Xây dựng lộ trình xoá bỏ tình trạng khép kín hiện nay.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 100 - 104)

Thứ hai: Kiên quyết tập trung đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm để nhanh chóng đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả kinh tế. Các Bộ, Ngành, địa phương cần rà soát và xây dựng chương trình đầu tư bằng vốn ngân sách cho thật hiệu quả, đúng đối tượng; vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước và nguồn vốn tín dụng ưu đãi sẽ tập trung hỗ trợ cho chương trình giống cây con, cho việc đổi mới và áp dụng các công nghệ hiện đại vào chuyển dịch cơ cấu sản xuất; ưu tiên cân đối vốn cho các cơ sở hạ tầng cần thiết thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng vùng, từng ngành.

Thứ ba: Nâng cao trách nhiệm của các Bộ, các ngành các cấp trong việc xây dựng và điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nứơc.

Một là: Trên tầm vĩ mô, Chính phủ chỉ đạo xây dựng chương trình đầu tư dài

hạn (5 năm) dựa vào bảng cân đối tổng hợp về nguồn vốn huy động tron kỳ kế hoạch. Chương trình đầu tư đó được cụ thể hoá từng năm, dựa vào cân đối nguồn vốn hàng năm; đặc biệt là nguồn vốn nhà nước, để xác định mục tiêu đầu tư; tránh tình trạng mục tiêu thì nhiều trong khi khả năng nguồn vốn hạn chế, làm mất cân đối ngay từ khâu kế hoạch.

Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành và địa phương cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp chống dàn trải, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư; hoàn thiện các chế tài để xử lý nghiêm khắc những người lợi dụng chức vụ; quyền hạn để tư lợi trong công tác quản lý đầu tư; đôn đốc các Bộ, Ngành và địa phương thực hiện các kiến nghị do các cơ quan thanh tra nêu ra và đã được cấp có thẩm quyền kết luận để thực hiện.

Hai là: Đối với các Bộ tham mưu tổng hợp (như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ

Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước) cần tăng cường dự báo về khả năng huy động nguồn vốn, xây dựng định hướng các cơ chế chính sách đầu tư; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình đầu tư xây dựng, quy trình và thủ tục giải ngân, nhất là nguồn vốn ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách. Có trách nhiệm bảo đảm nguồn vốn của ngân sách theo tiến độ đầu tư trong kế hoạch được duyệt

Ba là: Đối với các Bộ, Ngành và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố;

theo sự phân cấp quản lý về đầu tư và xây dựng hiện hành, cần đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng quản lý ngành trong lĩnh vực đầu tư phát triển; chịu trách nhiệm về quy hoạch, về chủ trương đầu tư; phân cấp cho các cơ sở trong Bộ, trong ngành, trong tỉnh, thành phố quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn của Nhà nước.

Thứ tư: Qui định trách nhiệm cụ thể về vai trò tham ưu cũng như quản lý của

các cơ quan từ Chính phủ đến các doanh nghiệp trong việc quản lý đầu tư và vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.

Để khắc phục được những tồn tại đã nêu ở trên, một số giải pháp sau cần được thực hiện:

Một là: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến quản lý đầu tư. Sớm chuẩn bị nghị định về quản lý đầu tư thống nhất và ban hành trong đầu năm 2005 thay cho các văn bản cũ còn có điểm chưa phù hợp hoặc chồng chéo với các văn bản khác để thích ứng với cơ chế mới. Chính phủ sớm thông qua nghị định về lập và quản lý quy hoạch để làm căn cứ cho việc nâng cao chất lượng của công tác xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch vùng lãnh thổ, địa phương và quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch sản phẩm, dịch vụ quan trọng nhất.

Hai là: Nâng cao ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức, kết hợp với việc đẩy mạnh sinh hoạt công khai, dân chủ ở cơ sở và công tác thanh tra, giám sát của cả hệ thống chính trị, của cơ quan quản lý, của nhân dân, cũng như thực thi các chế tài đủ mạnh để đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng.

Ba là: Nhanh chóng hình thành quy trình chặt chẽ và công khai về xây dựng, phê duyệt và quản lý các quy hoạch, dự án đầu tư, phân bổ kế hoạch đầu tư, quản lý nguồn vốn trong các ngành, các cấp từ trung ương đến các Bộ, Ngành, địa phương, các ban quản lý dự án; tăng cường tính công khai dân chủ với sự tham gia giám sát của cộng đồng.

Bốn là: Thường xuyên và công khai báo cáo về quá trình thực hiện đầu tư trong tất cả các giai đoạn, ở tất cả các ngành, các cấp để nhân dân, các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị xã hội có điều kiện giám sát, kiểm tra chéo, để xử lý kịp thời và đúng mức theo pháp luật các sai phạm và biểu dương thích đáng các gương tốt trong việc thực thi nhiệm vụ đầu tư ở các ngành, các cấp.

3.1.5 Đổi mới cơ chế giám sát, thanh tra kiểm toán đối với hoạt động đầu tư từ nguồn vốn NSNN. nguồn vốn NSNN.

Luật ngân sách nhà nước cũng như các văn bản pháp quy liên quan đến đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đã quy định rất chặt chẽ quy trình, cơ chế quản lý từ khâu sáng kiến dự án, lập kế hoạch, xét duyệt, thẩm định kế hoạch, dự án đến khâu cấp phát quản lý vốn và quyết toán. Nói chung về quy trình thủ tục đại bộ phận các cơ quan đơn vị liên quan đều tuân thủ một cách nghiêm túc. Tuy nhiên như trong báo cáo của Chính phủ về quản lý đầu tư do Bộ trưởng Võ Hồng Phúc trình bày trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XII ngày 25-10-2004 nhiều khi còn mang tính hình thức, đầu tư còn dàn trải, theo cảm tính, thất thoát còn lớn, hiện tượng tiêu cực, tham nhũng xảy ra, nguồn vốn ngân sách nhà nước chưa được sử dụng có hiệu quả.... Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn nhiều bất cập, chưa đủ chủ động trong việc phát hiện, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong đầu tư, sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Vì vậy, trong hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần thiết phải đổi mới cơ chế giám sát, kiểm tra, kiểm toán đối với hoạt động này.

Thứ nhất: Đổi mới công tác kiểm tra đối với hoạt động đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Kiểm tra là chức năng chủ yếu của quản lý, đặc biệt là đối với quản lý tài chính. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng:

+ Là vũ khí để đảm bảo chất lượng công việc, chống tiêu cực thất thoát trong đầu tư.

+ Ngăn ngừa, phát hiện các sai sót trong lập kế hoạch dự toán đầu tư, bảo đảm chất lượng đầu tư, chống tiêu cực, tham nhũng.

+ Thúc đẩy việc khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

+ Bảo đảm thi hành đúng đắn, nghiêm túc các quy định của nhà nước trong đầu tư, sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

+ Góp phần thúc đầy việc thực hiện kỷ cương, trật tự trong đầu tư và sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, làm lành mạnh hoá các quan hệ tài chính.

Theo tinh thần nghị định 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w