Chậm tiến độ, gây nên lãng phí vốn

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 73 - 75)

2 Theo Báo cáo KTNN thì 13 dự án của xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan tỉnh Bạc Liêu với tổng mức đầu tư 8,69 tỷ đồng xây dựng xong hầu như không sử dụng; hạng mục đường hầm dự án cải tạo và mở rộng Viện

2.3.2.3.3 Chậm tiến độ, gây nên lãng phí vốn

Dự án chậm triển khai, tiến độ hoàn thành dự án không đúng với kế hoạch được giao … vốn không bổ sung kịp, dẫn đến tình trạng bổ sung vốn để triển khai tiếp dự án. Nhiều dự án được điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh còn lớn gấp mấy lần tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án.

vướng mắc, không giải quyết kịp thời dẫn đến chậm tiến độ. Thủ tục đầu tư chậm tại hai Sở Xây dựng và Quy hoạch – Kiến trúc.

+ Điển hình là dự án giai đoạn 2 chợ thực phẩm đầu mối Tân Xuân (Hóc Môn) thuộc nhóm B, theo quy định thời gian phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật không quá 30 ngày làm việc, nhưng thực tế phải mất 5 tháng mới có được quyết định phê duyệt của Sở Xây dựng.

+ Tương tự, dự án giai đoạn 2 Trường THPT chuyên năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định (quận 8), cũng thuộc nhóm B, sau 5 tháng chờ đợi, Ban quản lý dự án nhận được thông báo của Sở Xây dựng là… chưa có quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật! Một nguyên nhân quan trọng nữa là năng lực chủ đầu tư, tư vấn, giám sát, thi công còn yếu, vấn đề này đã nêu ra nhiều năm rồi, nhưng vẫn chưa được khắc phục. Việc chậm tiến độ, chất lượng công trình kém, lãng phí chẳng những chưa được khắc phục mà ngày càng lớn hơn.

Vì chậm tiến độ nên nhiều dự án phải điều chỉnh vốn đầu tư?

Theo ông Huỳnh Công Hùng, Phó Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TP HCM (KT - NS) thì qua giám sát khảo sát bước đầu (số liệu chưa đầy đủ) được biết có 11 dự án vì chậm tiến độ nên phải điều chỉnh vốn đầu tư. Từ khi được duyệt với số vốn là 2.896,184 tỷ đồng đến khi dự án chậm tiến độ phải điều chỉnh vốn lên trên 5.500 tỷ đồng, tăng gần 50%.

Mỗi năm dự án chuyển tiếp ngày càng nhiều, nếu như năm 2005, có 365 dự án chuyển tiếp (tổng vốn hơn 2.600 tỷ đồng) thì đến năm 2007 có tới 520 dự án chuyển tiếp (tổng vốn gần 6.900 tỷ đồng). Trong khi đó, nợ vay của TP ngày càng lớn, năm 2004 vay từ ngân hàng, kho bạc, trái phiếu là 2.550 tỷ đồng thì đến năm 2006 con số vay gần 8.800 tỷ đồng, gấp 4 lần.

Theo thống kê của Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM, hiện TP có đến 69 dự án thực hiện chậm tiến độ nên đã tăng tổng vốn đầu tư lên cao hơn dự toán ban đầu đến hơn 2.850 tỷ đồng.

+ Chẳng hạn như dự án sửa chữa nâng cấp Tỉnh lộ 9 ban đầu do Ban Quản lý dự án huyện Củ Chi làm chủ đầu tư. Mãi sau vẫn không thực hiện được phải bàn giao cho Khu Quản lý giao thông đô thị số 3 làm chủ đầu tư. Do sự chậm trễ trong việc khởi công dự án mà từ dự toán ban đầu là gần 73 tỷ đồng, nay vốn đầu tư dự án này dự kiến phải điều chỉnh lên mức gần 549 tỷ đồng.

+ Hay dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho huyện Cần Giờ. Do chậm tiến độ gần 6 năm và điều chỉnh thiết kế đường ống nên tổng vốn đầu tư phải điều chỉnh tăng từ 208 tỷ đồng lên đến mức gần 942 tỷ đồng.

+ Còn dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Nguyễn Thị Định - giai đoạn 2 cũng do chậm tiến độ mà phải điều chỉnh tổng mức đầu tư từ gần 43 tỷ đồng lên gấp đôi là gần 84 tỷ đồng tỷ đồng.

+ Dự án thành phần “Khu tưởng niệm các vua Hùng - giai đoạn 1” thuộc dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc chậm tiến độ gần 3 năm nên đã đội vốn đầu tư từ 108 tỷ đồng lên thành 234 tỷ đồng.

Ngoài ra còn có nhiều dự án lớn nhỏ khác do chậm tiến độ thi công mà phải nâng vốn đầu tư, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. những nguyên nhân chính của việc trễ tiến độ của các công trình hạ tầng trên là thủ tục đầu tư quá phức tạp, chủ đầu tư yếu kém, giải phóng mặt bằng khó khăn…

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w