Trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Hùng Vương tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 29)

Trong Điều lê ̣ t rường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [3], tại điều 2 ghi rõ : Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.

Trong điều 3 của Điều lệ này đã ghi: Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục phổ thông.

2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên.

3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng.

5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. 8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.2.2. Những đặc điểm lao động sư phạm của đội ngũ giáo viên trong trường trung học phổ thông trường trung học phổ thông

Đối tượng tác động sư phạm của giáo viên THPT là học sinh ở lứa tuổi từ 15 - 19 tuổi, lứa tuổi ở một giai đoạn đặc thù về phát triển về tâm lý, sinh lý. Nếu không tính đến những nét đặc trưng về tâm lý lứa tuổi thì không thể nào tổ chức một cách có hiệu quả hoạt động đa dạng của nhà trường. Để đáp ứng những nhu cầu này, người giáo viên cần có những kiến thức chuyên môn sâu rộng và có những kiến thức về tâm lý học, giáo dục học.

Phương tiện lao động của giáo viên: đó là nhân cách người thầy cùng với các thiết bị dạy học, trong đó nhân cách người thầy có vai trò quan trọng nhất. Giáo viên tác động đến học sinh bằng lời nói, bằng tấm gương, bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự rèn luyện. Chỉ có thật tâm vì trò và thành thạo về phương pháp thì lao động sư phạm của người thầy mới có hiệu quả.

Thời gian lao động của người giáo viên khó tách bạch ra khỏi thời gian lao động sư phạm. Bất cứ lúc nào, ngay cả khi nghỉ ngơi, đọc sách, giải trí người giáo viên vẫn có suy nghĩ về công việc sư phạm của mình. Thời gian lao động sư phạm không chỉ tính bằng số giờ quy định trong chế độ lao động mà còn mang tính năng động sáng tạo, cộng với niềm say mê nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trước thế hệ trẻ và trước toàn xã hội. Vì vậy, người CBQL nhà trường cần thông hiểu và đối xử có lý, có tình với người giáo viên. Cần làm mọi việc có thể làm được để giúp cho người giáo viên tập trung toàn bộ tâm trí vào lao động sư phạm, giảm bớt cho họ những công việc thứ yếu không cần thiết.

Hiệu quả và sản phẩm của lao động sư phạm của người giáo viên là chất lượng thực hiện mục tiêu đào tạo, được biểu hiện cụ thể ở sự phát triển nhân cách người học sinh (trình độ được giáo dục, trình độ lĩnh hội các kiến thức khoa học,…). Đặc điểm này của lao động sư phạm đòi hỏi nhà trường không được phép "sản xuất ra phế phẩm". Học sinh tốt nghiệp THPT phải đáp ứng được những nhu cầu phát triển của bản thân, gia đình và xã hội. Đây là nét khác biệt nổi bật giữa lao động sư phạm và các loại lao động khác.

Lao động sư phạm của giáo viên THPT mang tính đặc thù về đối tượng, phương tiện, thời gian và sản phẩm lao động. Lao động sư phạm của người giáo viên hết sức phức tạp, tinh tế, đầy khó khăn và có một sứ mạng hết sức nặng nề là đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. Vì vậy người giáo viên THPT cần nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình, có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, không ngừng học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Hùng Vương tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)