1 Các Bộ, cơ quan Trung ương khoảng 900 tỷ đồng; các địa phương khoảng 2.957,7 tỷ đồng
2.2.1.6.1 Về công tác giám sát và đánh giá đầu tư
Năm 2005, công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã được tăng cường ở tất cả các cấp, các ngành và đã đạt được những kết quả nhất định. Ngay từ những tháng đầu năm, Hội nghị toàn quốc về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã tổ chức cho gần 2000 đại biểu đại diện cho các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, các tổng công ty và một số ban quản lý dự án tham gia thảo luận, đánh giá tình hình, phân tích những tồn tại, thiếu sót trong lĩnh vực giám sát đánh giá đầu tư; đồng thời đề xuất các biện pháp tăng cường hoạt động này trong thời gian tới.
Thấy rõ ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực giám sát đánh giá đầu tư; nhiều địa phương, các Bộ, ngành và phần lớn là các tổng công ty đã thành lập các đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ này. Hoạt động giám sát và đánh giá đầu tư đã dần đi vào nề nếp, đặc biệt là công tác giám sát và đánh giá đầu tư đối với các dự án nhóm A đã được các chủ đầu tư quan tâm hơn so với trước đây.
Mặt khác, các Bộ, các ngành, địa phương đã khẩn trương triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về giám sát đầu tư của cộng đồng trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng (Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005); tập trung vào các nội dung giám sát như theo dõi, đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy
sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp,.... kế hoạch đầu tư có liên quan đến địa bàn theo quy định của pháp luật. Theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định của chủ đầu tư về: chỉ giới đất đai và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc xây dựng; xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; tiến độ, kế hoạch đầu tư. Theo dõi, phát hiện những việc làm xâm phạm đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án. Giám sát, phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án; kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tư và loại vật tư đúng quy định trong quá trình thực hiện đầu tư dự án; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình.
Hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử, công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng được tiến hành thường xuyên, đã phát hiện nhiều vấn đề tồn tại trong cơ chế quản lý, nhiều sai phạm trong quá trình đầu tư và có những kiến nghị cụ thể để xử lý vi phạm, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã được quan tâm, và tiến hành thường xuyên thông qua giám sát chung việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và HĐND về kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN, giám sát chuyên đề, giám sát thực hiện dự án. Kết quả giám sát đã góp phần đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về các cơ chế, chính sách như việc xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy thủy điện Sơn La, các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội các công trình giao thông, thoát nước tại TP.HCM và các dự án, công trình ở nhiều địa phương khác.
Trong những năm 2007 – nay, Nhà nước ta không ngừng ban hành Thông tư, nghị định quy định về công tác giám sát chất lượng dự án, công trình như: Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12; Nghị định số 113/2009/NĐ-CP về
giám sát và đánh giá đầu tư;…. các quy định về thành lập ban quản lý dự án cũng như chi phí quản lý dự án.
Công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã được tăng cường ở tất cả các cấp, các ngành và đã đạt được kết quả bước đầu. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc giám sát và đánh giá lại công tác đầu tư, đồng thời nắm bắt tình hình, phân tích những tồn tại và hạn chế, đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn.