Phân tích kinh tế về cấu trúc tài chính.

Một phần của tài liệu nghiên cứu về tiền tệ (Trang 103 - 106)

- Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lượng tiền và cáckhoản nợ thường

1. Phân tích kinh tế về cấu trúc tài chính.

1.1. Những vấn đề cơ bản về cấu trúc tài chính

Phân tích kinh tế cấu trúc tài chính ở một số nước phát triển và ở nước ta, chúng ta có thể khẳng định: Các hệ thống tài chính là một tổ chức phức tạp, đa dạng về cấu trúc và chức năng.

Có nhiều loại hình khác nhau trong tổ chức tài chính như: Ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, các quỹ tương trợ…gọi chung là các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng.

Đồng thời cũng có nhiều loại hình của thị trường tài chính như: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu…Nếu đi sâu nghiên cứu và phân tích câud trúc tài chính, những công cụ và phương tiện tài chính, chúng ta có thể rút ra những điều điều cơ bản về cấu trúc tài chính như sau:

Thứ nhất: Trong số các công cụ và hình thức tạo vốn của các doanh nghiệp từ

các tổ chức tài chính trung gian và thị trường tài chính, thì cổ phiếu và trái phiếu không phải là nguồn tài chính quan trọng. Việc phát hành những chứng khoán mua, bán trên thị trường không phải là biện pháp hàng đầu để các doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động của họ.

Ở Mỹ, thị trường cổ phiếu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài trợ vốn cho các doanh nghiệp (2,1%), trái phiếu (29,8%). Như vậy, tổng cộng số cổ phiếu và trái phiếu ở Mỹ (31,9%) mới chỉ cung cấp được ít hơn 1/3 số vốn bên ngoài mà các doanh nghiệp cần để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của họ. Điều này cũng đúng với hầu hết các nước phát triển trên thế giới.

Thứ hai: Tài chính gián tiếp, tài chính có liên quan đến hoạt động của các trung gian tài chính, quan trọng gấp nhiều lần so với tài chính trực tiếp, là tài chính trong đó các doanh nghiệp gom vốn trực tiếp từ thị trường tài chính. Trong các trung gian tài chính này, ngân hàng tạo ra nguồn vốn bên ngoài quan trọng nhất để tài trợ cho các doanh nghiệp.

Như đã trình bày ở vấn đề thứ nhất, cổ phiếu và trái phiếu không phải là nguồn vốn quan trọng, nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong các nguồn vốn tài trợ cho các doanh nghiệp.

Trong số nguồn vốn của tài chính gián tiếp, thì các khoản vay từ ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng nhất trong việc tài trợ cho các doanh nghiệp.

Thứ ba: Hệ thống tài chính là bộ phận trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, được điều hành và quản lý một cách chặt chẽ nhất.

Thứ tư: Vật thế chấp là đặc trưng của các hợp đồng vay nợ. Đồng thời, các hợp đồng vay nợ là những hợp đồng có tính chất pháp lý cao và rất phức tạp trong quan hệ giao dịch với khách hàng.

1.2. Phí giao dich và cấu trúc tài chính

Người có vốn mong muốn tìm được người cần vốn để cho vay kiếm lời, đồng thời người cần vốn muốn tiếp xúc với người có vốn đều phải tốn kém những chi phí giao dịch. Bởi vì những người đó không thể gửi tiền, vay vốn ở những nơi không quen biết hoặc chưa đủ niềm tin, mà không cần luật sư người trung gian môi giới hoặc những người làm chứng khác.

Những trung gian tài chính ra đời và hoạt động là nhằm mục tiêu tối thiểu hóa những phí giao dịch giữa những người có vốn và người cần vốn, giúp người có món tiết kiệm nhỏ có cơ hội đầu tư sinh lời. Người cần vốn có cơ hội vay vốn giảm chi phí giao dịch cho cả người có vốn và người cần vốn.

