Chi đầu tư phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu về tiền tệ (Trang 40 - 42)

- Viện trợ và vay nợ nước ngoài:

2.2.1. Chi đầu tư phát triển kinh tế

Chi đầu tư phát triển là những khoản chi mang tính chất tích lũy phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp vàocác lĩnh vực cần thiết, phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế. Nói khác đi, việc chi cho đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước nhằm mục đích tạo ra một sự khởi động ban đầu, kích thích qúa trình vận đông các nguồn vốn trong xã hội để hướng tới sự tăng trưởng.

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản: là khoản chi tài chính nhà nước được đầu tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thuỷ lợi, năng lượng, viễn thông…) các công trình kinh tế có tính chất chiến lược, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích qúa trình vận động vốn của doanh nghiệp và tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Chi đầu tư xây dựng cơ bản có tầm quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và xã hội, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý theo định hướng của nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao năng suất lao động xã hội.

- Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước: là khoản chi gắn liền với sự can thiệp của nhà nưóc vào lĩnh vực kinh tế. Với khoản chi này một mặt nhà nưóc bảo đảm đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh cần thiết tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội, mặt khác nhằm hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý.

- Chi góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước: trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam các công ty cổ phần được hình thành thông qua quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp quốc doanh hoặc thành lập mới. Các doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở liên doanh liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau . Các doanh nghiệp này tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế kể cả ở những lĩnh vực có vị trí trọng yếu ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.

- Chi cho các quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển: Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia là những tổ chức tài chính

có tư cách pháp nhân, thực hiện chức năng huy động vốn và tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để cho vay đối với các chương trình , dự án phát triển các ngành nghề thuộc diện ưu đãi và các vùng khó khăn theo quy định của chính phủ ( chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình phát triển kinh tế biển, phát triển rừng … ).

- Chi dự trữ nhà nước: Dự trữ Nhà nước được sử dụng cho hai mục đích: Điều chỉnh hoạt động của thị trường, điều hòa cung cầu về tiền,ngoại tệ và một số mặt hàng thiết yếu: gạo, xăng dầu …trên cơ sở đó bảo đảm ổn định cho nền kinh tế; đồng thời giải quyết hậu quả các trường hợp rủi ro bất ngờ xảy ra làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống .

2.2.2. Chi tiêu dùng thường xuyên

Bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước, khoản chi này được phân thành hai bộ phận: một bộ phận vốn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư về phát triển văn hóa xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp đến thu nhập và nâng cao mức sống của dân cư và một bộ phận phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội chung của nhà nước.

Chi tiêu dùng thường xuyên bao gồm các khoản chi sau đây: Chi quản lý nhà nước, Chi An ninh quốc phòng, Chi sự nghiệp( chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường, sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa nghệ thuật , thể thao và sự nghiệp xã hội).

2.2.3 Chi trả nợ gốc tiền chính phủ vay

Chi trả nợ nhà nước bao gồm: Trả nợ trong nước và Trả nợ nước ngoài. Hàng năm số chi trả nợ của nhà nước được bố trí theo một tỷ lệ nhất định trong tổng số chi của ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu về tiền tệ (Trang 40 - 42)