Tình hình chung về đầu tư XDCB từ NSNN trong những năm qua 1 Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 26 - 33)

2.1.1 Tình hình huy động vốn

Theo Báo cáo nghiên cứu “ Triển vọng kinh tế Việt Nam 2012 – 2013 ” của UBGSTCQG cho thấy, dưới tác động của lạm phát, nhập siêu, nợ công, bội chi ngân sách… tăng cao; tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, kinh tế Việt Nam đang chứng kiến một thực tế là hiệu suất đầu tư giảm sút và chi phí trung gian tăng cao, và điều đó được phản ánh rõ qua chỉ số ICOR1 tăng từ mức bình quân 4,89 trong giai đoạn 2000-2005 lên 7,17 trong giai đoạn 2006-2010; bội chi ngân sách cũng vượt trên 5% GDP. Bên cạnh đó, tiến trình phục hồi kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009 đang bị đe dọa nghiêm trọng. Các quốc gia châu Âu đang có nguy cơ bị nhấn chìm trong cuộc đại khủng hoảng nợ công và khu vực đồng tiền chung châu Âu có nguy cơ bị tan vỡ; kinh tế Mỹ đang phải vật lộn với nạn thất nghiệp và tình trạng suy giảm lòng tin của thị trường vào hiệu lực chính sách. Ngoài ra, tình trạng mất cân đối trên bình diện toàn cầu cũng như bất ổn về an ninh, chính trị ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi càng làm cho kinh tế thế giới thêm nhiều khó khăn …Và điều đó chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ đến nền kinh tế nói chung và tình hình đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng.

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta vận hành theo mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn. Trong mười năm 1991-2000 tổng số vốn đầu tư là 802,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,5% GDP, nhưng mười năm 2001-2010, tổng số vốn đầu tư đã lên tới 4336,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,6% GDP. Đây là một tỷ lệ đầu tư cao,

1 ICOR được tính theo công thức: ICOR = Δk/ΔGDP, trong đó k là tích lũy vốn (capital stock). Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu khấu hao nên Nhóm nghiên cứu tính toán theo công thức ICOR = (I/GDP)/ΔGDP. chế về số liệu khấu hao nên Nhóm nghiên cứu tính toán theo công thức ICOR = (I/GDP)/ΔGDP.

Cụ thể, hệ số ICOR của các nước (cùng giai đoạn phát triển với Việt Nam) như sau: Malaixia trung bình dưới 5 trong giai đoạn 2001-2008; Inđônêxia trung bình là 4,4 trong giai đoạn 2001-2008; Thái Lan trung bình là 4,8 trong giai đoạn 2001-2008. (Nguồn; Fukumari Kimura, Soji Samikawa, 4/2009).

không chỉ cao hơn tỷ lệ đầu tư những năm 1991-2000, mà còn cao hơn tỷ lệ đầu tư của nhiều nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP

Qua số liệu cho thấy, trong những năm qua, tổng đầu tư toàn xã hội liên tục tăng và duy trì ở mức cao. Tỷ lệ vốn/GDP đã tăng từ 34% năm 2001 lên xấp xỉ trên 42% trong những năm 2006 đến 2009, bình quân cho cả giai đoạn 2001 - 2010 là xấp xỉ 41%, so với 30,7% trong giai đoạn 1991 - 2000, thuộc loại cao nhất khu vực Đông và Đông Nam Á1

Giai đoạn 2001 - 2010, tổng đầu tư xã hội tăng 11 - 13%/năm, đạt 30 - 32% GDP.Tổng vốn đầu tư xã hội cả giai đoạn này đạt trên 150 tỷ USD so với 46 tỷ USD giai đoạn 1991 – 2000, và tiếp tục tăng trong những năm 2011, 2012. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đầu tư từ NSNN đạt 7 - 8% GDP (giai đoạn 1991 - 2000 đạt 6,4% 1 Năm 2007, tỷ lệ vốn đầu tư/ GDP của Việt Nam chỉ thấp hơn so với Trung Quốc (44,2%), nhưng cao hơn nhiều so với Hàn Quốc (29,4%), Thái Lan (26,8%), Indonesia (24,9%), Malaysia (21,9%) và Philippines (15,3%). Qua các năm, tỷ trọng này đều có xu hướng giảm ở hầu hết các nước, trong khi ở Việt Nam lại tăng mạnh và luôn duy trì

GDP), tín dụng nhà nước 5,5 - 6% GDP, vốn đầu tư của các DNNN đạt 5,5 - 6% GDP, vốn đầu tư của dân cư đạt 7 - 8% GDP, FDI đạt 5 - 6% GDP.

