Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 114 - 116)

- Giá cả vật tư, thiết bị khi lập dự toán, kế hoạch đầu tư.

3.3Các giải pháp khác

Ngoài những giải pháp chính ở tren thì cũng nên tiến hành kết hợp thêm một số giải pháp khác như:

Nâng cao sự giám sát của Xã hội: Trên thực tế chỉ trước năm 2007 vốn ĐTXDCB từ

NSNN hàng năm được công bố và báo cáo trên các trang web của NN, tuy nhiên từ năm 2007 – nay, chỉ công bố số liệu về vốn đầu tư, không công bố chi tiết cho ĐTXDCB hàng năm, chính vì vậy Nhà nước nên công khai tài chính đối với vốn ĐTXDCB trên các phương tiện thông tin đại chúng để công chúng được biết, điều này sẽ làm cho số lượng người quan tâm cũng như số người theo dõi nhiều hơn, phần nào giảm được vi phạm có thể xảy ra trong ĐTXDCB.

Thành lập Ban quản lý dự án chuyên trách: BQLDA đóng vai trò quan trọng trong việc

quyết định kết quả của dự án. Trong thực tế, khi một dự án được duyệt đồng thời cũng thành lập một BQLDA. Xét về tính chuyên nghiệp của BQLDA thì các BQLDA cấp bộ thường có tính chuyên nghiệp cao hơn, còn BQLDA cấp tỉnh hầu hết là hoạt động tạm thời và thường được thành lập riêng cho mỗi dự án mới và một BQLDA được phép quản lý nhiều dự án, gây ra sự trùng lắp về chức năng quản lý. BQLDA cấp huyện thường mang tính tạm thời, ngắn hạn. Chính vì vậy, địa phương (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương) và các ngành Trung ương nên thành lập ban QLDA chuyên trách để xây dựng các công trình dân dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp ở địa phương và Bộ ngành. Những đơn vị được đầu tư xây dựng là thành viên, làm nhiệm vụ giám sát thi công. Như vậy mô hình này sẽ giám sát lẫn nhau và hạn chế được tiêu cực trong xây dựng.

KẾT LUẬN

Hoạt động đầu tư XDCB tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng, đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề cơ bản để thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy rằng : Vốn đầu tư XDCB đang sử dụng một cách kém hiệu quả, tình trạng thất thoát, lãng phí vốn diễn ra đang diễn ra ngày càng nhiều, và mức độ vi phạm ngày càng cao và diễn ra trong tất cả các khâu của quy trình thực hiện dự án.

Điều này xuất phát từ hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn thiện, công tác quản lý còn buông lỏng, cơ chế quản lý chưa hoàn thiện, chưa chặt chẽ. Cán bộ thì còn nặng về lợi ích cá nhân hơn là lợi ích xã hội.

Chính vì lẽ đó vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư XDCB trong điều kiện hiện nay và những năm tới là yêu cầu vừa cấp bách vừa mang tính lâu dài, thường xuyên.

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng: Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB trước hết phải bắt đầu từ việc hoàn thiện và đổi mới hệ thống pháp luật_ đây là yếu tố tiên quyết, quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Thứ hai, công tác cán bộ là yếu tố cốt lõi tác động trực tiếp mọi khâu trong quy trình thực hiện dự án, vì vậy cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực đồng thời có phẩm chất đạo đức tốt bổ nhiệm những vị trí quan trọng. Và cuối cùng, Nhà nước cần công khai tài chính đối với công tác sử dụng vốn ĐTXDCB trên các trang mạng, báo chí với mục đích nâng cao sự giám sát của xã hội, đây cũng là một giải pháp phần nào hạn chế được nhưng tiêu cực trong công tác sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

Giải pháp mang lại được hiệu quả cao hay thấp trên thực tế hay không thì điều này còn phụ thuộc vào mức độ thực thi của nó. Nếu các giải pháp trên được thực hiện một cách nghiên túc sẽ mang lại một diện mạo mới trong lĩnh vực đầu tư XDCB, và cũng chính là một diện mạo mới cho nền kinh tế - xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 114 - 116)