- Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lượng tiền và cáckhoản nợ thường
1. Thực trạng hoạt động của các nhóm ngân hàng
1.2 Sự thay đổi tổng tài sản giữa các khối ngân hàng
Sự thay đổi lớn của nhóm NHTMCP từ năm 2007 đã tạo ra sự chuyển dịch khác nhau về tổng tài sản giữa các khối. Sự chuyển đổi của một số NHTMCP trước đây chỉ hoạt động tại một khu vực nông thôn với địa bàn hẹp sang hoạt động trên phạm vi cả nước như NHTMCP Bưu điện Liên Việt, NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội, NTHMCP Tiên Phong… đã góp phần làm cho tổng tài sản của các NHTMCP tăng vọt từ năm 2008 đến năm 2011 với mức tăng trưởng bình quân lên tới 46%, trong khi các NHTMNN chỉ tăng ở mức 29% và ngân hàng nước ngoài ở mức 30%.
Diễn biến tổng tài sản của 3 khối ngân hàng trong giai đoạn 2008-2012 (Biểu đồ 2) cho thấy xu hướng cũng tương đồng với xu hướng dịch chuyển của vốn chủ sở hữu. Tổng tài sản của khối NHTMNN tăng trưởng ổn định trong cả giai đoạn, trong khi khối NHTMCP sụt giảm tổng tài sản đến cuối năm 2012. Tổng tài sản của khối ngân hàng nước ngoài cũng theo xu hướng của NHTMCP, giảm nhẹ đến cuối năm 2012.
Tổng tài sản của 2 khối NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh trong giai đoạn 2008-2011 là do quy mô hoạt động của nhiều ngân hàng được mở rộng, thặng dư cổ phiếu sau đợt IPO ra công chúng từ 3 NHTMNN hoặc phát hành thêm cổ phiếu hoặc gia tăng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận của các NHTMCP. Nguyên nhân quan trọng hơn cảgiải thích sựtăng trưởng nhanh tổng tài sản của 2 khối NHTMNN vàNHTMCP là sự bùng nổ mạng lưới chi nhánh của một sốngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, Techcombank đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng vượt bậc về huy động vốn, khai thác hiệu quảnguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Quy mô tổng tài sản của các ngân hàng nước ngoài tăng trưởng chậm một phần do quy mô mạng lưới phát triển chậm so với NHTMNN và NHTMCP, một phần là do người gửi tiết kiệm chưa tiếp cận với nhóm ngân hàng này mặc dù họ có rất nhiều chương trình marketing, khuyến mại để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư.
Năm 2012, tổng tài sản của khu vực NHTMNN vẫn tăng trưởng cao hơn so với năm 2011, trong khi hai khu vực NHTMCP và ngân hàng nước ngoài giảm sút. Nguyên nhân tổng tài sản của khu vực NHTMNN tăng một phần có sự đóng góp không nhỏ của việc Vietcombank bán 15% vốn cổ phần cho ngân hàng Mizuho của Nhật Bản, tương đương 11.800 tỷ đồng với thặng dư vốn cổ phần lên tới hơn 8.300 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản là 2 mục tiêu mà các ngân hàng luôn phấn đấu để nâng cao tỷ lệ an toàn vốn cũng như củng cố vị trí hoạt động so với các ngân hàng khác. Để tổng tài sản tăng trưởng tốt, ngoài vốn chủ sở hữu được phát triển đều đặn, tăng trưởng huy động vốn sẽđóng góp chủyếu vào tốc độtăng trưởng của tổng tài sản. Huy động vốn từ nền kinh tế không chỉ giúp ngân hàng có nguồn vốn ổn định cho các hoạt động tín dụng, đầu tư mà còn là cơ sở ổn định thanh khoản hơn nếu ngân hàng phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng.