Phƣơng pháp can thiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự cải thiện khả năng tập trung chú ý của trẻ tự kỷ sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu (FULL TEXT) (Trang 62 - 65)

Can thiệp theo hình thức hòa nhập

+ Trẻ vẫn đi học mẫu giáo bình thƣờng.

+ Có can thiệp của chuyên gia ngôn ngữ, tiến hành tại viện: Trong ba tháng đầu, mỗi ngày một lần, kéo dài một giờ, hình thức can thiệp một trẻ - một chuyên gia, sau đó duy trì cƣờng độ hoặc giảm ba buổi một tuần và kéo dài một năm.

+ Có tƣ vấn cha mẹ huấn luyện kỹ năng tự chăm sóc tại nhà nhƣng không phải là tiêu chí đánh giá.

Nội dung can thiệp

Chƣơng trình can thiệp chia làm ba giai đoạn: - A: Chƣơng trình ban đầu.

- B: Chƣơng trình tiếp tục. - C: Chƣơng trình nâng cao. và bao gồm huấn luyện các kỹ năng:

38

- Tăng cƣờng kỹ năng hiểu và biểu đạt ngôn ngữ. - Tăng cƣờng kỹ năng xã hội, tiền học đƣờng. - Tăng cƣờng kỹ năng tự chăm sóc…

Chƣơng trình này đƣợc chuyên gia ngôn ngữ tiến hành dạy, có thể thấy trong đó việc huấn luyện hành vi đƣợc lồng ghép trong các lĩnh vực: xã hội, giao tiếp, tự chăm sóc. Dƣới đây sẽ mô tả cách thức huấn luyện một hoạt động trong chƣơng trình ban đầu: Dạy trẻ nhìn vào mặt ngƣời đối thoại, và các hoạt động khác sẽ tiến hành một cách tƣơng tự.

Cấu trúc của chƣơng trình can thiệp ngôn ngữ

Tập trung - chú ý và kiểm soát hành vi

Mục tiêu:

1. Tăng thời gian tập trung của trẻ vào một hoạt động (ví dụ trẻ hiện chơi ô tô đƣợc 2 phút, sau can thiệp trẻ chơi ô tô với ngƣời khác đƣợc 10 phút).

2. Cải thiện khả năng giao tiếp bằng mắt: Huấn luyện để trẻ nhìn mặt ngƣời đối thoại. Lúc đầu nhìn thoáng trong 1 giây, sau tăng dần lên 5 giây, 10 giây và lâu hơn…

3. Hƣớng sự quan tâm của trẻ vào hoạt động với ngƣời đối thoại, giảm bớt mối quan tâm định hình, cuốn hút vào những vật, hoạt động đặc biệt nhƣ vê, xoắn, xem quảng cáo…

Các hoạt động dạy:

- Ngồi đối mặt và chơi: ú òa, nu na nu nống, kéo cƣa lừa xẻ…

- Chơi với đồ chơi chuyển động: bỏ bi, quay “chiếc nón kỳ diệu”… có lần lƣợt cô - trẻ.

- Chơi tranh để học từ: chọn từng tranh đƣa ra để trẻ nói tên. Tuy nhiên, hoạt động này áp dụng cho trẻ biết nhìn tranh và thích chơi tranh.

- Áp dụng nguyên tắc của phƣơng pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) khi trẻ có vấn đề hành vi.

Cải thiện tƣơng tác, quan hệ xã hội

Mục tiêu:

1. Dạy trẻ biết đáp ứng – khởi xƣớng quan tâm và chia xẻ hoạt động với ngƣời khác.

2. Dạy trẻ khoe và biểu lộ tình cảm. 3. Chơi lần lƣợt với trẻ khác trong nhóm.

Các hoạt động dạy:

- Dạy trẻ chào hỏi, dạy trẻ xin đồ vật, dạy trẻ cách yêu cầu, phản đối khi không đồng ý.

- Dạy chơi nhóm, biết chờ đến lƣợt mình để tham gia, không tranh cƣớp, chơi dán tranh, chơi nhảy lò cò, hoặc kết hợp các hoạt động có thứ tự.

- Yêu cầu trẻ hỏi thăm, bày tỏ thái độ: yêu, ghét, không đồng ý…

Tăng cƣờng khả năng giao tiếp

Mục tiêu:

1. Tăng khả năng hiểu ngôn ngữ: bằng cách dạy từ mới. 2. Tăng khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ không lời và có lời. 3. Tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ.

Các hoạt động dạy:

Phụ thuộc vào mức độ ngôn ngữ hiện có của trẻ mà dạy kỹ năng giao tiếp sớm hoặc dạy sử dụng ngôn ngữ lời nói:

- Các kỹ năng giao tiếp sớm: Dạy trẻ tập trung - chú ý, lần lƣợt, bắt chƣớc hành động, bắt chƣớc nét mặt, âm thanh. Dạy chơi lần lƣợt để học những từ ban đầu: xin, ạ, tên đồ vật, hành động…

- Dạy tên nhiều đồ vật, và hành động bằng các hoạt động với tranh: so cặp, rút tranh, giấu tranh…

40

- Dạy chơi đóng vai, kể chuyện đơn giản và hỏi để trẻ trả lời.

Ngoài ra thông qua các hoạt động khác nhau hƣớng dẫn cha mẹ trẻ dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc, dạy trẻ cùng làm bếp, đi mua sắm, tham gia các hoạt động cùng trẻ khác trong làng xóm, trƣờng lớp. Nhƣ vậy sự phát triển của trẻ mới toàn diện.

Cách thức dạy trẻ một kỹ năng (xã hội, giao tiếp, tập trung - chú ý)

1.Xác định nhu cầu của trẻ.

2. Xem trẻ thực hiện hoạt động đó nhƣ thế nào. 3. Phân tích hoạt động đó thành nhiều bƣớc để dạy.

4. Kết hợp làm mẫu để trẻ bắt chƣớc với gợi ý hoặc nhắc bằng lời hoặc hành động, động viên, khuyến khích.

5. Điều chỉnh hoạt động hoặc môi trƣờng cho dễ thực hiện hơn với trẻ nhƣ: giúp trẻ một phần, đƣa vật lại gần trẻ, bớt số tranh…

6. Kiểm soát sự chống đối của trẻ nếu có với các mức độ khác nhau nhƣ: lờ đi, mắng, phạt… hoặc dạy trẻ một hành vi khác thay thế nếu trẻ ăn vạ hay có hành vi định hình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự cải thiện khả năng tập trung chú ý của trẻ tự kỷ sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu (FULL TEXT) (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)