Tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Hùng Vương tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 33)

1.2.3.1. Phát triển đội ngũ giáo viên là thực hiện nghị quyết và chỉ thị của Đảng về giáo dục

quốc sách" và thực hiện Nghị quyết TW IV, khóa 8: "Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn".

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII đã nêu: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài". Nghị quyết của Đại hội Đảng khóa IX và khóa X cũng đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo cần có đủ sức đủ tài để chấn hưng nền giáo dục nước nhà và chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo [4]. Ngày 15 tháng 6 năm 2004 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 40 - CT/TW về việc xây dựng , nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục . Chỉ thị nêu rõ : Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và chấn hưng đất nước. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [1].

Để đạt mục tiêu trên, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ:

- Củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống các trường sư phạm, các trường cán bộ quản lý giáo dục.

- Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ

cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

- Đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Đây là Chỉ thi ̣ vô cùng quan t rọng và hết sức cụ thể về việc xây dựng , nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục . Chỉ thị đã nhấn ma ̣nh : “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”.

Đặc biệt, ngày 15 tháng 4 năm 2009, Ban chấp hành Trung ương Đảng cô ̣ng sản Viê ̣t Nam đã có Thông báo số 242-TB/TW: Thông báo kết luâ ̣n của Bô ̣ Chính tri ̣ về tiếp tục thực hiê ̣n Nghi ̣ quyết Trung ương 2 (khóa VIII ), phương hướng phát triển giáo dục và đào ta ̣o đế n năm 2020. Thông báo nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” [2].

1.2.3.2. Phát triển đội ngũ giáo viên là đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục nói chung và nhu cầu phát triển của giáo dục THPT nói riêng

Giáo dục THPT là cấp học phổ thông cuối cùng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ giáo viên THPT là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mới giáo dục,

đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu của giáo dục THPT: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [20, tr.75].

1.2.3.3. Phát triển đội ngũ giáo viên là đáp ứng yêu cầu phát triển của từng trường THPT

Đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảng dạy và giáo dục của nhà trường, là người tạo nên uy tín, chất lượng và hiệu quả của nhà trường.

Mỗi trường THPT muốn phát triển, trước hết phải có một đội ngũ giáo viên giỏi. Yêu cầu về chất lượng đội ngũ là một trong những tiêu chuẩn để nhà trường được xét công nhận những danh hiệu thi đua, đội ngũ là nguồn lực quý báu và có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường.

1.2.3.4. Phát triển đội ngũ giáo viên là đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân giáo viên

Lao động của người thầy, lao động sư phạm, là loại hình lao động đặc biệt. Đối tượng lao động của người thầy là con người, là thế hệ trẻ đang lớn lên cùng với nhân cách của họ. Bản thân đối tượng lao động đã quyết định tính đặc thù của lao động sư phạm. Hiệu quả lao động của người thầy sống mãi trong nhân cách của người học, nên lao động sư phạm vừa mang tính tập thể rất sâu, vừa mang dấu ấn cá nhân rất đậm. Vì vậy, nó đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao và sự am hiểu nghề nghiệp nhất định. Tính nghề nghiệp là một đòi hỏi, đồng thời cũng tạo ra điều kiện để cho người giáo viên tự rèn luyện mình. Chính vì thế, việc phát triển đội ngũ giáo viên là một yêu cầu tất yếu khách quan của xã hội. Như C.Mác nói: "Bản thân nhà giáo dục cũng phải được giáo dục". Khuyến cáo về phát triển giáo dục của UNESCO cũng

chỉ rõ: “thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia đào tạo kiến thức”. Để làm tròn nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó người thầy vừa phải rèn luyện nhân cách, vừa phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ năng lực tham gia trực tiếp vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia.

Như vậy, người thầy không những là người giỏi về chuyên môn mà còn phải là người có năng lực sư phạm, có như vậy thì người thầy mới có thể phát huy mạnh mẽ nhất vai trò và ảnh hưởng của mình trong quá trình dạy học. Nhu cầu để được xét công nhận giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua các cấp là những nhu cầu chính đáng của mỗi giáo viên mà các nhà quản lý cần khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ họ.

1.2.3.5. Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu của học sinh

Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ngành, các cấp và mọi tầng lớp nhân dân thường xuyên quan tâm, chăm lo, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Toàn xã hội, ngành giáo dục, các bậc cha mẹ học sinh đều đặt niềm tin, niềm hy vọng vào các thầy cô giáo THPT trong việc giáo dục con em mình để hoàn thành học vấn phổ thông, hoàn thiện nhân cách, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh luôn muốn được học tập những thầy cô giáo có tình thương yêu với học trò, nhiệt tình và có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao.

Tất cả những điều nêu trên đều khẳng định tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giáo viên trong trường trung học phổ thông .

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Hùng Vương tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 33)