỉ vào ý thức chủ quan của bị can, bị cáo mà còn phụ thuộc vào sự chấp thuận hay không chấp thuận của những người tiến hành tố tụng.

- Về quyền bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội: Qui định của BLTTHS hiện hành chưa thực sự tạo cơ hội bình đẳng cho bên gỡ tội trong suốt quá trình giải quyết vụ án, còn dành quá nhiều quyền cho các CQTHTT (CQĐT, VKS, Toà án) và khẳng định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các CQTHTT trong đó Toà án đóng vai trò rất lớn. Đối với LSBC, tuy pháp luật có quy định là họ phải có trách nhiệm bảo vệ công lý, làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án nhưng với những qui định của BLTTHS hiện hành về quyền của người bào chữa, so chiếu với các quyền của người buộc tội (VKS), chúng tôi thấy quyền hạn của người bào chữa cho bị cáo ở nước ta còn hạn chế nên khó có thể đảm bảo cho người bào chữa thực hiện tốt chức năng xã hội mà luật đã quy định khi tham gia tranh tụng vì họ không được đối xử bình đẳng với KSV thực hành quyền công tố tại phiên toà.

* Một số cơ quan và người tiến hành tố tụng chưa nhận thức đầy đủ vai trò của LSBC khi tham gia tố tụng trong VAHS, chưa thực sự coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho LSBC thực thi chức năng tố tụng của mình.

Về việc xếp sắp vị trí ngồi của LSBC tại phiên toà: Do chưa có quy định thống nhất nên thời gian qua việc sắp xếp vị trí ngồi của LSBC ở mỗi phiên toà một khác. Có nơi bố trí LSBC ngồi cùng trên bục cao đối diện với KSV, có nơi bố trí ngồi bên cạnh Thư ký, có nơi bố trí ngồi dưới bục cao bên trái HĐXX. Không ít phiên toà có đông LSBC tham gia nhưng chỗ ngồi dành cho luật sư rất chật hẹp. Các LSBC phải chen chúc để có chỗ ngồi. Tình trạng này đã gây khó khăn cho LSBC khi tác nghiệp, làm giảm vai trò của LSBC trong tranh tụng.

- Trong giai đoạn xét xử (cả xét xử sơ thẩm và XXPT) tại phiên toà, một số HĐXX coi việc tham gia của LSBC chỉ như điểm nhấn của hình thức dân chủ, công bằng, chưa thấy được vai trò phản biện, đối trọng với bên buộc tội của LSBC, nhất là vai trò bảo vệ công lý của họ. Chính vì vậy, những phát biểu của họ tại phiên toà chưa được HĐXX quan tâm đúng mức mà chỉ coi

trọng quan điểm của bên buộc tội. Ví dụ, tại phiên toà xét xử vụ tham nhũng tại Ban quản lý dự án 18 (PMU 18) vào sáng ngày 24/9/2009, chỉ có 7/24 nhân chứng có mặt. Nhiều LSBC đề nghị hoãn phiên toà để triệu tập thêm nhân chứng nhưng HĐXX do Thẩm phán Lê Thị Hợp chủ toạ vẫn tiến hành xét xử. Đến phần xét hỏi, do thiếu nhiều nhân chứng quan trọng nên nhiều tình tiết của vụ án không được làm sáng tỏ. Do vậy, vào buổi chiều cùng ngày, HĐXX phải tuyên bố hoãn phiên toà để triệu tập đủ nhân chứng. Việc chưa coi trọng LSBC còn thể hiện ở nhiều phiên toà, người bào chữa trình bầy những lý lẽ rất thuyết phục đề nghị giảm nhẹ TNHS cho bị cáo nhưng bản án không hề xem xét và cũng không nêu rõ lý do không chấp nhận quan điểm của luật sư.

Tóm lại, trong những năm qua, bên cạnh những hạn chế nhất định, hoạt động bào chữa của Luật sư ở giai đoạn XXPT VAHS đã có những chuyển biến đáng kể và thực sự mang lại hiệu quả. Với vị trí, vai trò ngày càng được thừa nhận đúng mực thì hoạt động bào chữa của Luật sư nhất định sẽ đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong những năm tiếp theo.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua nghiên cứu vai trò của LSBC trong giai đoạn chuẩn bị XXPT cũng như tại phiên toà XXPT; kết quả hoạt động bào chữa của Luật sư tại phiên toà phúc thẩm cũng như các hạn chế, nguyên nhân của hoạt động bào chữa nêu trên; có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Vai trò của LSBC trong giai đoạn chuẩn bị XXPT và tại phiên toà XXPT được thể hiện qua một loạt các hoạt động của Luật sư ở các giai đoạn này. Từ việc định hướng bào chữa đến các hoạt động nghề nghiệp của LSBC như thu thập thêm chứng cứ, tài liệu mới; gặp và trao đổi với bị cáo, trao đổi với CQTHTT; các hoạt động của LSBC ở phần bắt đầu phiên toà, phần xét hỏi và tranh luận… Tất cả đều thể hiện một cách rõ nét vai trò của Luật sư trong việc bào chữa cho thân chủ.

2. Thực tiễn xét xử trong những năm qua cho thấy số VAHS có luật sư tham gia bào chữa ở giai đoạn xét xử nói chung và XXPT nói riêng tăng lên đáng kể; hiệu quả bào chữa của các LSBC đã được các chủ thể tham gia tố tụng và xã hội ghi nhận; vai trò của LSBC nhìn chung đã được nâng lên, thể hiện được tính ưu việt của LSBC so với những người bào chữa khác. Các LSBC đã chủ động, tích cực áp dụng các biện pháp được pháp luật cho phép để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo; kịp thời phát hiện những sai lầm trong hoạt động tố tụng của các cơ quan và người tiến hành tố tụng; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế XHCN.

3. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tham gia tố tụng của LSBC trong XXPT VAHS thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, vai trò của LSBC chưa được phát huy. Những tồn tại, hạn chế này có nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, tất cả những hạn chế nêu trên chỉ là tạm thời. Với những kiến nghị và giải pháp được trình bày ở chương 3, hy vọng trong thời gian tới, vai trò của LSBC trong XXPT VAHS sẽ được hoàn thiện và nâng cao, cả về mặt lí luận và thực tiễn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 89)