Đội ngũ, đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Hùng Vương tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 27)

1.1.4.1. Đội ngũ

Có nhiều cách hiểu về đội ngũ khác nhau. Ngày nay khái niệm về đội ngũ dùng cho các tổ chức xã hội rộng rãi hơn như đội ngũ cán bộ công chức , đội ngũ trí thức, đội ngũ văn nghệ sĩ, đội ngũ những người tình nguyện, ...đều xuất phát từ cách hiểu thuật ngữ trong quân sự về đội ngũ "Đó là một tổ chức gồm nhiều người, tập hợp thành một lực lượng".

Theo lý luận khoa học quản lý thì đây là một đội công tác, trong đó các cá nhân kết hợp với nhau, thường xuyên trau dồi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để đạt được mục tiêu và kế hoạch của tổ chức đặt ra [14] .

Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng” [24, tr.339].

Các khái niệm về đội ngũ tuy khác nhau, nhưng đều thống nhất một điều là nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc không cùng, nhưng đều có chung một mục đích nhất định.

1.1.4.2. Đội ngũ giá o viên

Khi đề cập đến đội ngũ giáo viên, tác giả Virgil K.Rowland đã nêu lên quan niệm: "Đội ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của họ đối với giáo dục".

Từ khái niệm về giáo viên và đội ngũ ở trên ta có thể hiểu đội ngũ giáo viên là tập hợp những nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có chung nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục quy định tại Luật giáo dục, Điều lệ và Quy chế trường học.

Đội ngũ giáo viên THPT là một tập hợp những người làm nghề dạy học, giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng có tổ chức, cùng chung một nhiệm vụ, cùng thực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra. Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, thể chế xã hội.

1.1.5. Phát triển, phát triển đội ngũ giáo viên , biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên giáo viên

1.1.5.1. Phát triển

Trong Triết học, theo phép biện chứng duy vật phát triển là khái niệm dùng để "Khái quát quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn".

1.1.5.2. Phát triển đội ngũ giáo viên

Phát triển đội ngũ giáo viên có nghĩa là làm cho đội ngũ giáo viên có sự thay đổi số lượng, cơ cấu và chất lượng, thực chất là có sự thay đổi đội ngũ giáo viên về cả "lượng" và "chất" đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong giai đoạn mới.

Phát triển đội ngũ giáo viên trong trường THPT là một biện pháp c ủa người quản lý nhằm xây dựng đội ngũ đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng,

đáp ứng yêu cầu phát triển thực tế xã hội của đất nước, yêu cầu phát triển của giáo dục nói chung và yêu cầu phát triển của nhà trường THPT nói riêng. Mục tiêu đó biểu hiện cụ thể:

- Số lượng và cơ cấu của đội ngũ giáo viên trong nhà trường đủ và đồng đều.

- Năng lực của đội ngũ giáo viên nói chung và của từng thành viên nói riêng đảm bảo được chất lượng và hiệu quả các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ.

- Mọi thành viên trong nhà trường đoàn kết, thống nhất để thực hiện mục tiêu chung của nhà trường.

1.1.5.3. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên được hiểu là "những cách cụ thể của các nhà quản lý giáo dục tác động vào đội ngũ giáo viên để tạo sự thay đổi đội ngũ giáo viên theo hướng đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng" theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

Việc trình bày, phân tích các khái niệm trên là cơ sở để nghiên cứu lý luận quản lý phát triển nguồn nhân lực nói chung và lý luận phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Hùng Vương tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 27)