Các trung gian tài chín hở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu về tiền tệ (Trang 111 - 114)

- Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lượng tiền và cáckhoản nợ thường

4. Các trung gian tài chín hở Việt Nam

Ở Việt Nam, với quan điểm thiết lập hệ thống trung gian tài chính theo hướng đa dạng hóa, đa năng hóa, thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật như luật

các tổ chức tín dụng, các Nghị định của Chính phủ (100/CP, 74/CP…) đã hình thành hệ thống tài chính trung gian khá đa dạng, gồm hai khối sau đây:

- Các ngân hàng.

- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng.

4.1. Các ngân hàng

Là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện bởi các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ khách hàng. Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm:

- Ngân hàng thương mại.

- Ngân hàng đầu tư và phát triển. - Ngân hàng chính sách.

- Ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng và các loại hình ngân hàng khác.

Ngân hàng thương mại: NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, làm nghiệp vụ chiết khấu và làm các phương tiện thanh toán.

Trong hệ thống tài chính trung gian, các NHTM là những trung gian tài chính lớn nhất với đa dạng loại hình tổ chức và sở hữu như: Ngân hàng thương mại quốc doanh (Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam…) Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM cổ phần Quân đội, NHTM cổ phần Á Châu, NHTM cổ phần Hàng Hải…) Ngân hàng liên doanh (NH Indo Vina) hay các chi nhánh ngân hàng nước ngoài…

* Ngân hàng đầu tư phát triển: cùng hoạt động kinh doanh đa năng, tổng hợp như một ngân hàng thương mại, nhưng chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, như cho vay trung và dài hạn. bảo hành trong XDCB, cho vay ngắn hạn phục vụ các doanh nghiệp thi công xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư vốn theo các dự án. Các dịch vụ ngân hàng khác như kinh doanh ngoại tệ, thanh toán trong nước cũng chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

* Ngân hàng chính sách: là loại hình tổ chức tín dụng mà thông qua hoạt động và dịch vụ ngân hàng để góp phần thực hiện một chính sách kinh tế xã hội nào đó

của Nhà nước như: phục vụ người nghèo, chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước, chính sách đối với kinh tế hợp tác, chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn…Đặc trưng của loại hình này là nó hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Ở nước ta, lịch sử hình thành và phát triển của các ngân hàng chính sách còn rất mới mẻ, điển hình là sự ra đời của ngân hàng phục vụ người nghèo (1996), Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (1998). Trước đó, việc thực hiện tài trợ phục vụ các chính sách của Đảng và Nhà nước đều do các Ngân hàng thương mại quốc doanh đảm nhiệm, chưa hình thành một ngân hàng chính sách độc lập. Trong tương lai gần, ngân hàng chính sách sẽ được thành lập ở Việt Nam.

* Ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng do các cá nhân, tổ chức và hộ gia đình tự nguyện thành lập, hoạt động với mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất kinh doanh. Dù tồn tại dưới hình thức nào và phạm vi, mức độ họt động có khác nhau, nhưng vai trò trung gian tài chính của các ngân hàng đều thể hiện rất rõ qua hai hoạt động chủ yếu nhận tiền gửi và cho vay, thực hiện vai trò cầu nối giữa cung và cầu vốn.

4.2. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

Đó là các loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không được làm dịch vụ thanh toán. Loại này bao gồm các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm.

* Công ty tài chính: Có thể là công ty quốc doanh hoặc cổ phần hoạt động chủ yếu là cho vay để mua bán hàng hóa dịch vụ bằng nguồn vốn của mình, nhận tiền gửi và phát hành tín phiếu, trái phiếu hoặc vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

Các công ty tài chính còn sử dụng vốn để:

+ Hùn vốn lien doanh và mua cổ phần của doanh nghiệp. + Kinh doanh vàng bạc, đá quý.

+ Cất giữ, quản lý các chứng khoán, giấy tờ có giá… + Tư vấn kinh doanh tiền tệ.

* Công ty cho thuê tài chính: Các công ty cho thuê tài chính cung cấp tín dụng trung, dài hạn thông qua các hợp đồng cho thuê tài sản với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng được mua lại với giá ưu đãi hoặc được tiếp tục thuê tài sản đó theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê.

* Các công ty bảo hiểm: là một trung gian tài chính dưới hình thức một tổ chức tín dụng đứng ra huy động tiền của những người mua bảo hiểm (phí bảo hiểm) trên mọi lĩnh vực khác nhau với lời hứa sẽ bù đắp thiệt hại cho những người tham gia khi ho gặp rủi ro tùy theo từng loại bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm sử dụng các phí bảo hiểm thu được để đầu tư vào các tài sản có như trái khoán, các cổ phiếu, các món vay thế chấp hoặc các món vay khác. Thu nhập từ các khoản đầu tư này sẽ được dùng để thanh toán cho các khiếu nại đòi bồi thường và phần còn lại được bổ sung vào phần thu nhập của chính công ty.

BÀI ĐỌC THÊM CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu nghiên cứu về tiền tệ (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w