Công cụ kinh tế gián tiếp.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH kỹ nghệ ATECO (Trang 28 - 30)

Chi phí lao động Hệ số chi phí lao động chuẩn =

1.4.2. Công cụ kinh tế gián tiếp.

• Phúc lợi và dịch vụ: gồm hai phần chính

- Phúc lợi bắt buộc: BHXH - đây là khoản phúc lợi mà tổ chức nào cũng phải đảm bảo cho người lao động.

- Phúc lợi tự nguyện: khám sức khoẻ định kỳ, đi tham quan, du lịch các danh lam thắng cảnh, trợ giúp những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể mà tổ chức có thể đưa ra các chính sách về phúc lợi tự nguyện hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh cũng như chi phí mà doanh nghiệp có thể chi trả trong khi thực thi các chính sách đó trong thực tế. • Đào tạo:

Có thể nói đào tạo là chính sách cơ bản để nâng cao chất lượng lao động, đồng thời cũng là cách thức để tạo động lực cho người lao động ngày càng cống hiến năng lực của mình cho tổ chức nhiều hơn. Đối với người lao động, khi những nhu cầu tâm sinh lý tối thiểu được đáp ứng, theo thời gian, nhu cầu ấy sẽ thay đổi theo một xu thế là

tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Có nghĩa là nhu cầu của con người ngày càng nhiều và ngày càng nâng cao, đa dạng và phức tạp. Đào tạo là một trong những nhu cầu bậc cao của con người. Tâm lý người lao động có ý thức muốn vươn lên trong cuộc sống và nâng cao địa vị của mình trong tổ chức thì được đào tạo sẽ mang lại cơ hội đó cho họ.

• Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa của tổ chức là các phong tục tập quán – nghi thức và các giá trị được chia sẻ tạo thành các chuẩn mực và hành vi chi phối hành vi ứng xử của các cá nhân.

Văn hoá doanh nghiệp bao gồm: - Tác phong làm việc

- Phong cách lãnh đạo

- Mỗi quan hệ giữa người với người trong tổ chức - Bầu không khí làm việc

Đây được coi là một khái niệm đang còn rất mới mẻ, tuy nhiên nó là nhân tố rất quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động. Vì đây là môi trường sống, môi trường làm việc và những mối quan hệ giữa con người – con người được hình thành chủ yếu từ đây.

Bầu không khí văn hoá tổ chức tạo ra những nét đặc thù bao gồm cả hướng nội lẫn hướng ngoại, cung cấp cho người lao động một giới hạn trong phong cách làm việc và ứng xử nhất định.

Có thể thấy một thực tế rằng: Tổ chức nào có được một văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, ở đó các mối quan hệ rất thân thiết và tôn trọng lẫn nhau thì người lao động sẽ thích làm việc hơn nhiều so với những nơi mà văn hoá doanh nghiệp không lành mạnh, cho dù tiền lương ở tổ chức đó có trả cao hơn đi chăng nữa.

- Điều kiện môi trường làm việc: Quá trình lao động bao giờ cũng được diễn ra trong một môi trường sản xuất nhất định. Môi trường sản xuất khác nhau có các điều kiện khác nhau tác động đến người lao động. Như vậy điều kiện làm việc của mỗi người lao động rất phong phú và đa dạng và mỗi một môi trường làm việc, một điều kiện làm việc đều tác động rất nhiều đến người lao động và nó tác động đến họ theo nhiều khía cạnh khác nhau.

- Điều kiện tâm sinh lý lao động: Đó là các vấn đề về việc tập trung tinh thần, nhịp độ, tính đơn điệu của công việc. Điều kiện này tác động đến sức khoẻ và sự hứng thú của người lao động. Người lao động sẽ cảm thấy yên tâm khi không có sự đe dọa về tính mạng, công việc thì làm việc sẽ tốt hơn.

- Điều kiện thẩm mỹ: Việc bố trí và trang trí không gian làm việc làm ảnh hưởng tới tâm lý thoải mái hay không thoải mái của người lao động. Một không gian gọn gàng, ngăn nắp, màu sắc, ánh sáng vừa mắt sẽ tạo một tâm lí thoải mái, người lao động sẽ thấy bớt căng thẳng khi làm việc.

- Điều kiện tâm lý xã hội: Điều kiện này liên quan đến bầu không khí của nhóm hay cả doanh nghiệp. Một tổ chức đoàn kết người lao động hòa đồng vui vẻ, giúp đỡ lẫn nhau thì tổ chức ấy sẽ bền vững và năng suất lao động sẽ cao hơn.

- Điều kiện về chế độ làm việc, nghỉ ngơi: Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ đảm bảo cho việc tái sản xuất sức lao động, là điều kiện để giảm tai nạn lao động, tăng năng suất và chất lượng lao động. Vì thế người lao động luôn mong muốn có một chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH kỹ nghệ ATECO (Trang 28 - 30)