Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, giáo dục của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Hùng Vương tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 48)

của tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội 2.1.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 2.1.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Tỉnh Phú Thọ được thành lập ngày 5 tháng 5 năm 1903. Từ năm 1903 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, về cơ bản các đơn vị hành chính trong tỉnh không có những thay đổi lớn, chỉ thay đổi tên gọi một số huyện và thành lập một số làng, xã mới.

Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH tiến hành hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết (ngày 26/11/1996) về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó có việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997.

Phú Thọ là tỉnh miền núi, thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm ở toạ độ địa lý giữa 210 và 220 vĩ độ Bắc, 1050 kinh độ Ðông, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Nam giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của Tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc, cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh Thuỷ - Hà Giang hơn 200km, cách

cảng Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km, là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà và sông Lô.

Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị (Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, các huyện: Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Tân Sơn, Thanh Ba, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn , Yên Lập ) với tổng số 275 xã, phường, thị trấn.

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km² (chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc), trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha. Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, những vùng đất bằng phẳng nằm rải rác trong tỉnh.

Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 Phú Thọ có 1.313.926 người với mật độ dân số 373 người/km². Tỷ lệ dân số sống tại nông thôn, vùng núi khoảng 85% và tại thành thị khoảng 15%. Phú Thọ có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 người (60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 33,5%.

Tỉnh Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 86%. Khí hậu phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây trồng, vật nuôi nhất là cây dài ngày và gia súc.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Hùng Vương tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 48)