Trong công tác quy hoạch

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 63 - 67)

1 Các Bộ, cơ quan Trung ương khoảng 900 tỷ đồng; các địa phương khoảng 2.957,7 tỷ đồng

2.2.2.1 Trong công tác quy hoạch

Công tác quy hoạch là một trong những khâu quan trọng hàng đầu để đảm bảo đầu tư xây dựng có hiệu quả và phát triển bền vững. Trong các năm qua, quy hoạch đã

trở thành một trong những căn cứ quan trọng cho việc định hướng phát triển kinh tế- xã hội 5 năm và hàng năm, kế hoạch sử dụng đất đai cho trong cả nước, đồng thời làm căn cứ kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển (ODA). Tuy nhiên, công tác quy hoạch còn hạn chế, không theo kịp với tốc độ đầu tư, không phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước.Hạn chế, yếu kém của công tác quy hoạch được thể hiện qua các điểm sau:

Chất lượng một số dự án quy hoạch chưa cao, chưa có tầm nhìn xa.

Nhiều quy hoạch chưa có tính khả thi cao, còn mang tính chủ quan, chưa phù hợp với khả năng huy động nguồn lực để biến quy hoạch thành hiện thực; có trường hợp đề án quy hoạch còn mang tính giải quyết tình thế. Có phương án quy hoạch mới chủ yếu tập trung xác định mục tiêu, quy mô phát triển dựa trên các điều kiện tự nhiên1.

Chất lượng của quy hoạch còn thấp, thiếu tính dự báo; nhiều quy hoạch chậm được rà soát, sửa đổi, bổ sung.

Đối với không ít dự án quy hoạch dài hạn tuy đã được xác định, nhưng thiếu các căn cứ kinh tế xã hội đáng tin cậy, nhất là phân tích và dự báo về thị trường và năng lực cạnh tranh, nên phải thay đổi nhiều lần như: quy hoạch ngành điện, xi măng.... Nhiều dự án quy hoạch chưa có tầm nhìn xa, nhất là quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng như quy hoạch phát triển hệ thống giao thông, hệ thống cảng, đô thị.... Trong quy hoạch đường bộ, đa số các công trình giải quyết mang tính tình thế ( nhu cầu đến đâu phát triển đến đó); hệ thống cảng biển, cảng sông, hệ thống sân bay chưa tính hết sự gắn kết trong việc khai thác kết cấu hạ tầng hiện có và khả năng huy động vốn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm vốn đầu tư.

Quy hoạch chưa phù hợp với cơ chế thị trường.

Công tác quy hoạch chưa theo kịp với quá trình thay đổi của các yếu tố khách quan, nhất là các vấn đề về dự báo ( đặc biệt là dự báo tác động của các yếu tố bên 1 Theo Báo cáo giám sát của 165/BC – UBTVQH12 ngày 23/10/2008 của Ủy ban thường vụ Quốc hội

ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ công nghệ, sự cạnh tranh của các quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm...) nên tính định hướng cho các doanh nghiệp còn yếu. Nhiều quy hoạch còn xuất phát từ ý muốn chủ quan, chưa gắn với nghiên cứu nhu cầu thị trường và khả năng của doanh nghiệp.

Việc lồng ghép các quy hoạch ( quy hoạch nghành, xây dựng, sử dụng đất) trên vùng, lãnh thổ, gắn kết quy hoạch từng vùng vào quy hoạch chung của cả nước chưa tốt.

Quy hoạch phát triển nghành chưa thể hiện cụ thể trên các địa bàn lãnh thổ của các tỉnh, thành phố. Mặt khác, một số quy hoạch ngành đã thể hiện trên lãnh thổ, nhưng quy hoạch tỉnh, thành phố chưa căn cứ vào kế hoạch ngành bố trí trên lãnh thổ của mình. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, một số ngành, điạ phương đã tự ý thay đổi mục tiêu của quy hoạch đã được thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nói chung, quy hoạch tổng thể về kinh tế- xã hội chưa được cụ thể hoá bằng các quy hoạch chi tiết. Quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng xã hội ở các tỉnh, thành phố thiếu đồng bộ, triển khai chậm, chưa theo kịp với tốc độ đô thị hoá; ở các thành phố lớn vẫn chưa có các quy hoạch kết cấu hạ tầng đồng bộ. Một số quy hoạch chi tiết được duyệt, nhưng chậm triển khai thực hiện, tạo nên dư luận xã hội cho rằng “ quy hoạch treo”, quy hoạch trong các lĩnh vực thuỷ sản, thuỷ lợi, nông lâm nghiệp chưa thực sự gắn kết và lồng ghép.Sự phối hợp, lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn chưa tốt, nhất là vốn các chương trình mục tiêu làm cho nguồn vốn bị phân tán, bố trí dàn trải dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, nhiều công trình kéo dài thời gian xây dựng. Các quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, giao thông, hạ tầng xã hội ở nhiều địa phương thiếu đồng bộ, triển khai chậm, chưa theo kịp tốc độ phát triển đô thị.

