XU HƯỚNG THAY ĐỔI CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu nghiên cứu về tiền tệ (Trang 114 - 115)

- Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lượng tiền và cáckhoản nợ thường

XU HƯỚNG THAY ĐỔI CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Việc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam chuyển đổi loại hình hoạt động thành ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài và sự cho phép tham gia hoạt động mua, bán, sáp nhập với nhau giữa các tổ chức tín dụng sẽ là nền tảng tạo sự dịch chuyển cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau trong thời gian tới. Bài viết sẽ phân tích xu hướng dịch chuyển giữa các ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, huy động vốn… khi môi trường ngân hàng có sự thay đổi lớn.

Do đặc thù sở hữu, các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam được phân chia thành 3 nhóm: Nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) hoặc Nhà nước là cổ đông chi phối có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước với nền tảng khách hàng là các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước; Nhóm ngân hàng thương

mại cổ phần (NHTMCP) phát triển dựa trên nền tảng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu; Nhóm ngân hàng ngoài hoạt động chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, hoạt động của mỗi nhóm có nét đặc trưng riêng với phạm vi khách hàng nhất định.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép các ngân hàng nước ngoài được chuyển đổi mô hình và chức năng hoạt động tại Việt Nam, theo đó 5 ngân hàng nước ngoài gồm: ANZ, HSBC, Standard Chattered, Shinhan Việt Nam và Ngân hàng Hong Lehong hoạt động đầy đủ chức năng như một NHTM trong nước. Điều này sẽ làm thay đổi xu hướng cạnh tranh cũng như phân phối lại thị phần hoạt động sau khi các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động đầy đủ chức năng như một NHTM trong nước.

Hơn nữa, Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ban hành ngày 11/2/2010 cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) tham gia mua, bán, sáp nhập với nhau. Nghĩa là, các TCTD có thể tìm kiếm các ngân hàng mục tiêu để đàm phán sáp nhập, hoặc thâu tóm ngân hàng mục tiêu thông qua thị trường chứng khoán. Trong trường hợp này, ngân hàng đi sáp nhập cần phải kiểm soát được ngân hàng mục tiêu nếu kiểm soát được quyền biểu quyết.

Như vậy, cả 2 yếu tố là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể chuyển đổi loại hình hoạt động thành NHTM 100% vốn nước ngoài và sự cho phép tham gia hoạt động mua, bán, sáp nhập với nhau giữa các TCTD sẽ là nền tảng tạo sự dịch chuyển cạnh tranh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu về tiền tệ (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w