4.1.1.1. Tuổi và giới
Trong nghiên cứu, dựa vào mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thƣờng, chúng tôi phân trẻ thành hai nhóm, từ 24 đến 48 tháng tuổi và từ 49 đến 72 tháng tuổi. Tỷ lệ trẻ nam mắc tự kỷ cao hơn trẻ nữ, kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ nam chiếm 83%, trẻ nữ chiếm 17%, tỷ lệ nam: nữ là 4,9: 1, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (biểu đồ 3.1).
So sánh với kết quả của các nghiên cứu khác về trẻ tự kỷ, cho thấy tỷ lệ nam: nữ trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu trên thế giới, theo Kanner [69], Asperger [32] hay Lovaas [48] tỷ lệ nam: nữ là 4:1.
Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trong nƣớc nhƣ: Đinh Thị Hoa, tỷ lệ nam: nữ là 8,3:1 [10], Nguyễn Thị Hƣơng Giang và cộng sự, tỷ lệ nam: nữ là 8:1 [7], Quách Thúy Minh và cộng sự, tỷ lệ nam: nữ là 10:1 [13], Ngô Xuân Điệp tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ nam: nữ là 7,4: 1 [5]. Điều này có thể là do cỡ mẫu, thời gian và địa điểm lấy mẫu của từng nghiên cứu khác nhau, nhƣng các nghiên cứu vẫn có kết luận chung rằng tỷ lệ nam mắc tự kỷ nhiều hơn nữ.
4.1.1.2. Tiền sử lúc sinh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sinh mổ chiếm 40%, sinh thƣờng chiếm 60%, kết quả này tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Đinh Thị Hoa với sinh thƣờng chiếm 60,5%, sinh mổ chiếm 30,3% [10], tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Theo nghiên cứu của Lord không thấy tự kỷ liên quan đến nguyên nhân này [45].
4.1.1.3. Nghề của mẹ và địa dư sinh sống
Tỷ lệ trẻ tự kỷ sống ở thành phố trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn ở nông thôn, chiếm 85,7%, mẹ có nghề nghiệp ổn định (cán bộ) có con mắc tự kỷ cũng cao hơn, chiếm 53,4%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình và cộng sự. Theo Kanner, hầu hết trẻ tự kỷ có cha mẹ có trình độ văn hóa, kinh tế cao, nghề nghiệp ổn định và sống ở thành phố [9]. Trong nhiều công trình nghiên cứu về trẻ tự kỷ, các tác giả cũng có nhận định nhƣ vậy. Điều này cho thấy cha mẹ có trình độ, nghề nghiệp ổn định, kinh tế cao sẽ có nhiều kiến thức về bệnh và sớm đƣa trẻ đến bệnh viện điều trị.
4.1.1.4. Mức độ tự kỷ
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tự kỷ mức độ nặng chiếm 5,8 %, mức độ trung bình chiếm 74,2%, mức độ nhẹ chiếm 20%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đinh Thị Hoa, mức độ nặng chiếm 18,46%, mức độ trung bình chiếm 50,77%, mức độ nhẹ chiếm 30,77% [10], nghiên cứu của Quách Thúy Minh và cộng sự, mức độ nặng chiếm 26,7%, mức độ trung bình 53,3%, mức độ nhẹ 20% [13]. Các nghiên cứu này đều cho thấy rằng tự kỷ mức độ trung bình chiếm ƣu thế. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hƣơng Giang và cộng sự có 67, 39% mức độ nặng [7], Ngô Xuân Điệp có 85,6% nặng và rất
56
nặng [5]. So sánh với kết quả nghiên cứu của Jacquelyn và cs nghiên cứu tại Hoa kỳ cho kết quả tự kỷ mức độ nặng là 65,38% [38]. Các nghiên cứu này lại cho thấy trẻ tự kỷ mức độ nặng chiếm ƣu thế. Điều này có thể giải thích do các tác giả sử dụng các thang đánh giá khác nhau, cách chia độ khác nhau.
4.1.2. Sự cải thiện khả năng tập trung - chú ý của trẻ tự kỷ
4.1.2.1.Sự tiến bộ sau một tháng can thiệp
Sau một tháng can thiệp ngôn ngữ trị liệu, khả năng tập trung - chú ý của trẻ tự kỷ có tiến bộ, thể hiện bằng sự giảm số điểm A-TAC trung bình, từ 12,2 điểm trƣớc điều trị giảm còn 10,1 điểm sau một tháng điều trị, giảm 2,1 điểm (biểu đồ 3.3), sự cải thiện này có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001. Sở dĩ số điểm giảm không nhiều vì ban đầu phần lớn trẻ tự kỷ phải mất một thời gian để làm quen và thích nghi với môi trƣờng can thiệp. Tuy vậy sự cải thiện này cũng đã nói lên đƣợc hiệu quả can thiệp của ngôn ngữ trị liệu.
