Nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự cải thiện khả năng tập trung chú ý của trẻ tự kỷ sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu (FULL TEXT) (Trang 57 - 59)

Lĩnh vực Tâm lý, năm 2008, tác giả Phạm Ngọc Thanh nghiên cứu cách tiếp cận trẻ rối loạn phổ tự kỷ dựa vào cộng đồng tại Bệnh viện Nhi đồng 1, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp TEACCH, can thiệp tại nhà. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện hành vi, kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ [1], [5].

Lĩnh vực Tâm thần, năm 2008, tác giả Quách Thúy Minh và cs đã tiến hành nghiên cứu “Tìm hiểu một số yếu tố gia đình và hành vi của trẻ tự kỷ tại Khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ƣơng”. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số dấu hiệu có tỷ lệ gặp rất cao gợi ý chẩn đoán sớm [3], [13].

Năm 2009, tác giả Ngô Xuân Điệp nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp ABA và ngôn ngữ trị liệu. Kết quả NC có sự cải thiện nhận thức của trẻ tự kỷ và có mối liên quan giữa mức độ chẩn đoán ban đầu với hiệu quả can thiệp [5].

Trong lĩnh vực Phục hồi chức năng (PHCN) đã có một số nghiên cứu: Năm 2002, tác giả Nguyễn Thị Hƣơng Giang và cs đã nghiên cứu bƣớc đầu tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ, lâm sàng bệnh tự kỷ ở trẻ em. Kết quả cho thấy có một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây nên tự kỷ và một số dấu hiệu lâm sàng có tỷ lệ gặp cao giúp phát hiện sớm [6].

Năm 2005, Nguyễn Thị Phƣơng Mai tiến hành nghiên cứu 40 trẻ tự kỷ nhằm mô tả lâm sàng các dấu hiệu chẩn đoán chứng tự kỷ ở trẻ em. Kết quả đƣa ra đƣợc những dấu hiệu đặc trƣng ở trẻ tự kỷ [12].

Năm 2007, Lê Thị Thu Trang nghiên cứu sàng lọc trên 200 trẻ em để đánh giá tác dụng phát hiện sớm tự kỷ của bộ câu hỏi đánh giá sự phát triển của trẻ theo tuổi và giai đoạn (ASQ). Kết quả cho thấy có thể áp dụng bộ câu hỏi để sàng lọc và chẩn đoán tự kỷ sớm tại cộng đồng [14].

Năm 2008, Nguyễn Thị Hƣơng Giang và cs tiến hành nghiên cứu xu thế mắc và một số đặc điểm dịch tễ học của trẻ tự kỷ điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng giai đoạn 2000 đến 2007. Kết quả cho thấy sự gia tăng nhanh của chứng tự kỷ và có một số yếu tố liên quan [7]. Tuy nhiên chƣa có nghiên cứu nào tiến hành can thiệp và đánh giá khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ.

Năm 2009, Đinh Thị Hoa tiến hành nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của trẻ tự kỷ trên 36 tháng tuổi và bƣớc đầu nhận xét kết quả phục hồi chức năng ngôn ngữ, kết quả cho thấy sau 3 tháng can thiệp có sự cải thiện rõ rệt về khả năng giao tiếp thể hiện bằng giảm điểm Gilliam trung bình là 11,95 điểm [10].

Năm 2011, Nguyễn Thị Thanh Bình và cộng sự tiến hành nghiên cứu bƣớc đầu đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ tại phòng ngôn ngữ trị liệu Bệnh viện C Đà Nẵng. Kết quả cho thấy trẻ nam mắc tự kỷ nhiều hơn nữ, can thiệp ngôn ngữ trị liệu giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ và việc can thiệp sớm cho trẻ, đƣa trẻ đến trƣờng hòa nhập cùng sự hiểu biết của gia đình có ảnh hƣởng đến hiệu quả của chƣơng trình can thiệp ngôn ngữ trị liệu [4].

34

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự cải thiện khả năng tập trung chú ý của trẻ tự kỷ sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu (FULL TEXT) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)