Nguồn vốn và phương thức huy động vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu về tiền tệ (Trang 58 - 61)

- Viện trợ và vay nợ nước ngoài:

1. Nguồn vốn và phương thức huy động vốn của doanh nghiệp

Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn tài lực chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong quản lý tài chính, các doanh nghiệp cần chú ý quản lý việc huy động và sự luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản và hiệu quả tài chính. Nói cách khác, vốn cần được xem xét và quản lý trong trạng thái vận động và mục tiêu hiệu quả của vốn có ý nghĩa quan trọng nhất.

Sau đây là các nguồn vốn và các phương thức tạo vốn (phương thức tài trợ) mà các doanh nghiệp có thể khai thác.

1.1. Nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải đầu tư một số vốn nhất định. Đối với doanh nghiệp Nhà nước (thuộc sở hữu Nhà nước) nguồn vốn tự có ban đầu chính là vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước.

Trong công ty tư nhân, chủ doanh nghiệp phải có đủ số vốn pháp định cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chịu trách nhiệm hữ hạn trên trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ.

Trong thực tế, vốn tự có của doanh nghiệp thường lớn hơn nhiều so với vốn pháp định, nhất là sau một thời gian hoạt động và mở rộng kinh doanh.

Có thể nói rằng nguồn vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phân tích bản thân của các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc đân. Sự hoạt động và phân tích cuat các công ty, các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng.

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngân hàng hoặc tín dụng thương mại để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp.

1.2.1. Tín dụng ngân hàng

Tín dụng là quan hệ giữa người đang tạm thời thừa vốn và người tạm thời thiếu vốn trên nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi.

Theo đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc hoàn trả được nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hóa trên thị trường, còn việc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường. Tín dụng ngân hàng có ít nhất một bên tham gia là ngân hàng và đối tượng cho vay trong tín dụng ngân hàng là tiền tệ.

Về thời hạn, vốn vay ngân hàng phân thành 3 loại cơ bản: vay ngắn hạn (<12 tháng) vay trung hạn (>=12 tháng < 60 tháng), vay dài hạn (>=60 tháng). Cần lưu ý rằng, tiêu chuẩn và quan niệm về thời gian vay để phân loại trong thực tế không hoàn toàn giống nhau giữa các nước.

Phân loại hình thức cho vay theo tính chất và mục đích sử dụng: vay đầu tư tài sản cố định, vay vốn lưu động, vay để phục vụ dự án, phương án sản xuất kinh doanh,…

Nguồn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế nhất định, đó là điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn là lãi suất.

Điều kiện tín dụng: Các ngân hàng thương mại khi cho doanh nghiệp vay vốn luôn luôn phải đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế các rủi ro tín dụng thông qua hệ thống các biện pháp đảm bảo tín dụng. Trước tiên, ngân hàng phải phân tích hồ sơ

vay vốn, đánh giá các thông tin liên quan đến dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp vay vốn. Doanh nghiệp phải cung cấp các báo cáo tài chính và những thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của ngân hàng.

Các điều kiện đảm bảo tiền vay: Khi doanh nghiệp xin vay vốn, hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu có đảm bảo tín dụng, phổ biến nhất là tài sản thế chấp (bất động sản, tài sản gắn liền với bất động sản,..). Việc yêu cầu người vay có tài sản thế chấp trong nhiều trường hợp làm cho bên đi vay không thể đáp ứng được các điều kiện vay, kể cả những thủ tục pháp lý về giấy tờ,… do đó, doanh nghiệp cần tính đến yếu tố này khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Sự kiểm soát của ngân hàng cho vay: Một khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, thì doanh nghiệp cũng phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Sự kiểm soát này không gây vấn đề gì quá lớn cho doanh nghiệp, tuy nhiên, trong một số trường hợp điều đó cũng làm cho doanh nghiệp có cảm giác bị “kiểm soát”.

Lãi suất vốn vay: lãi suất vốn vay phản ánh chi phí sử dụng vốn. Lãi suất vốn tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ. Nếu lãi suất vay quá cao, doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn lớn và làm giảm thu nhập của doanh nghiệp.

1.2.1. Tín dụng thương mại

Các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa bên mua và bên bán dưới hình thức mua bán chịu (trả chậm) hàng hóa. Thông qua hoạt động này, người bán chuyển giao cho người mua một lượng hàng hóa (thương mại) cùng với quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn (tín dụng) bằng với giá trị hàng hóa được mua bán. Đến thời hạn thỏa thuận, người mua phải trả cho người bán số tiền mà hai bên đã đồng ý trước đó.

Như vậy, nguồn vốn tín dụng thương mại được hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp, nó có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp mà cả toàn bộ nền kinh tế. Trong một số công ty, nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20% tổng nguồn vốn, thậm chí có thể chiếm tới 40% tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh, mặt khác nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thể được ấn định khi hai bên lý hợp đồng mua bán hay hợp đồng kinh doanh nói chung. Tuy nhiên, cần thấy rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ vượt quá giới hạn an toàn

Chi phí của việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng thể hiện qua lãi suất của các khoản vay, đó là chi phí lãi vay, và được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ.

1.3. Nguồn vốn phát hành cổ phiếu

Phát hành cổ phiếu là một kênh rất quan để huy động vốn dài hạn cho công ty một cách rộng rãi thông qua mối liên hệ với thị trường chứng khoán. Trong các nước công nghiệp phát triển, thị trường chứng khoán là nơi hội tụ những hoạt động tài chính sôi động nhất của nền kinh tế. Người nắm giữ cổ phiếu được gọi là cổ đông và lã những người sở hữu của công ty.

Việc lựa chọn thời gian phát hành hoặc thu hồi (mua lại) cổ phiếu có ảnh hưởng quan trọng đến các công ty và dựa trên các khía cạnh sau:

- Các công ty thường cố gắng cân bằng giữa nợ và vốn cổ phần để giữ vững khả năng thanh toán, cũng cố uy tín tài chính. Khi tỷ lệ nợ oqr mức thấp, nếu cần vốn các công ty thường chọn các phát hành trái phiếu tức là tăng nợ (mầ không tăng vốn cổ phần), nếu tỷ lệ nợ ở mức cao, công ty phải tránh việc tăng thêm tỷ lệ nợ và chon cách phát hành cổ phiếu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu về tiền tệ (Trang 58 - 61)