4.1.2.2. Sự tiến bộ sau hai tháng can thiệp
Sau hai tháng can thiệp, số điểm A-TAC trung bình từ 12, 2 điểm trƣớc điều trị giảm còn 8 điểm ở tháng thứ 2, giảm đi 4,2 điểm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001. Điều này cho thấy sự cải thiện về khả năng tập trung - chú ý sau hai tháng điều trị.
4.1.2.3. Sự tiến bộ sau ba tháng can thiệp
Sau ba tháng can thiệp ngôn ngữ trị liệu, khả năng tập trung - chú ý của trẻ tự kỷ trong nghiên cứu của chúng tôi có sự cải thiện rõ rệt nhất, biểu hiện bằng giảm đáng kể số điểm A-TAC trung bình, từ 12,2 điểm trƣớc điều trị, còn 4,9 điểm sau ba tháng điều trị, giảm đi 7,3 điểm. Sự cải thiện có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001. Nhận định này trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Reed P và cộng sự [59]. Nghiên cứu đã sử dụng
phƣơng pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) với thời gian chín tháng, can thiệp tại nhà cho thấy khả năng tập trung - chú ý của trẻ đƣợc cải thiện đáng kể, thể hiện bằng giảm điểm số có ý nghĩa, điều này cho thấy đƣợc hiệu quả của phƣơng pháp can thiệp.
Theo nghiên cứu của Whalen C và cs [68] đã tiến hành can thiệp trên khả năng tập trung - chú ý của trẻ tự kỷ mƣời tuần và kết quả cho thấy có sự cải thiện khả năng này và còn dẫn tới sự cải thiện có ý nghĩa các kỹ năng giao tiếp, hành vi và tƣơng tác xã hội.
Trong nghiên cứu của Đinh Thị Hoa, tác giả cũng nhận thấy sự cải thiện rõ khả năng tập trung - chú ý của trẻ, thể hiện mục hành vi cải thiện sớm nhất, ngay trong tháng đầu tiên can thiệp [10]. Bởi vì những bài học đầu tiên của trẻ chủ yếu là can thiệp vào khả năng tập trung, nhìn mắt, kiểm soát hành vi…Đây là ƣu thế nổi bật của phƣơng pháp phân tích hành vi ứng dụng.
Hạn chế về khả năng tập trung - chú ý sẽ dẫn đến hạn chế về học các kỹ năng tiếp theo nhƣ: giao tiếp, hành vi và tƣơng tác xã hội …, vì vậy trong việc can thiệp trẻ tự kỷ thì việc huấn luyện kỹ năng tập trung - chú ý là bƣớc đầu tiên, nó có vai trò quan trọng, là tiền đề để trẻ học đƣợc các kỹ năng tiếp theo. Trong nghiên cứu của Jennifer S cũng đã cho thấy đƣợc điều này [40].
Do đó, có thể nói rằng trẻ nào có sự cải thiện về kỹ năng tập trung - chú ý tốt sẽ dẫn đến sự cải thiện về các kỹ năng giao tiếp, hành vi, tƣơng tác xã hội và các kỹ năng khác dễ dàng hơn, hòa nhập tốt hơn.
4.1.3. Hiệu quả can thiệp mục giao tiếp tƣơng tác xã hội và hành vi theo Gilliam
4.1.3.1. Hiệu quả can thiệp mục giao tiếp theo Gilliam
Trong nghiên cứu của chúng tôi có sự chênh lệch giảm điểm Gilliam trung bình ở mục giao tiếp sau mỗi tháng can thiệp lần lƣợt là: 3,3 điểm, 3,7
58
điểm, 3,9 điểm, sự khác biệt về hiệu quả can thiệp giữa các tháng có ý nghĩa thống kê với p <0,05 (biểu đồ 3.4). So với nghiên cứu của Đinh Thị Hoa, sự chênh lệch giảm điểm Gilliam trung bình ở mục giao tiếp sau mỗi tháng can thiệp lần lƣợt là: 1,74 điểm, 1,4 điểm, 1,23 điểm, thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi [10]. Nghiên cứu của Reed P và cộng sự, sau 9 tháng can thiệp tại nhà, số điểm mục giao tiếp giảm 3,8 điểm [59]. Sự khác biệt này là do cỡ mẫu trong mỗi nghiên cứu khác nhau, đối tƣợng nghiên cứu khác nhau, tỷ lệ trẻ tự kỷ mức độ nặng trong hai nghiên cứu trên cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều cho thấy đƣợc sự tiến bộ khả năng giao tiếp sau can thiệp.
