Hoạt động tín dụng dịch chuyển về tỷ trọng

Một phần của tài liệu nghiên cứu về tiền tệ (Trang 120 - 123)

- Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lượng tiền và cáckhoản nợ thường

1. Thực trạng hoạt động của các nhóm ngân hàng

1.4 Hoạt động tín dụng dịch chuyển về tỷ trọng

Nếu khoảng cách về số dư huy động vốn có sự thay đổi mạnh mẽ trong vòng 4 năm qua thìdư nợ của các nhóm ngân hàng này cũng có sự dịch chuyển nhưng chưa nhiều. Biểu đồ 4 mô tả tín dụng của 3 khu vực này với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong 2 năm 2009-2010 thuộc về nhóm NHTMCP. Đây cũng chính là những năm tăng trưởng tín dụng nóng dẫn đến lạm phát bùng nổ năm 2011 lên tới hơn 18%. Tuy nhiên, tốc độtăng trưởng tín dụng năm 2011 và2012 đãchững lại do NHNN thực hiện chính sách tiền tệthắt chặt thông qua kênh lãi suất (trần lãi suất huy động) và thông qua kênh tín dụng (hạn mức tăng trưởng tín dụng vàhạn mức tín dụng thắt chặt cho một sốngành không khuyến khích) đãchặn đàtốc độtăng trưởng tín dụng. Kết quảlà tốc độtăng trưởng tín dụng năm 2011 và2012 của cả3 nhóm ngân hàng đều chững lại.

Mặc dùtựdo hóa tài chính của Việt Nam đãcho phép 5 ngân hàng nước ngoài nêu trên được hoạt động như một NHTM trong nước từnăm 2007 nhưng dư nợtín dụng đãkhông theo kịp các NHTMCP. Các ngân hàng nước ngoài đãđược phép huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư nhưng tốc độtăng trưởng huy động vốn tương đối thấp hơn so với 2 nhóm ngân hàng nên đãhạn chếcho vay của các ngân hàng này. Một lýdo khác giải thích cho sựchênh lệch giữa 2 nhóm NHTMCP vàngân hàng nước ngoài nới rộng ra làcác NHTMCP cóthểđẩy mạnh cho vay các khu vực tăng trưởng kinh tếnóng như lĩnh vực bất động sản trong giai đoạn 2007-2010. Khoảng cách này đãnới rộng đến 4 lần từnăm 2008 đến 2009. Tuy nhiên, lýdo cũng cóthểlàsựđầu tư an toàn của các ngân hàng nước ngoài nhằm hạn chếrủi ro tín dụng (vìkinh nghiệm vàbài học của họtrải qua ởcác nền kinh tếphát triển như ởMỹnăm 2007-2008 hay ởNhật Bản trong những năm đầu 1990).

Xu hướng cạnh tranh mới

Các chỉ số chính vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, huy động vốn và cấp tín dụng cho nền kinh tế đã thấy rõ sự thay đổi. NHTMCP đã khẳng định vị thế, thị phần khi tăng trưởng trung bình luôn cao hơn hai khối NHTMNN và ngân hàng nước ngoài. Vị thế cạnh tranh và quyền lực thị trường của khu vực NHTMCP sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới vì đã có sự thay đổi lớn trong khối này. NHTMCP Liên Việt hợp nhất với Công ty tiết kiệm Bưu điện sẽ có lợi thế phát triển dịch vụ ngân

hàng bán lẻ thông qua việc khai thác gần 10.000 điểm giao dịch tiết kiệm trải rộng trên cả nước. NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội hợp nhất với NHTMCP Nhà Hà Nội tạo ra NHTMCP với quy mô rộng lớn, mở rộng thị phần và nâng cao quyền lực thị trường. Hàng loạt sự sáp nhập hoặc cấu trúc lại của các NHTMCP Phương Tây, Đại Á, Tiên Phong, Dầu khí toàn cầu cũng củng cố năng lực cạnh tranh của khu vực này. Một điểm nổi bật là thời gian tới sẽ là sự sáp nhập của 2 ngân hàng lớn của khu vực NHTMCP là Eximbank và Sacombank. Quy mô hoạt động của hai ngân hàng này sau sáp nhập sẽ tiến sát quy mô của Vietcombank. Theo báo cáo tài chính riêng lẻ, tổng tài sản của Sacombank và Eximbank đến hết năm 2012 đạt 321.483 tỷ đồng, trong khi của Vietcombank đạt 414 tỷ đồng (trong đó có 118.000 tỷ từ phát hành cổ phiếu cho Mizuho). Tương tự như vậy, tín dụng của hai ngân hàng đạt 167.591 tỷ đồng và huy động vốn 177.603 tỷ đồng, trong khi của Vietcombank lần lượt là 239.773 tỷ đồng và 285.096 tỷ đồng.

Như vậy, xu hướng cạnh tranh đang có sự thay đổi lớn, NHTMCP đã tạo được hình ảnh và vị thế nhiều hơn, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của khu vực NHTMCP sẽ là thách thức khi NHTMNN cũng quyết tâm giữ vững thị phần, trong khi khối ngân hàng nước ngoài đầy tham vọng mở rộng thị phần để tạo ra nền tảng phát triển bền vững và nâng cao sức mạnh của các hoạt động liên quan đến đồng nội tệ thay vì chỉ khai thác lợi thế từ hoạt động liên quan đến ngoại tệ như trước đây.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu nghiên cứu về tiền tệ (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w