Về chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư và xây dựng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 49 - 52)

1 Theo QĐ số 353/QĐ-TTg ngày 23/09/2008, hệ thống 5 khu kinh tế ven biển

2.3.1.3.1 Về chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư và xây dựng

Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy rằng, nếu cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng đồng bộ, chặt chẽ, không mang tính khép kín trong nội bộ một Bộ, một nghành; ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc chấp hành các chỉ thị, Nghị quyết, các cơ chế chính sách về đầu tư và xây dựng cơ bản một cách nhất quán; phẩm chất đạo đức và năng lực của cán bộ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng được nâng cao; chất lượng công tác quy hoạch, công tác tư vấn đầu tư và xây dựng, công tác giám sát, đánh giá, thanh tra, kiểm tra được cải thiện.... thì thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng được hạn chế rất nhiều.Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều

Nghị quyết, chỉ thị và trực tiếp chỉ đạo các Bộ, các ngành, các cấp khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng các luật như: Luật Đầu tư, Luật Đấu Thầu; Luật Tiết Kiệm, chống lãng phí; Luật Chống tham nhũng.... trình Quốc hội xem xét thông qua. Nội dung các luật này đều có các quy định rõ ràng, cụ thể liên quan đến vấn đề chống thất thoát, lãng phí, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển.

Ngoài ra, một số Bộ, ngành cũng đã rà soát, soạn thảo; bổ sung một số cơ chế phù hợp; ban hành một số Quyết định, Chỉ thị, Thông tư nhằm ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản:

- Bộ Xây dựng đã ban hành 19 quyết định, 6 chỉ thị, 10 thông tư tập trung vào những vấn đề bức xúc, cấp thiết như chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản; tăng cường kiểm tra chất lượng các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước; hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình; biên soạn 7 quy chuẩn và 66 tiêu chuẩn xây dựng mới; ban hành định mức chi phí quy hoạch xây dựng, phương pháp xây dựng giá cả máy móc và thiết bị thi công và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác.

Mới đây nhất, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 284/QĐ-BXD ngày 20/03/2013 về việc ban hành chương trình hành động về tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Xây Dựng.

-Bộ Tài Chính đã xây dựng những quy chế, chế tài tăng cường quản lý tài chính công, nhất là trong quản lý việc cấp phát, thanh toán vốn đầu tư, đấu thầu mua sắm tài sản công...

Chế định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm cá nhân trong từng khâu của quá trình đầu tư đã được bổ sung và quy định rõ ràng hơn trong các văn bản pháp quy về đầu tư và xây dựng. Những sai phạm trong quản lý đầu tư và xây dựng được đánh giá công bằng, khách quan qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát... Cơ chế trách nhiệm

cá nhân được quy định trong các điều khoản của pháp luật và xử lý nghiêm minh, triệt để tuỳ theo mức độ, bằng biện pháp hành chính, hình sự và bồi hoàn thiệt hại vật chất.

Công tác giám sát, đánh giá, thanh tra đầu tư đã được chú trọng. Qua công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã phát hiện ra các ưu điểm và tồn tại của dự án, từ đó kiến nghị các biện pháp khắc phục nhược điểm, bảo đảm việc thực hiện dự án theo quy định hiện hành. Nhiều trong số các dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh cơ chế chính sách, các giải pháp cụ thể do chủ đầu tư và các cơ quan tham gia giám sát kiến nghị, tạo điều kiện để thực hiện dự án có kết quả. Kết quả nêu trên đã giúp các ngành, địa phương, các chủ đầu tư khắc phục kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án có hiệu quả, đúng quy định.

Trong những năm vừa qua, việc thành lập và hoàn thiện hệ thống thanh tra đầu tư đã được tiến hành nhanh chóng, kịp thời trên phạm vi cả nước nhằm tạo nên một mạng lưới đồng bộ, hoạt động bước đầu có hiệu quả. Thanh tra các Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố tuy mới được thành lập, lực lượng cán bộ, kinh nghiệm chuyên môn còn thiếu và yếu nhưng đã nhanh chóng khắc phục khó khăn, tích cực triển khai hoạt động, nhất là việc thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng. Qua thanh tra và kiểm tra các dự án đầu tư, tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng vẫn còn rất bức xúc. Nhiều vụ tiêu cực trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng đã được thanh tra, kiểm tra và có những kết luận cụ thể. Trách nhiệm cá nhân trong từng vụ việc gây ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng đã được phân định, làm rõ và đang xử lý trước pháp luật.

Một số vụ việc như vụ tiêu cực trong ngành dầu khí về quản lý đầu sư xây dựng cơ bản và kinh doanh dịch vụ đã làm thiệt hại cho nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, vụ tiêu cực trong ngành Điện lực về việc thay điện kế điện tử kém chất lượng ở Công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. Những vụ việc “rút ruột công trình” một số công trình xây dựng cơ bản ở nhiều nơi trong cả nước, đã và đang được xử lý nghiêm khắc trước pháp luật, nhưng những vụ việc tiêu cực đó đã làm nhức nhối, vẩn đục trong cơ

quan quản lý điều hành lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; làm mất lòng tin đối với nhân dân.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w