Các loại hình tổ chức tài chính trung gian

Một phần của tài liệu nghiên cứu về tiền tệ (Trang 107 - 111)

- Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lượng tiền và cáckhoản nợ thường

3. Các loại hình tổ chức tài chính trung gian

3.1. Các tổ chức tín dụng ngân hàng

3.1.1. Các ngân hàng thương mại

Đây là trung gian tài chính chủ yếu hoạt động bằng cách thu hút vốn thông qua những khoản tiền gửi phát séc, tiền gửi tiết kiệm và các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Sau đó, ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để cho vay, chủ yếu là cho vay thương mại ngắn, trung dài hạn để mua chứng khoán của Chính phủ. Đây là trung gian tài chính lớn nhất ở bất kỳ quốc gia nào, là nơi mà các tổ chức, đơn vị, cá nhân thường xuyên giao dịch nhất.

3.1.2. Các hiệp hội cho vay và tiết kiệm

Nguồn vốn chủ yếu được huy động của trung gian tài chính này là các khoản tiền gửi tiết kiệm, các khoản tiền gửi có kỳ hạn, các khoản tiền gửi phát séc được. Các khoản tiền vốn huy động chủ yếu để cho vay thế chấp. Đây là điều khác cơ bản với ngân hàng thương mại.

Do các khoản vay thế chấp chủ yếu là các khoản cho vay dài hạn, các tổ chức này ban đầu chịu những ràng buộc khắt khe hơn so với ngân hàng thương mại. Cho tới hiện nay, ở nhiều nước, pháp luật cho phép các hiệp hội cho vay, nhằm xóa bỏ

dần sự khác biệt với các ngân hàng thương mại. Do vậy, các trung gian tài chính này đang trở thành những đối thủ cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

3.1.3. Các ngân hàng tiết kiệm tương trợ (Mutual saving Banks)

Trung gian tài chính này giống như các hiệp hội cho vay và tiết kiệm, nhưng chỉ khác ở chỗ, chúng được tổ chức như những hiệp hội tương trợ tức là hoạt động như kiểu hợp tác xã, trong đó những người sở hữu tiền gửi lại là các chủ sở hữu ngân hàng.

3.1.4. Các liên hiệp tín dụng (Credit Union)

Trung gian tài chính này là những tổ chức cho vay nhỏ có tính chất hợp tác xã, được tổ chức xung quanh một nhóm xã hội đặc biệt, các thành viên của liên hiệp là những người làm công của những công ty nào đó, trung gian tài chính huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi và tiến hành cho vay. Giới hạn trong đối tượng và phạm vi cho vay giống như các ngân hàng tiết kiệm tương trợ.

3.2. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàngi

3.2.1 Công ty bảo hiểm

Trong quá trình kinh doanh, sản xuất, quản lý xã hội và cải tạo chinh phục tự nhiên, dù có tri thức khoa học ngày càng cao, con người vẫn phải đối mặt nhiều hơn với khả năng xảy ra tai họa từ nhiều phía, do chính bản thân con người, do những phương tiện thiết bị của con người tạo ra. Trước mối đe dọa thường ngày như vậy, các cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện biện pháp tự bảo hiểm, nhưng tự bảo hiểm là biện pháp hiệu quả thấp và không kinh tế. Do vậy, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu được bảo hiểm và sử dụng nó để chia sẻ khi rủi ro xảy ra thông qua hoạt động của các công ty bảo hiểm.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, đã nảy sinh hoạt động bảo hiểm như một dịch vụ tài chính có tính chất chuyên nghiệp.

Như vậy, bảo hiểm về bản chất là chia nhỏ rủi ro, là hoạt động thể hiện người bảo hiểm đứng ra cam kết hợp đồng bồi thường theo quy luật thống kê cho người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua phí bảo hiểm.

Các công ty bảo hiểm thực hiện trung gian tài chính bằng cách sử dụng phí bảo hiểm thu được nhờ bán các hợp đồng bảo hiểm để đầu tư vào các tài sản như trái

khoán, cổ phiếu, các món vay thế chấp hoặc các món vay khác ít rủi ro, rồi từ những tài sản có này được dùng thanh toán cho những rủi ro đòi được bồi theo hợp đồng bồi thường đã bán.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội là sự phát triển đa dạng của các loại hình bảo hiểm, trong đó có 2 loại hình chủ yếu là bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội.

3.2.2. Công ty tài chính

Công ty tài chính được hiểu là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, là các hội thương mại mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là:

- Thu hút vốn bằng cách phát hành cổ phiếu và trái khoán, không nhận tiền gửi của dân chúng và các tổ chức kinh tế.

- Cho vay các món tiền nhỏ đặc biệt thích hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng.

- Cho vay chủ yếu và dài hạn.

- Thực hiện các nghiệp vụ cho thuê và thuê mua.

- Cầm cố các loại hàng hóa, vật tư và ngoại tệ. Các giấy tờ có giá và dụng cụ bảo đảm khác.

- Tư vấn và Marketing, giám định các công việc chuẩn bị để ký hợp đồng hoặc thành lập các công ty liên doanh.

- Trợ cấp tài chính cho các dự án phát triển kinh tế kỹ thuật được Nhà nước ưu tiên.

- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc, đá quý, mua bán, chuyển nhượng chứng khoán.

- Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh.

Quá trình trung gian tài chính của các công ty tài chính có thể mô tả bằng cách nói rằng, họ vay những món tiền lớn, trung, dài hạn nhưng thường cho vay những món tiền nhỏ, nghiệp vụ tín dụng này hoàn toàn khác với hoạt động của các ngân hàng thương mại. Với quan niệm trên, công ty tài chính có những nét khác biệt so với ngân hàng thương mại ở chỗ:

+ Các công ty tài chính không nhận tiền gửi của dân chúng, của các tổ chức kinh tế xã hội…với thời hạn ngắn hạn và dưới hình thức mở tài khoản. Để tạo

nguồn vốn bổ sung cho hoạt động của mình, các công ty tài chính được vay dưới hình thức phát hành các phiếu nợ dài hạn.

+ Các công ty tài chính không thực hiện các dịch vụ thanh toán và tiền mặt, không sử dụng vốn vay của dân để làm phương tiện thanh toán.

+ Điểm khác biệt quan trọng của công ty tài chính so với các ngân hàng là ở chỗ, các công ty tài chính gần như không bị điều hành chặt bởi Chính phủ. Chính phủ chỉ điều hành số tiền cực đại mà các công ty tài chính có thể cho các cá nhân người tiêu dùng vay và kỳ hạn của các hợp đồng nợ, nhưng không có hạn chế nào về mở chi nhánh, về những tài sản có mà họ nắm giữ và sự thu nhận vốn của các công ty tài chính. Việc không can thiệp và điều hành chặt chẽ của Chính phủ giúp cho các công ty tài chính có thể phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng hơn là các ngân hàng.

3.2.3. Các công ty chứng khoán

Là một tổ chức ở thị trường chứng khoán, thực hiện trung gian tài chính thông qua các nghiệp vụ chủ yếu sau:

- Môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng (trung gian môi giới).

- Mua bán chứng khoán bằng chính nguồn vốn của chính mình để hưởng chênh lệch giá (thương gia chứng khoán).

- Trung gian phát hành và bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các đơn vị phát hành.

- Tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư.

Nhờ có các tổ chức ở thị trường chứng khoán mà các cổ phiếu, trái phiếu của Chính phủ, công ty được lưu thông, buôn bán tấp nập trên thị trường chứng khoán, qua đó, một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ những nguồn lẻ tẻ, phân tán trong dân chúng được tập hợp lại.

Mỗi doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, không phải họ tự đi bán số chứng khoán họ cần phát hành. Họ không thể làm tốt việc đó, do họ không được chuyên môn hóa, họ cần có những nhà chuyên nghiệp mua bán chứng khoán cho họ. Đó chính là công ty chứng khoán. Với nghiệp vụ chuyên môn hóa, kinh nghiệm nghề nghiệp, bộ máy tổ chức thích hợp, các công ty

chứng khoán hoàn toàn có thể thực hiện tốt các trung gian tài chính cho các nhà đầu tư. Kinh nghiệm các nước cho thấy, khi chưa hình thành thị trường chứng khoán tập trung, các công ty chứng khoán vẫn làm được trung gian môi giới và mua bán chứng khoán. Những nhà môi giới, mua bán chứng khoán thống nhất với nhau thành lập trên thị trường chứng khoán tập trung để thực hiện việc giao dịch. Do vậy, muốn thiết lập thị trường chứng khoán, trước hết phải thiết lập các công ty chứng khoán và phát hành các chứng khoán trên thị trường.

Ngoài các công ty chứng khoán hoạt động trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán, các tổ chức trên thị trường chứng khoán còn bao gồm các tổ chức quỹ đầu tư – là những tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, được hình thành bởi những nhà tiết kiệm và đầu tư cùng góp vốn. Như vậy, thay vì những người tiết kiệm và đầu tư đưa số vốn của mình cho nhà môi giới chứng khoán thì họ góp vốn vào quỹ đầu tư chung, thực hiện việc đầu tư tập thể.

Quỹ đầu tư là một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng quản lý, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cao hơn so với đầu tư riêng lẻ. Mặt khác, đầu tư qua quỹ đầu tư đảm bảo tính thanh khoản cao. Nghĩa là, khả năng chuyển khoản từ chứng khoán thành vốn bằng tiền và ngược lại rất dễ dàng, thực hiện việc thu hồi lại vốn đầu tư khi có nhu cầu và hạn chế rủi ro của người đầu tư.

Trong thị trường chứng khoán cấp 1 còn có một tổ chức tài chính tham gia bán lần đầu các chứng khoán, đó là ngân hàng đầu tư. Khi một công ty muốn huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán, họ thường thuê các dịch vụ của ngân hàng đầu tư để giúp bán các chứng khoán của mình. Các ngân hàng đầu tư tham gia vào hoạt động này như sau:

Trước hết, họ góp ý, tư vấn cho các công ty bán chứng khoán trên thị trường cấp 1 về việc phát hành chứng khoán, về kỳ hạn và số tiền thanh toán vốn, lãi đối với trái khoán, giá của các cổ phiếu, sau đó, qua những người đảm bảo, tiếp xúc trực tiếp với người có thể mua chúng và bán các chứng khoán này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu về tiền tệ (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w