- Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lượng tiền và cáckhoản nợ thường
EDMUND S PHELPS, NOBEL KINH TẾ
Edmunds S. Phelps, người Mỹ, sinh năm 1933, giáo sư Đại học Colombia, được Hàn Lâm Viện Thụy Điển ban tặng giải Nobel năm 2006 (Thực ra, kinh tế học không phải là một trong năm ngành mà chính Alfred Nobel chọn để trao giải thưởng mà do Ngân hàng Thụy Điển lập ra năm 1968 để tưởng nhớ Nobel).
Edmund S. Phelps không được nhiều người biết vì các công trình nghiên cứu của ông rất kĩ thuật, hàn lâm, chính đồng nghiệp của ông cũng thấy “khó nuốt”. Tuy nhiên, với một số đóng góp quan trọng, ngay từ những năm 1970, Phelps đã nằm trong danh sách mà dân trong nghề cho là đáng được Nobel. Có điều là, sau khi Lucas, người mà có công trình khoa học dựa vào Phelps nhận được giải năm 1995 và sau đó, Kydland và Prescott – cũng là những người chịu ảnh hưởng bởi Phelps nhưng ít hơn – nhận giải năm 2004 thì ai cũng tưởng Phelps đã “lỡ thời”. Vì vậy khi Hàn Lâm Viện Thụy Điển quay lại trao giải cho ông làm nhiều người ngạc nhiên là thế. Có kẻ xấu miệng cho rằng những người phụ trách Hàn Lâm Viện hối hận đã “quên” Phelps và ngại rằng chẳng bao lâu nữa thì không thể trao giải cho ông (Nobel chỉ có thể trao cho những người chưa mất).
Hành trình đưa Phelps đến giải Nobel được khởi đầu từ năm 1958. Năm ấy, A. W Pillips (người Tân Tây Lan) khám phá rằng ở Anh, khi thất nghiệp thấp thì lạm phát cao và ngược lại, khi thất nghiệp cao thì lạm phát thấp. Trên biểu đồ với hai trục là suất thất nghiệp và tốc độ lạm phát thì liên hệ đó có dạng một đường cong lõm, dốc âm, tiệm cận hai trục. Sau Phillips, nhiều người khác cũng phát giác là hầu hết các nước phát triển đều có biểu hiện tương tự. Đó là “đường cong Phillips” mà mọi sinh viên kinh tế đều phải học trong gần nửa thế kỉ qua.
Khám phá của Phillips là một bước ngoặc trong môn kinh tế vĩ mô và có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy các nhà làm chính sách ở Tây phương trong thập niên
Keynes (đã tin rằng có thể, nếu khôn khéo, toàn dụng lao động mà hoàn toàn không lạm phát), nó vẫn cho phép nhà chính sách chọn một trong hai chỉ tiêu: thất nghiệp thấp hoặc lạm phát thấp, miễn là chấp nhận sự đánh đổi (lạm phát cao hoặc thất nghiệp cao). Hơn nữa, ai cũng đinh ninh rằng cái “giá” của sự đánh đổi này là bất biến theo thời gian.
Trong bài cảnh đó, ba bài nghiên cứu viết từ 1967 đến 1970 của Phelps (gần như đồng thời với Friedman, người được Nobel năm 1976, về cùng một đề tài) gây chấn động trong giới kinh tế với những nghi vần căn bản về sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát qua đường cong Phillips. Trước hết, Phelps nhấn mạnh rằng Phillips (vốn dĩ là một kĩ sư điện) chỉ đúc kết những con số thống kê mà không đưa ra một giải thích lý thuyết nào. Kinh tế học không thể dừng ở đó. Cụ thể, đường cong Phillips (lúc ấy) thiếu một căn bản lý thuyết về hành vi của cá nhân hoặc doanh nghiệp và cũng không nói gì đến tính ổn định của thị trường lao động.
Đóng góp của Phelps, nói theo người trong nghề là xây dựng một “nền tảng vi mô” cho sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Theo Phelps, lạm phát không chỉ tùy thuộc vào mức thất nghiệp mà còn vào kỳ vọng lạm phát của lao động lẫn doanh nghiệp. Nghĩa là, lạm phát sẽ gây kì vọng là lạm phát sẽ tiếp tục, thậm chí sẽ cao hơn và chính kì vọng ấy thúc đẩy lao động đòi tăng lương, doanh nghiệp tăng giá và làm lạm phát trầm trọng hơn. Lương đuổi giá và giá đuổi lương, vòng trôn ốc này ngày càng gia tốc.
Rất may, vòng trôn ốc này sẽ không tiến đến vô cực vì như Phelps phân tích trong mô hình của ông, có một tỉ lệ thất nghiệp mà lạm phát sẽ ngừng gia tốc. Ban đầu, ông gọi tỷ lệ ấy là “tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên” nhưng sau khi chữ “tự nhiên” có thể gây ngộ nhận là tỷ lệ ấy do thượng đế quyết định, con người không tác động được thì ông đổi tên lại là “ tỷ lệ thất nghiệp mà lạm phát không gia tốc”. Đó là tỷ lệ thất nghiệp khi kỳ vọng lạm phát trùng với lạm phát thực tế và không cần thay đổi gì nữa. Kinh tế trở lại trạng thái cân bằng dù có thất nghiệp. Mô hình này của Phelps cũng biểu hiện bằng một đường Phillips nhưng đây là ‘đường Phillips có bổ sung kỳ vọng”.