4.1.3.2. Hiệu quả can thiệp mục tương tác theo Gilliam
Sự chênh lệch giảm điểm Gilliam ở mục tƣơng tác xã hội sau mỗi tháng can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi lần lƣợt là: 3,8 điểm, 4,4 điểm, 4,2 điểm, sự khác biệt về hiệu quả can thiệp giữa các tháng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (biểu đồ 3.5). Trong nghiên cứu của Đinh Thị Hoa, sự chênh lệch giảm điểm Gilliam trung bình mục tƣơng tác xã hội giảm lần lƣợt là 1,63 điểm, 1,34 điểm, 1,14 điểm [10]. Còn trong nghiên cứu của Legoff về khả năng tƣơng tác xã hội của trẻ tự kỷ, sau 12 tuần can thiệp cho nhóm trẻ tự kỷ điểm Gilliam trung bình giảm 1,38 điểm [52]. So với hai nghiên cứu này, kết quả của chúng tôi cao hơn, sự khác biệt này là do sự khác nhau về phƣơng pháp chọn mẫu, phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ chịu ảnh hƣởng của một số yếu tố khác. Nhƣng từ các nghiên cứu trên chúng ta đều rút ra kết luận thời gian can thiệp càng dài thì hiệu quả can thiệp càng cao, sớm đƣa trẻ hòa nhập với cộng đồng.
4.1.3.3. Hiệu quả can thiệp mục hành vi theo Gilliam
So với mục giao tiếp và tƣơng tác xã hội thì mục hành vi đƣợc nhận thấy là cải thiện sớm nhất, thể hiện bằng sự giảm điểm sau một tháng can thiệp là
4,8 điểm, nhiều hơn so với hai mục trên (biểu đồ 3.6). Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Đinh Thị Hoa [10]. Điều này cũng dễ hiểu bởi chƣơng trình can thiệp của chúng tôi bắt đầu từ các bài học về kỹ năng giao tiếp sớm nhƣ: khả năng tập trung - chú ý, giao tiếp bằng mắt, kiểm soát các hành vi định hình, vì vậy điểm số mục hành vi cải thiện nhanh hơn sau tháng đầu tiên can thiệp, từ những kỹ năng ban đầu đó trẻ sẽ bắt nhịp và tiếp thu tốt hơn các kỹ năng tiếp theo. Sở dĩ có đƣợc điều này là do phƣơng pháp can thiệp hành vi ứng dụng (ABA) có những ƣu điểm nổi bật so với những phƣơng pháp khác, là sự tác động vào những hành vi không mong muốn, kiểm soát và thay thế bằng những hành vi có ích, tăng cƣờng khả năng tập trung - chú ý cho trẻ. Từ kỹ năng ban đầu đó trẻ sẽ tiếp thu đƣợc nhiều kỹ năng khác: bắt chƣớc, lần lƣợt, dùng cử chỉ, hiểu và diễn đạt ngôn ngữ… Phƣơng pháp can thiệp chủ động tạo cho trẻ cơ hội thể hiện bản thân bằng lời, hành động.
4.1.4. Mối tƣơng quan giữa hiệu quả can thiệp tập trung - chú ý với hiệu quả can thiệp mục giao tiếp, tƣơng tác xã hội, hành vi và tổng điểm theo Gilliam
Từ biểu đồ 3.7, 3.8, 3.9, 3.10 một lần nữa đã chứng minh rõ hơn về mối liên quan giữa sự cải thiện khả năng tập trung - chú ý với các kỹ năng giao tiếp, tƣơng tác xã hội, hành vi định hình. Số điểm A-TAC sau mỗi tháng can thiệp càng giảm nhiều sẽ đẫn đến sự giảm càng nhiều số điểm ở các mục giao tiếp, tƣơng tác xã hội, hành vi định hình. Đây là mối tƣơng quan tuyến tính thuận, chặt chẽ (với r tiến gần đến 1). Ở đây chúng tôi cũng so sánh với tổng điểm Gilliam chung sau ba tháng can thiệp và cũng thấy đƣợc mối tƣơng quan này.
Tóm lại, khả năng tập trung - chú ý có vai trò quan trọng trong vấn đề can thiệp trẻ tự kỷ.
