Mức độ tham gia của gia đình có ảnh hƣởng đến hiệu quả can thiệp cho trẻ trẻ tự kỷ.
Nghiên cứu của chúng tôi chia trẻ tự kỷ thành hai nhóm: nhóm trẻ đƣợc gia đình quan tâm với thời gian trên 60 phút mỗi ngày và nhóm trẻ đƣợc gia đình quan tâm với thời gian dƣới 60 phút mỗi ngày, kết quả nhận thấy hiệu quả can thiệp đối với nhóm trẻ đƣợc gia đình quan tâm trên 60 phút mỗi ngày sẽ tốt hơn, thể hiện số điểm chênh lệch giữa trƣớc và sau can thiệp nhiều hơn so với nhóm trẻ gia đình quan tâm dƣới 60 phút mỗi ngày, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.8).
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình và cộng sự [4].
Wall K (2007) cho rằng sự hợp tác và tham gia của gia đình vào chƣơng trình can thiệp ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả can thiệp [67].
Gia đình là nơi gần gũi, quen thuộc nhất đối với trẻ, đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ em nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Trong những năm tháng đầu đời, gia đình, đặc biệt bố mẹ là ngƣời ảnh hƣởng rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, là ngƣời nhận biết sớm nhất những dấu hiệu chậm phát triển của con.
Trong những năm đầu, phần lớn trẻ ở nhà với bố mẹ, bố mẹ là ngƣời mà trẻ luôn gần gũi, gắn bó và muốn chia sẻ nhiều nhất. Nếu bố mẹ dành thời gian chăm sóc nhiều cho con, có kiến thức về bệnh sẽ theo sát đƣợc con mình trong quá trình học tập và điều trị, giúp con có đƣợc kết quả điều trị tốt nhất.
Trẻ bình thƣờng có thể thu nhận kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên đối với trẻ tự kỷ, do giảm khả năng tập trung - chú ý, khiếm khuyết về giao tiếp và quan hệ xã hội nên rất khó tiếp thu đƣợc kiến thức từ những ngƣời xung quanh. Đối với trẻ tự kỷ, ngoài thời gian đƣợc can thiệp tại các trung tâm ngôn ngữ, giáo dục phối hợp tại các trƣờng thì phần lớn thời gian còn lại trẻ ở nhà với bố mẹ, vì vậy bố mẹ là ngƣời đóng vai trò quan trọng và chịu trách nhiệm chính cho sự thành công của con mình.
Nhƣ vậy, sự hợp tác tốt giữa gia đình và các nhà chuyên môn trong suốt quá trình can thiệp sẽ tạo nền tảng cho sự thành công của chƣơng trình can thiệp trẻ tự kỷ.