Không có nguồn vốn chắc chắn không đầu tư.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 95 - 98)

Đây là vấn đề rất quan trọng, cho phép khắc phục tình trạng đầu tư dở dang, các công trình kéo dài hoặc không phát huy hiệu quả đầu tư, giảm, lãng phí vốn nhà nước. Đồng thời góp phần giảm phát trong điều kiện chỉ số giá tiêu dùng đang có xu hướng biến động tăng.

 Vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển phải được các cơ quan dân cử bàn, quyết định, tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và thực hiện các chương trình quốc gia, đặc biệt là chương trình hỗ trợ cho sự phát triển các vùng có nhiều khó khăn cần có quy định cụ thể những loại dự án đầu tư cần trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp xét duyệt chủ trương đầu tư theo một quy trình chặt chẽ.

 Tích cực giải quyết nợ tồn đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản; chính quyền địa phương đã khởi công xây dựng công trình khi dự án chưa được duyệt, dựa vào huy động vốn của nhà thầu, nay phải dành một phần ngân sách hàng năm để trả nợ và không được tái diễn cách đầu tư tuỳ tiện này. Nghiêm cấm các ngành, các cấp ra quyết định đầu tư bằng vốn nhà nước khi chưa xác định rõ nguồn vốn để thực hiện. Riêng về những công trình dựa vào huy động bằng trái phiếu, phải có dự án sẵn sàng, đích đáng rồi mới phát hành trái phiếu.

 Nhanh chóng bổ sung quy chế đấu thầu, chuẩn bị trình pháp lệnh đấu thầu mua sắm tài sản công, ban hành quy chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và sẽ cùng với các cơ quan của Quốc hội xây dựng quy chế đảm bảo cho các cơ quan dân cử và nhân dân giám sát công trình đầu tư của nhà nước một cách thiết thực, có hiệu quả, ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, rút ruột công trình. Chỉ đạo thực hiện các quy định đã ban hành một cách nghiêm ngặt với chế độ trách nhiệm rõ ràng. Tăng cường các cơ quan làm nhiệm vụ thanh tra, điều tra, kết luận những trường hợp sai phạm để xử lý nghiêm minh.

3.1.2 Đổi mới công tác quy hoạch đầu tư, bảo đảm nguồn vốn NSNN được đầu tưđúng, phù hợp với kế hoạch, quy hoạch phát triển KTXH của đất nước. đúng, phù hợp với kế hoạch, quy hoạch phát triển KTXH của đất nước.

Trong hoạt động đầu tư nói chung, đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước nói riêng, công tác quy hoạch có vai trò là cơ sở, là yếu tố bảo đảm đầu tư đúng, phù hợp. Tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư không đúng .... dẫn đến các công trình dở dang, lãng phí vốn, nguyên nhân đầu tiên là do quy hoạch chưa chính xác. Nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong công tác quản lý cần đổi mới, hoàn thiện công tác quy hoạch. Những giải pháp chủ yếu đổi mới công tác quy hoạch xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước:

 Nhanh chóng tạo khung pháp lý cho công tác quy hoạch, sớm ban hành các văn bản về quản lý nhà nước đối với quy hoạch, trước hết là nghị định về quản lý quy hoạch, phân biệt rõ giữa quy hoạch có hiệu lực pháp lý “quy hoạch cứng” và quy hoạch có tính định hướng “quy hoạch mềm”; quyết định của Thủ tướng chính phủ về các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế quốc dân cần được lập và phê duyệt quy hoạch.

 Đổi mới nội dung và phương pháp lập quy hoạch phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo và cung cấp thông tin cho các ngành, các địa phương phục vụ công tác quy hoạch (nhất là dự báo và cung cấp thông tin kinh tế, thị trường, khoa học và công nghệ...). Bảo đảm quy hoạch sẽ là văn bản định hướng cho đầu tư và kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Kết hợp giữa quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch phát triển ngành với quy hoạch sử dụng đất.

Rà soát các quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm để loại bỏ những trường hợp lợi dụng quy hoạch để độc quyền đầu tư; bảo đảm sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; sản xuất hàng hoá chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Các quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng bảo đảm các căn cứ khoa học, đầy đủ và vững chắc; quy hoạch có tầm nhìn xa, dài hạn, giảm thiểu những thay đổi, điều chỉnh lớn, gây lãng phí...

 Chấn chỉnh công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch ở tất cả các ngành, các cấp. Bộ Xây dựng cần thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 29/2003/CT-TTg ngày 23/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. Theo chỉ thị này, bộ Xây dựng cần triển khai phân bổ vốn đầu tư và giao cho các cơ sở thực hiện theo các nguyên tắc:

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w