Trong giai đoạn 2006 đến nay, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam tiếp tục huy động được lượng vốn đầu tư lớn, góp phần vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khá cao. Theo số liệu thống kê của TCTK, vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Năm 2012, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng gần gấp 2,5 lần so với năm 2006 (404,7 nghìn tỷ đồng). Với tốc độ tăng cao như vậy, tỷ lệ Vốn đầu tư/GDP tiếp tục duy trì ở mức cao (trên 40%) trong cả giai đoạn 2006 – 2010; tuy nhiên, cùng với sự giảm đầu tư theo tinh thần Nghị quyết 11 về giảm tổng cầu nhằm kiểm soát lạm phát thì tỷ lệ này đã giảm xuống mạnh còn 36,4% năm 2011, và giảm xuống 33,5 % năm 2012.

Nếu so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì cơ cấu vốn đầu tư phát triển thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1 : Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế (theo giá thực tế)

Đơn vị: tỷ đồng Tổng số Chia ra Vốn Nhà Nước Vốn ngoài Nhà nước Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

2005 343.135 161.635 130.398 51.102 2006 404.712 185.102 154.006 65.604 2007 532.093 197.989 204.705 129.399 2008 616.735 209.031 217.034 190.670 2009 708.826 287.534 240.109 181.183 2010 830.278 316.285 299.487 214.506 2011 877.850 341.555 309.390 226.905 2012 989.300 374.300 385.000 230.000

Nguồn: Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê 2011

Nếu phân chia số vốn đầu tư nêu trên theo ba khu vực: Khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì thấy rằng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất. Tính chung mười năm 2001-

2010, khu vực Nhà nước đã đầu tư gần 1840,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 42,5% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế, trong đó năm 2006: 185,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,7%; năm 2007: 198,0 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,2%; năm 2008: 209,0 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,9%; năm 2009: 287,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,5%; năm 2010: 316,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,1%, năm 2011: 341.6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9% và đến năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống còn 37,8% tương ứng với 374,3 nghìn tỷ đồng.

Bảng 2: Vốn đầu tư khu vực kinh tế Nhà nước phân theo nguồn vốn (theo giá thực tế) Đơn vị: tỷ đồng Tổng số Chia ra Vốn ngân sách Nhà nước

Vốn vay Vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và nguồn vốn khác 2005 161.635 87.932 35.975 37.728 2006 185.102 100.201 26.837 58.064 2007 197.989 107.328 30.504 60.157 2008 209.031 129.203 28.124 51.704 2009 287.534 184.941 40.418 62.175 2010 316.285 141.709 115.864 58.712 2011 341.555 177.975 114.065 49.515 2012 374.300 205.022 Chưa có sl Chưa có sl

Nguồn: Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê 2011

Trong tổng vốn đầu tư giai đoạn năm 2005 – 2011 Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và hầu như chiếm trên 50% tổng số vốn đầu tư của cả nước, chỉ có năm 2010 là chiếm 45% trong tổng số. Vốn Doanh nghiệp và các nguồn vốn khác giảm dần qua các năm, thay vào đó là sự tăng lên của lượng vốn vay quy các năm, có thể thấy qua biểu đồ sau:

Một điểm nữa cho thấy rằng vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước phân chia cho cấp quản lý ở Địa phương hàng năm là cao hơn ở Trung ương giai đoạn năm 2007 trở lại đây, còn giai đoạn trước năm 2007 thì ngược lại. Điều này phù hợp với tinh thần Nghị quyết của Chính phủ số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004, về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Mục đích là để đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay, cần tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương, tập trung vào phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên các lĩnh vực chủ yếu nhất: quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển; ngân sách nhà nước; đất đai, tài nguyên; doanh nghiệp nhà nước; hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức. Trên cơ sở đó, để tiếp tục phân cấp quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp (tỉnh - huyện - xã), ta có thể thấy trong bảng sau:

Bảng 3: Vốn đầu tư khu vực kinh tế Nhà nước theo phân cấp quản lý

Năm

Chia ra Tổng số Vốn Trung

Ương Tỷ lệ Vốn ĐịaPhương Tỷ lệ

Central % Local % 2005 161.635 82.531 51,06 79.104 48,94 2006 185.102 93.902 50,73 91.200 49,27 2007 197.989 95.483 48,23 102.506 51,77 2008 209.031 103.328 49,43 105.703 50,57 2009 287.534 143.241 49,82 144.293 50,18 2010 316.285 151.817 48,00 164.468 52,00 2011 341.555 148.565 43,50 192.990 56,50 2012 374.300 Chưa có sl - Chưa có sl -