Từ mô hình của ông, Phelps kết luận: vì mỗi nền kinh tế có một tỷ lệ thất nghiệp “tự nhiên” (tỷ lệ thất nghiệp mà lạm phát không gia tốc), Nhà nước chỉ có
thể giảm thất nghiệp dưới mức ấy một cách tạm thời bởi lẽ sớm muộn gì nền kinh tế cũng trở về mức thất nghiệp đó và gia tăng lạm phát. Nói cách khác, theo Phelps và nhiều nhà kinh tế khác, như Friedman cho rằng đồ đệ của Keynes là sai lầm khi dựa vào đường Phillips nguyên thủy có thể dùng công cụ tiền tệ và thuế khóa để hạ suất thất nghiệp đến bất kỳ con số nào và giữ mãi ở mức đó, miễn là chấp nhận tốc độ lạm phát tương ứng. Phelps phản đối điều đó và khẳng định, thất nghiệp mà dưới mức “tự nhiên” thì lạm phát sẽ gia tốc và tiếp tục gia tốc. Do đó, Phelps khuyến nghị các nhà làm chính sách không nên nhìn vào các đánh đổi ngắn hạn giữa thất nghiệp và lạm phát mà nên lèo lái nền kinh tế đến mức thu dụng lao động tối hảo và bền vững dài lâu.
Có người sẽ hỏi: Phelps là nhà kinh tế “bảo thủ”, tin tưởng ở sự màu nhiệm của thị trường (như Friedman) hay “tiến bộ”, cho là Nhà nước phải tích cực can thiệp (như Keynes)? Nhìn chung thì Phelps có vẻ bảo thủ, tên ông thường được ghép chung với Friedman (giả thuyết Phelps – Friedman) và với một nhà kinh tế bảo thủ trẻ là John Taylor (giả thuyết Phelps – Taylor). Tuy nhiên, mô hình của Phelps chi tiết hơn, khoa học hơn của Friedman về cách kỳ vọng được hình thành và vai trò của sự không đầy đủ thông tin. Ông cho rằng lao động lẫn doanh nhân đều không đủ thông tin, do đó thường sai lầm khi ước đoán tương lai. Về điểm này, ông chống trường phái ‘kỳ vọng hợp lý” (một trong những sáng lập viên là Lucas, Nobel 1995). Chính Lucas mới là hậu duệ trí thức của bảo thủ kiểu Friedman.
Mặt khác, Phelps có nhiều nhận xét gần gũi với phe “tiến bộ”. Ngay từ năm 1961, ông đặc biệt lưu tâm đến những vấn đề công bằng và phân phối thu nhập và khi khai triển những mô hình tăng trưởng tân cổ điển, ông đặt câu hỏi là thế hệ này phải để lại cho thế hệ tương lai bao nhiêu vốn? Ông hay than phiền rằng kinh tế đã không quan tâm đúng mức đến nền tảng đạo đức của xã hội nói chung.
Thuyết “suất thất nghiệp tự nhiên” có một lỗ hổng to lớn: dù đồng ý trên nguyên tắc rằng có một suất như vậy cũng khó xác định nó là bao nhiêu (vào thời Clinton, các nhà kinh tế cứ phải tính đi tính lại suất thất nghiệp tự nhiên của nước này). Và nếu nó cao hơn mức tự nhiên thì Nhà nước có thể giúp hạ nó xuống. Hơn nữa, chính Phelps cũng thừa nhận rằng suất thất nghiệp này có thể thay đổi theo thời gian và nếu như vậy thì ý niệm này gần như rỗng tuếch. Song đáng chú ý nhất là
Phelps nhận ra rằng kỳ vọng của các tác nhân kinh tế tùy thuộc vào “thể chế” (cụ thể là thị trường lao động và vai trò công đoàn) và vào mức tín nhiệm của người dân đối với Nhà nước. Nói cách khác, nếu thể chế thay đổi thì kỳ vọng về lạm phát của lao động và doanh nghiệp cũng thay đổi theo và suất thất nghiệp “tự nhiên” có thể giảm đi. Vậy là, thuyết của Phelps cũng có thể được dùng để biện hộ cho cải tổ thể chế.
Gần gũi với quan điểm “tiến bộ”, Phelps cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế tùy thuộc rất lớn vào giáo dục. Có thể xem ông là tiên phong trường phái “tăng trưởng nội sinh” thịnh hành hiện nay (thủ lãnh là Paul Romer, được nhiều người tiên đoán sẽ có Nobel trong tương lai không xa). Nổi bật nhất là Phelps cho rằng mức lương không đủ sống của các công việc loại thấp (không cần tay nghề) là nguyên nhân chính của nhiều tệ nạn xã hội như nghiện ngập, tội ác… cũng như lạm phát gây hậu quả cho kỳ vọng lâu dài của doanh nghiệp, Phelps nhấn mạnh, thất nghiệp tẩm độc ước vọng lâu dài của lao động và đề nghị Nhà nước trợ cấp xí nghiệp để tăng lương cho lao động ít tay nghề. Như những kinh tế gia tiến bộ (đặc biệt là Stiglitz, Nobel 2001, đồng nghiệp của ông ở Colombia), Phelps nhìn nhận tầm quan trọng của thể chế. Thiếu cơ sở hạ tầng thích hợp thì “vô số tiến sĩ” cũng không làm kinh tế phát triển được, có lần ông đã nói. Phelps cũng phản đối chính sách thuế của Bush. Các nhà bình luận bảo thủ ít khi nhắc đến những ý kiến này của Phelps.
Vào các thập niên 60 – 70, phân tích của Phelps quả là cách mạng. Tuy nhiên, sau những tiến bộ trong kinh tế học gần bốn mươi năm qua và nhất là dưới ảnh hưởng của Friedman, các ý kiến của Phelps đã trở thành chính thống. Nhìn lại hành trình tri thức của Phelps, khó xếp ông là bảo thủ hay tiến bộ, có lẽ chỉ nên nói rằng ông là một lý thuyết gia phức tạp, không thành kiến, giáo điều.