Qua nghiên cứu một số vấn đề chung về vai trò của LSBC trong XXPT VAHS, có thể rút ra những kết luận sau:
1. Tính chất của XXPT VAHS là xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có HLPL bị kháng cáo, kháng nghị. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử được thừa nhận ở BLTTHS Việt Nam cũng như BLTTHS của các nước khác trên thế giới. XXPT VAHS
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn VAHS, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung và của bị cáo nói riêng. Thông qua XXPT, Tòa án cấp trên có thể kiểm tra những sai phạm của Tòa án cấp dưới, từ đó uốn nắn, khắc phục để vụ án được giải quyết đúng đắn, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
2. Địa vị pháp lí của Luật sư được thể hiện thông qua những quyền năng và nghĩa vụ pháp lí của Luật sư. Bằng các quyền của mình, LSBC, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo; giúp họ giảm nhẹ tội, giảm nhẹ hình phạt để có thể sớm trở về hòa nhập với cộng đồng, có cơ hội làm người lương thiện. Vai trò của Luật sư trong TTHS còn thể hiện ở việc bảo vệ pháp chế XHCN; bảo vệ công bằng xã hội, bảo vệ lẽ phải; đồng thời còn có vai trò phổ biến, tuyên truyền pháp luật; giám sát các hoạt động tư pháp của CQĐT, VKS, Tòa án. Địa vị pháp lí cũng như vai trò của Luật sư ngày càng được nhìn nhận đúng mực, nhất là trong bối cảnh cải cách tư pháp tập trung vào trọng tâm là đổi mới hoạt động xét xử thì vai trò của Luật sư càng phải được nhìn nhận toàn diện hơn nữa.
Chương 2