Nguồn: Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê 2011

Việc tăng lượng vốn phân bổ cho cấp địa phương thúc đẩy tính tự chủ, sáng tạo … trong sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cũng như giảm nhẹ mức kiểm soát của cấp trung ương đối với các cấp dưới. Tuy nhiên việc phân cấp cũng đưa lại một số kết quả không mong đợi như lạm dụng quyền hạn, sử dụng vốn không đúng mục đích, không mang lại hiệu quả cao … Vì vậy bên cạnh việc phân cấp quản lý, cấp trung ương cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện này để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả.

Biểu đồ 3: Tỷ lệ Vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước theo cấp quản lý

Tổng vốn đầu tư qua các năm có xu hướng tăng lên rõ rệt, điều này không lấy gì làm khó hiểu, bởi lẽ Việt nam đang trong giai đoạn tăng trưởng, phát triển, mở cửa hội nhập và vì vậy đầu tư là một yếu tố quan trọng không thể không nhắc đến để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Việc huy động nguồn vốn không chỉ trong nước mà từ các tổ chức khác được đẩy mạnh hơn, đó là lý do tại sao nguồn vốn đầu tư qua các năm lại có xu hướng tăng lên.

Thời gian vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có sự thay đổi rất lớn. Tháng 1/2007, Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thị trường Việt Nam sẽ mở rộng cửa, và là điểm dừng chân mới của nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy mà vấn đề đầu tư XDCB cũng có sự thay đổi đáng kể.

Vốn đầu tư từ NSNN hàng năm được phân bổ theo các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân theo các định mức, tiêu chí do Chính phủ quy định. Nguồn vốn NSNN tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường... không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi vốn chậm; đầu tư vào các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc

không thể tham gia, vì hiệu quả kinh tế thấp. Số liệu những năm vừa qua cho thấy, chi NSNN cho đầu tư phát triển không ngừng tăng.

Bảng 4 : Số liệu chi đầu tư phát triển và chi đầu tư XDCB từ NSNN

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Tổng

Chi NSNN

Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển/Tổng

chi

Chi đầu tư XDCB

Chi đầu tư XDCB/Tổ ng chi Tỷ đồng Tỷ đồng % Tỷ đồng % 2005 262.697 79.199 30,15 65.559 24,96 2006 308.058 88.341 28,68 76.429 24,81 2007 399.402 112.160 28,08 98.596 24,69 2008 494.600 135.911 27,48 124.664 25,21 2009 584.695 181.363 31,02 169.036 28,91 2010 661.370 172.710 26,11 172.351 26,06 2011 811.114 193.845 23,90 185.000 22,81 2012(sơ bộ) 904.100 187.500 20,74 181.160 20,04 2013(dự toán) 917.190 175.000 19,08 170.057 18,54 Nguồn: Bộ Tài Chính

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy rằng, từ năm 2005 đến 2012, mức chi cho đầu tư phát triển và XDCB đều có sự gia tăng qua các năm, số chi cho đầu tư phát triển chiếm trên 20% có khi lên tới 31% (năm 2009) trong tổng chi NSNN, khoản chi cho đầu tư XDCB cũng chiếm trên 20% tổng chi NSNN, và là khoản chi chủ yếu của chi đầu tư phát triển.

Mặc dù số vốn chi cho đầu tư phát triển và chi cho đầu tư xây dựng tăng qua các năm, song tỷ lệ khoản chi đầu tư phát triển và chi cho đầu tư xây dựng trong Tổng chi NSNN là giảm qua các năm, ta có thể thấy rõ qua biểu đồ trên

Mỗi năm, đều có rất nhiều dự án xây dựng trọng điểm được Quốc hội phê duyệt và tiến hành thi công. Nhiều dự án quan trọng từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, ước tính cả nước có trên 1.500 km đường giao thông các loại, trên 1.000 km kênh mương được xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo hoàn thành; năng lực tưới tăng thêm 200 nghìn ha; hàng nghìn phòng học, nhà bán trú được xây mới; các dự án phục vụ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, cầu Cần Thơ, cầu Hàm Luông, cầu Thanh Trì, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, sân bay Cần Thơ… đã hoàn thành, đưa vào khai thác phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w