Thiếu sự thống nhất giữa quy hoạch ngành kinh tế-kỹ thuật với quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch địa phương và giữa các quy hoạch ngành với nhau. Thiếu không gian kinh tế đồng nhất nên có tình trạng chồng chéo, cục bộ, cạnh tranh giữa các tỉnh, thành phố trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các khu công nghiệp, khu

kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, xây dựng hệ thống nghỉ dưỡng du lịch (resort), sân golf,... gây lãng phí cho nền kinh tế.

Tính cục bộ, xu hướng khép kín trong các quy hoạch (cả quy hoạch lãnh thổ và

quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sản phẩm)

Điều này đã gây nên sự lãng phí các nguồn lực do sự phát triển chồng chéo, dư thừa công suất... hoặc tạo ra độc quyền trong phát triển của một ngành của một sản phẩm nhất định, sử dụng quy hoạch để cản trở các thành phần kinh tế khác tham gia. Một số cảng biển, cảng cá bố trí chưa hợp lý về địa điểm nên hiệu quả đầu tư chưa cao; quy hoạch một số sản phẩm chủ yếu làm hạn chế sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước... . Quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng thiên tai; quy hoạch giao thông ở vùng sâu, vùng xa, chưa được quan tâm đúng mức.

Quy hoạch chưa thường xuyên cập nhật, bổ sung và điều chỉnh kịp thời,

Do đó nhiều quy hoạch bị lạc hậu với tình hình thực tiễn, không đáp ứng yêu cầu; không là căn cứ để xây dựng kế hoạch.

Quản lý quy hoạch chưa tốt

Có nơi không thực hiện đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt, nhất là trong lĩnh vực đất đai, xây dựng ở đô thị. Công tác đầu tư và xây dựng có trường hợp vừa làm vừa phải chờ quy hoạch nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư và gây khó khăn trong công tác quản lý trật tự xây dựng, quản lý sử dụng đất đai, quản lý đô thị. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch cũng thiếu các quy định cụ thể; sự kiểm tra, giám sát, phối hợp, triển khai thực hiện chưa tốt. Việc điều chỉnh quy hoạch chưa được quản lý chặt chẽ.

Những tồn tại thiếu sót trên đã dẫn đến tình trạng:

Số vốn được giao theo kế hoạch không đáp ứng nhu cầu thực tế

Theo Báo cáo KTNN thì tỉnh Quảng Ninh nhu cầu vốn năm 2005 cho các dự án chuyển tiếp và hoàn thành 1.700 tỷ đồng, trong khi kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao chỉ có 796,8 tỷ đồng, thiếu 903,2 tỷ đồng; tỉnh Tây Ninh niên độ NSNN năm 2006

bố trí 1.639 tỷ đồng, trong khi khả năng chỉ có 283 tỷ đồng; huyện Tiên Du- Bắc Ninh có số đầu tư bình quân 01 năm 10 tỷ đồng, nhưng đang quản lý 154 dự án với tổng mức đầu tư lên tới 171 tỷ đồng.

Quy hoạch không đúng mục đích, không cần thiết, dẫn tới sử dụng không hiệu quả

Theo Báo cáo KTNN thì 13 dự án của xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan tỉnh Bạc Liêu với tổng mức đầu tư 28,69 tỷ đồng xây dựng xong hầu như không sử dụng; hạng mục đường hầm dự án cải tạo và mở rộng Viện Hải dương học Nha Trang đầu tư 7,068 tỷ đồng hoàn thành tư năm 2002 nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác; Dự án Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ diện tích không có nhu cầu sử dụng hơn 4.500 m2; Dự án cơ sở hạ tầng nông thôn có công trình hoàn thành từ năm 2002 đến nay chưa được khai thác sử dụng như Hệ thống trạm bơm, kênh mương xã Xuân Quang, tỉnh Phú Thọ được đầu tư 0,4 tỷ đồng, Chợ nông sản Lục Ngạn- Bắc Giang do thay đổi địa điểm đầu tư nên chỉ sử dụng từ 1-2 tháng/năm, Trụ sở Viện KHXHVN vượt 420 m2; TP Cần Thơ- trụ sở UBND quận Ninh Kiều vượt 387m2, trụ sở HĐND và UBND quận Bình Thủy vượt 1.793 m2, trụ sở UBND huyện Phong Điền vượt 2.203 m2.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w