- Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lượng tiền và cáckhoản nợ thường
1. Nguyên nhân gây lạm phát
1.1. Khái niệm về làm phát
Lạm phát đã được đề cập đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế. Trong mỗi công trình của mình, các nhà kinh tế đã đưa ra các khái niệm về lạm phát rất khác nhau.
- Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng lên lien tục của giá cả, nói cách khác đó là tình trạng mức giá cả tăng và tăng lien tục. Theo quan điểm này thì không kể giá cả tăng lên do nguyên nhân nào thì đều là lạm phát.
- Quan điểm khác cho rằng lạm phát là việc phát hành thừa tiền giấy vượt quá mức đảm bảo bằng vàng, bạc, ngoại tệ,...của quốc gia, vì vậy gây ra sự mất giá của tiền giấy làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao. Quan điểm này quá coi trọng cơ sở đảm bảo bằng vàng, ngoại tệ cho tiền trong nước và người ta cho rằng để chống lậm phát cần phục hồi lại chế độ tiền giấy chuyển đổi ra vàng theo một mức giá quy định.
- Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng trong nền kinh tế, sự mất cân đối với tiền lớn hơn càng khiến cho giá cả
tăng lên ở mọi lúc, mọi nơi. Để khắc phục tình trạng này cần dùng một biện pháp để thiết lặp lại sự cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế.
Như vậy, có nhiều quan điểm về lạm phát và khó đi đến thống nhất theo từng quan điểm riêng biệt. Tuy nhiên, nhìn chung, lạm phát thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:
- Sự thừa tiền do cung tiền tệ tăng quá mức.
- Sự tăng giá cả đồng bộ và liên tục theo sự mất giá của tiền giấy. - Sự phân phối lại qua giá cả.
- Sự bất ổn về nền kinh tế.
Từ những quan điểm trên, Milton Friedman đưa ra một khái niệm về lạm phát được nhiều nhà kinh tế thừa nhận: Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên
kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh tồn tại trong một thời gian dài.
Về bản chất, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ khi những biến động tăng lên của giá cả diễn ra trong mộ thời gian dài.
Để đánh giá mức độ lạm phát người ta căn cứ vào tỷ lệ lạm phát được xác định theo công thức:
Mức giá năm t - Mức giá năm (t -1) Tỷ lệ lạm phát năm t =
Mức giá năm (t -1)
Mức giá được đo bằng giá cả trung bình của các loại hàng hoá và dịch vụ. Trên thực tế, người ta đo mức giá bằng các chỉ số giá.
1.2. Các số đo chỉ số lạm phát
1.2.1. Lạm phát được đo bằng chỉ số giá cả (CPI).
- Chỉ số giá cả được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số giá cả hàng tiêu dùng CPI (Consumer Price Index), CPI tính chi phí của một giỏ hàng tiêu dùng và dịch vụ trên thị trường, các nhóm chính đó là hàng lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà cửa, chất đốt, vật tư y tế.
Để tính CPI, người ta phải dựa vào tỷ trọng của phần chi cho từng mặt hàng trong tổng chi tiêu cho tiêu dùng của thời kì có lạm phát.
Σ Pit Q0 i CPIt = Σ Pi0 Q0 i Trong đó:
Pit , Pi0 : giá cả của sản phẩm i ở năm t và năm 0 Qi0 : số lượng của sản phẩm i dùng để tính ở năm 0. Năm 0 được chọn là năm gốc.
CPIt : chỉ số giá tiêu dùng của năm t.
1.2.2. Chỉ số giá cả sản xuất PPI
- Chỉ số thứ hai cũng thường được sử dụng là chỉ số giá cả sản xuất (PPI: Producer Price Index), đây là chỉ số giá bán buôn. PPI được xây dựng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên do người sản xuất ấn định. Chỉ số này rất có ích vì nó được tính chi tiết sát với những thay đổi của thực tế (ở Mỹ chỉ số này được tính cho khoảng 3400 sản phẩm).
1.2.3. Chỉ số giảm phát GNP
Chỉ số giảm phát GNP là chỉ số giá cả cho toàn bộ GNP, nó được xác định như sau:
Chỉ số giảm phát GNP = GDP danh nghĩa/ GDP thực tế
Chỉ số này toàn diện hơn CPI vì nó bao gồm giá của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ trong GNP.
1.3. Phân loại lạm phát
Căn cứ vào chỉ số giá cả hàng hóa tăng để làm căn cứ phân làm 3 mức độ lạm phát:
1.3.1. Lạm phát vừa phải
Đây là lạm phát ở mức độ thấp và còn gọi là lạm phát một con số. Biểu hiện ở giá cả hàng hóa tăng chậm dưới 10% một năm. Trong đó đồng tiền mất giá không lớn và tác động đến sản xuất kinh doanh của nền kinh tế là không đáng kể.
1.3.2. Lạm phát phi mã
Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng với tỷ lệ hai con số như 11%, 12%, 20%,… ở mức lạm phát hai chỉ số thấp, những tác động tiêu cực của nó là không đáng kể và nền kinh tế có thể chấp nhận được. Nhưng tỷ lệ tăng giá ở mức
hai chỉ số cao, thì những tác động tiêu cực của lạm phát lúc này là không nhỏ và trở thành mối đe dọa đến sự ổn định đến nền kinh tế, xã hội.
1.3.3. Siêu lạm phát
Đây là loại lạm phát có tỷ lệ rất cao và tốc độ tăng rất nhanh vượt xa lạm phát phi mã. Với siêu lạm phát, những tác động tiêu cực của nó đến đời sống và nền kinh tế trở nên nghiêm trọng. Kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng, thu nhập thực tế của người lao động giảm mạnh.
1.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát
1.4.1. Nguyên nhân của lạm phát xét theo nguồn gốc:
- Nguyên nhân cơ bản và sâu xa: nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, sản xuất kém sút, ngân sách quốc gia bị thâm hụt dẫn tới lạm phát.
- Nguyên nhân trực tiếp: cung cấp tiền tệ tăng trưởng quá mức cần thiết.
- Nguyên nhân quan trọng: là hệ thống chính trị bị khủng hoảng do những tác động bên trong hoạc bên ngoài làm cho lòng tin của dân chúng vào chế độ của Nhà nước bị xói mòn, từ đó làm cho uy tín và sức mua của đồng tiền bị giảm sút họ không tiêu xài hoặc đánh giá thấp giấy bạc mà Nhà nước phát hành.
1.4.2. Nguyên nhân của lạm phát xét theo chủ quan và khách quan
- Nguyên nhân chủ quan: bắt nguồn từ những chính sách quản lý kinh tế không phù hợp của Nhà nước như: chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách lãi suất, chính sách thuế,… làm cho nền kinh tế bị mất cân đối, hiệu quả sản xuất bị sút kém ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia. Một khi ngân sách bị thâm hụt thì Nhà nước phải tăng phát hành. Đặc biệt đối với một số quốc gia trong những điều kiện nhất định, nhà nước chủ trương dùng lạm phát như một công cụ để thực thi chính sách phát triển kinh tế.
- Nguyên nhân khách quan: như thiên tai, động đất, sóng thần là những nguyên nhân bất khả kháng, hoặc nguyên nhân nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh, tình hình biến động của thị trường nhiên liệu, vàng, ngoại tệ trên thế giới.