1.3. Rủi ro và cấu trúc tài chính

Rủi ro là một thuộc tính cố hữu trong hoạt động của các tổ chức tài chính. Trong đó rủi ro do các thông tin không cân xứng tạo ra trước và sau khi diễn ra các giao dịch của cấu trúc tài chính. Rủi ro do các thông tin không cân xứng tạo ra trước khi diễn ra các giao dịch là loại rủi ro trong đó những người đi vay không trả được nợ là những người tích cực tìm vay nhất và do vậy họ có nhiều khả năng được lựa chọn nhất. Rủi ro này được gọi là sự lựa chọn đối nghịch. Kết quả của rủi ro này là người đáng cho vay lại không được vay và ngược lại.

Rủi ro do các thông tin cân xứng tạo ra sau khi diễn ra các giao dịch là loại rủi ro người cho vay phải gánh chịu khi người đi vay không muốn trả nợ. Rủi ro này được gọi là rủi ro đạo đức.

Giải pháp giảm rủi ro do những thông tin khômg cân xứng dẫn tới sự lựa chọn đối nghịch là:

- Cung cấp và bán những thông tin có tác dụng loại bỏ thông tin không cân xứng và cho phép những người cung cấp vốn có thông tin đầy đủ về những cá nhân hay doanh nghiệp cần tài trợ vốn cho các hoạt động đầu tư.

- Sự điều hành của chính phủ nhằm tăng thông tin trong hoạt động của cấu trúc tài chính.

Rủi ro đạo đức tác động tới việc lựa chọn giữa các hợp đồng nợ và các hợp đồng vốn cổ phần trong cấu trúc tài chính

Rủi ro đạo đức xuất hiện sau khi cuộc giao dịch diễn ra khi người cần vốn có ý muốn giấu thông tin và thực hiện những hoạt động mà người có vốn không mong muốn.

Rủi ro đạo đức trong các hợp đồng vốn cổ phần diễn ra khi có sự tách biệt giữa chủ sở hữu vốn và người quản lý doanh nghiệp: người quản lý doanh nghiệp do sở hữu một phần vốn rất nhỏ hoặc thậm chí không sở hữu phần vốn nào của doanh nghiệp rất có thể sẽ hành động vì lợi ích cá nhân của họ hơn là lợi ích của các tổ chức cổ đông sở hữu vốn.

Giải pháp giảm rủi ro đạo đức trong các hợp đồng vốn cổ phần là:

- Các chủ sở hữu vốn cần có thông tin đầy đủ về những gì mà những người quản lý đang làm, đồng thời giảm sự tách biệt đáng kể giữa người sở hữu và người quản lý.

- Tăng cường sự hoạt động của các trung gian tài chính thông qua các hình thức liên kết, liên doanh, hoặc thông qua các hợp đồng nợ.

Ảnh hưởng của rủi ro đạo đức đến cấu trúc tài chính trong thị trường:

Hợp đồng nợ chỉ đòi hỏi những người vay thanh toán một số tiến cố định và cho phép họ hưởng bất kỳ lợi nhuận nào còn lại, những người vay có ý muốn nhận những dự án đầu tư có nhiều rủi ro hơn so với những người cho vay mong muốn và do đó có nhiều khả năng không trả được nợ.

Các giải pháp cho vấn đề rủi ro đạo đức trong thị trường nợ:

- Nâng cao cơ cấu vốn cổ phần trong tổng tài sản của doanh nghiệp vay.

- Tăng cường giám sát và ràng buộc theo những qui định hạn chế. Những qui định hạn chế nhằm làm giảm rủi ro đạo đức trong hợp đồng nợ, bằng cách đưa ra những qui định của người cho vay để loại bỏ những xử sự không mong muốn hoặc khuyến khích những xử sự mong muốn.

- Tăng cường hoạt động của trung gian tài chính.

Các giải pháp trên đây chỉ có tác dụng giảm rủi ro đạo đức chứ không hoàn toàn loại bỏ được. Bởi lẽ người vay có đủ khôn khéo để báo cáo không đúng sự thật hoặc tìm ra những sơ hở trong các qui định hạn chế khiến những qui định đó trở nên vô hiệu lực.

Tóm lại, nghiên cứu rủi ro và cấu trúc tài chính cho thấy sự hiện diện của những thông tin cân xứng dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch rủi ro đạo đức làm trở ngại hoạt động hữu hiệu của thị trường tài chính.

Một phần của tài liệu nghiên cứu về tiền tệ (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w