60
4.2. CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CAN THIỆP 4.2.1. Mối liên quan giữa tuổi và hiệu quả điều trị 4.2.1. Mối liên quan giữa tuổi và hiệu quả điều trị
Độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi nằm trong khoảng từ 24 đến 72 tháng tuổi, đƣợc chia thành 2 nhóm dựa vào mốc phát triển bình thƣờng của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi có ảnh hƣởng đến hiệu quả can thiệp. Thể hiện ở nhóm 24 đến 48 tháng tuổi có sự giảm điểm trƣớc và sau điều trị là 9,5 nhiều hơn so với nhóm từ 49 đến 72 tháng tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.5). Từ đó chúng tôi kết luận rằng trẻ đƣợc phát hiện và can thiệp càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao và ngƣợc lại trẻ càng lớn tuổi thì hiệu quả càng thấp.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình và cộng sự, kết quả cho thấy trẻ dƣới 3 tuổi đƣợc phát hiện và can thiệp sớm thì kết quả rất khả quan [4].
Trong nghiên cứu của Đinh Thị Hoa cho thấy nhóm tuổi từ 36 đến 48 tháng có điểm số giảm nhiều hơn so với nhóm tuổi từ 49 đến 72, điều này cũng cho thấy rằng trẻ tự kỷ đƣợc phát hiện và can thiệp sớm sẽ có kết quả điều tri tốt hơn [10].
Theo Cook L [26] trong nghiên cứu của mình đã nhấn mạnh rằng: sự cải thiện hiệu quả can thiệp phụ thuộc chủ yếu vào tuổi mà trẻ bắt đầu đƣợc can thiệp, nếu đƣợc chẩn đoán sớm và can thiệp tích cực, đứa trẻ hoàn toàn có thể đạt đƣợc một cuộc sống bình thƣờng và cần đến dịch vụ chăm sóc đặc biệt ít nhất trong tƣơng lai.
Theo Fernandes [28], nghiên cứu can thiệp ngôn ngữ trên một nhóm trẻ nhỏ và một nhóm thanh thiếu niên tự kỷ với thời gian sáu tháng. Kết quả là nhóm thanh thiếu niên tự kỷ chỉ đạt đƣợc một trên mƣời lĩnh vực đƣợc đánh giá, nhóm trẻ nhỏ tự kỷ đạt năm trên mƣời lĩnh vực. Kết quả cho thấy tầm quan trọng việc tăng cƣờng can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ càng sớm càng tốt.
4.2.2. Mối liên quan giữa giới và hiệu quả điều trị
Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 29 trẻ nam (chiếm 83%) và 6 trẻ nữ (chiếm 17%), số điểm chênh lệch trƣớc và sau điều trị ở nhóm trẻ nam là 7,41, ở nhóm trẻ nữ là 7,08. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Đinh Thị Hoa, Nguyễn Thị Thanh Bình và cộng sự [4], [10].
Nhƣ vậy, sự khác nhau về giới không ảnh hƣởng gì đến hiệu quả điều trị.
4.2.3. Mối liên quan giữa mức độ tự kỷ và hiệu quả can thiệp
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ tự kỷ mức độ nặng chiếm 5,8 %, mức độ trung bình chiếm 74,2 % và mức độ nhẹ chiếm 20 %. Sự chênh lệch điểm trƣớc và sau điều trị lần lƣợt là: 6,1 điểm, 7,4 điểm, 8,9 điểm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.7). Nhƣ vậy, nhóm trẻ tự kỷ mức độ nhẹ có sự cải thiện tốt nhất so với hai nhóm còn lại. Điều này cho thấy rằng trẻ bị bệnh càng nhẹ thì hiệu quả can thiệp càng tốt và ngƣợc lại trẻ bị bệnh càng nặng thì hiệu quả can thiệp kém hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ngô Xuân Điệp nghiên cứu về nhận thức của trẻ tự kỷ, mức độ chẩn đoán tự kỷ ban đầu càng nặng thì hiệu quả trị liệu càng thấp và ngƣợc lại [5].
Trong nghiên cứu của Đinh Thị Hoa cũng cho thấy nhóm trẻ đƣợc chẩn đoán mức độ nhẹ có sự cải thiện tốt hơn, thể hiện bằng sự chênh lệch điểm trƣớc và sau can thiệp giảm nhiều hơn so với các nhóm còn lại, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê [10].
Tác giả Margot Prior cho rằng kích thích khả năng học của não sớm đối với trẻ tự kỷ 22 - 48 tháng là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của chƣơng trình điều trị [67].
62
Kanner cho rằng một trẻ tự kỷ nếu đƣợc phát hiện và can thiệp sớm thì có 30% cơ hội hòa nhập hoàn toàn với cuộc sống xã hội, 70% còn lại nói chung